Cập nhật mới March 13th, 2018 8:06 AM
Jul 12, 2015 thegioiphatphap Tìm hiểu Phật Pháp, Đàm luận Phật Pháp 0
Đạo Phật là đạo của sự sống, vì bản chất của nó vốn bàng bạc hòa lẫn với đời như nước với sữa. Do đó mà chúng ta phải khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, đạo Phật ở ngay trong cuộc đời như nước với sóng. Có điều là con người nhìn nhận và ứng dụng đạo Phật như thế nào để đúng với tôn chỉ mà đấng Giác ngộ Mâu Ni muốn gửi gắm cho nhân loại mà thôi. Chứ không nên hiểu lầm mà cho rằng: “đạo Phật đi vào cuộc đời”. Chỉ có mấy cái đạo thần quyền, cuồng tín mới ở ngoài cuộc đời, trên đời và tách đời nên phải đi vào; còn đạo Phật thì ở ngay trong đời thì làm gì có chuyện là vào với không vào.
Có điều, xưa nay phần lớn người ta ngộ nhận về giá trị và địa vị của đạo Phật, từ nhiều góc độ khác nhau trên các lĩnh vực cũng như các tầng lớp nhận thức, nên họ đã miễn cưỡng gán ghép, hoặc chắp vá thành một cái gọi là đạo Phật theo thiên ý của họ để rồi làm cho đạo Phật bị biến chất theo năm tháng hoặc tự trở thành xa cách và không gần gũi với cuộc đời để làm lợi ích cho đời thoát khổ. Hoặc có tầng lớp người dễ thương hơn là hiểu và đến với đạo Phật theo kiểu mê tín, dị đoan, thần quyền… nên tự thân của họ cũng không thể nào nhấm nháp được cái hương vị ngon ngọt tuyệt vời của giáo lý giải thoát; mà có chăng cũng chỉ thưởng thức cái bánh vẽ hay thấy người ta trình chiếu trên ti vi mà thôi.
Chúng ta phải biết rằng, đạo Phật là đạo như thật nên nó luôn luôn vận hành và được chi phối theo định luật “nhân duyên quả” của nó. Do đó mà bạn muốn ăn cay thì phải gieo ớt, muốn ăn chua thì phải trồng chanh, ăn ngọt thì phải trồng cam…
Có bốn hạng người dưới đây thường gặp trong thế gian:
– Hạng người thứ nhất là thiếu sự hiểu biết hoặc giả không biết về tính chất cao cả của lời Phật dạy, hay không nắm bắt được luật vận hành “nhân duyên quả”, nên họ xem đạo Phật như là một cái gì đó rất bình thường mà thôi, không cần hay biết hay học hỏi để ứng dụng vào đời sống gì cả.
– Hạng người thứ hai tuy thấy được giá trị cao cả tuyệt vời của đạo Phật, nhưng họ vẫn bất động không dám đánh đổi cái thói thường tham đắm ngũ dục. Hạng người này thấy những người tu ăn chay, giữ giới, tri túc, công phu bái sám v.v… họ rất kính nể. Và chỉ biết đem cái hiểu, cái biết và cái khâm phục kính nể đó lên trên bàn thờ để tôn kính chơi vậy thôi.
– Hạng người thứ ba này lại khác với hai hạng trên; loại người này chỉ nhìn thấy phong cách, thái độ vụng về thiếu uy nghi, cũng như những thất bại của hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Phật, nên cái nhìn của họ trở thành ảm đạm, u ám, không có gì cao đẹp và thiết thực hiện tại đối với họ. Do đó mà hạng người này xem đạo Phật như là một món hàng hay công cụ để dành cho một số người kinh doanh tránh đời hay chán đời nương náu chả hơn chả kém.
– Còn hạng người thứ tư này sở dĩ họ không nhấm nháp hay hơi hưởng tí nào mùi vị giải thoát của đạo Phật là vì họ thiếu “nhân duyên quả” hay nói một cách dễ hiểu là thiếu phước.
Lại có những hạng người Phật tử đã quy y tam bảo, biết được nhiều ít giáo lý nhân quả thiện ác của đạo nhưng lại không chịu tinh tấn tu tập để nuôi dưỡng cây bồ đề ngày mỗi thêm lớn mạnh. Mà ngược lại là họ đổ thừa cho đủ thứ, nào là bận rộn công việc làm ăn không tu được, nào là bệnh hoạn, bận học, gia duyên ràng buộc hay nghèo quá nên không tu được v.v…
Chúng ta hãy cùng nhau minh định lại vấn đề xem những vấn đề đó có lý hay không đối với đạo Phật.
