Cập nhật mới March 13th, 2018 8:06 AM
Apr 10, 2016 thegioiphatphap Giáo Pháp 0
Trong các kinh, đức Phật thường dạy thế gian vô thường là khổ. Như kinh Bát Đại Nhân giác đức Phật có dạy: Đệ nhất giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu; như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.
Dịch Nghĩa: Điều giác ngộ thứ nhất: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội; nếu quán sát như thế, lần lần lìa sinh tử.
Bởi vì thế cho nên người Phật tử dến với đạo Phật không ngoài mục đích là tu tập cầu sự giải thoát. Thế chúng ta dựa vào đâu để tu tập? Tất nhiên là dựa trên giáo pháp mà đức Phật đã dạy. Bởi vì giáo pháp của đức Phật như vẫn thường được ví dụ trong kinh điển không gì khác hơn là con thuyền đưa đến bờ bên kia, là ngón tay chỉ mặt trăng hay nói cách khác là con đường đưa đến sự chấm dứt đau khổ để đạt đến sự an lạc giải thoát. Thế nhưng, giáo pháp của đức Phật thì bao la rất nhiều chúng ta phải lần lượt tu tập từ những pháp môn căn bản. Mà giáo pháp căn bản nhất chính là ba mươi bảy phẩm trợ đạo đã được đức Phật đã nói trong lần chuyển