Nếu đạo Phật bắt mỗi người tu theo Phật là phải đóng mỗi tháng năm hay mười ngàn thì đúng là Phật tử nhà nghèo hay người nào không có tiền sẽ không tu được. Đằng này đạo Phật không những không bắt buộc ai phải đóng góp đồng nào mà thậm chí nếu có mạnh thường quân phát tâm thì còn dành dụm để chia sẻ cho những người cùng thiếu để họ “có thực mới vực được đạo”.
Nếu bảo rằng mỗi người Phật tử mỗi ngày phải ngồi thiền hay tụng kinh mấy giờ thì đúng là những ai bận rộn với công việc làm ăn sẽ không tu được. Vì thời gian đâu, làm “tối mặt tắt đèn” mà có người vẫn không kiếm ra miếng cơm manh áo thì cũng đúng đi cho. Đằng này đạo Phật không bao giờ đưa ra một mô hình như vậy để bắt buộc ai bao giờ; có chăng cũng chỉ để khuyến nhắc những người Phật tử nào có thời gian cố mà công phu hơn lên mà thôi. Vì đức Phật dạy cho chúng ta rất nhiều cách thức tu tập, người rảnh rỗi thì tu theo cách rảnh rỗi, người bận rộn thì tu theo kiểu của người bận rộn; người tu thiền thì công phu theo cách của người tu thiền; người tu theo pháp môn tịnh độ thì cũng hành trì theo lối tu của mình. Có điều là phải nắm rõ pháp môn mà mình đã chọn để ứng dụng vào đời sống hiện tại một cách nhẹ nhàng mà rất kết quả mà thôi.
Ví dụ người tu thiền thì tham thoại đầu, theo dõi hơi thở vào ra, tri vọng hay quán lý vô thường, khổ, không, vô ngã… trong mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi, rửa chén, làm việc… còn người tu theo pháp môn niệm Phật thì Phật dạy cũng có nhiều cách để hành trì, nhưng chung qui là cuốc đất, trồng rau, nhổ cỏ, hay đi, lại, xuống, lên, vào công ra sở… thì cũng cố gắng giữ lấy sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” để tập cho thân an tâm yên là được và giả dụ bệnh hoạn nằm liệt trên giường một mình, con cháu bận rộn hay gì đó không tới lui chăm sóc thăm viếng thì ta đem câu niệm Phật ra để niệm và chỉ nhớ Phật thôi chứ không phải nằm đó mà trách móc, buồn phiền, than thân trách phận.
Như vậy là tu tập được thiết thực và hữu hiệu mà không tốn kém hay mệt nhọc gì cả. Đức Phật dạy:
“Điều thiện ở đâu cũng có nên ở đâu cũng phải làm
Điều ác ở đâu cũng có nên ở đâu cũng phải diệt”.
Vậy, thời gian nào cũng là thời gian quý nên chúng ta cần phải nỗ lực tận dụng tu tập để cây hoa trái thương yêu và hiểu biết ngày mỗi thêm đơm hoa thơm kết trái ngọt hiến dâng cho đời trong đó chính ta là người thừa hưởng trước tiên.
Đạo Phật là đạo của mọi người, vì mọi người và cho mọi người. Đạo Phật ở ngay trong lòng người chứ không phải ở ngoài con người mà có. Do đó mỗi hành động và cử chỉ của chúng ta mà biết tỉnh thức, chánh niệm quay về với thực tại nhiệm mầu thì đó là đích thực đạo Phật rồi. Và từ đó mà chúng ta thừa hưởng được hương hoa mầu nhiệm của đạo tỉnh giác./.
Thích Thông Việt
Nov 14, 2017 0
Jul 19, 2017 0
Jul 14, 2017 0
Jun 22, 2015 0
Jan 26, 2018 0
Jul 11, 2017 0
Apr 05, 2017 0
Mar 26, 2017 0
Mar 13, 2018 0
I- Tổng quan về khu du lịch Trúc Lâm Viên ở Đà Lạt: Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ...Apr 20, 2016 0
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ...Mar 25, 2016 0
Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa...Mar 21, 2015 0
Kính thưa cùng với Thầy! Vào thư con xin Thầy...Jan 13, 2015 0
Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu...Jan 13, 2015 0
Kính thưa chư vị đồng học, Hôm qua chúng tôi...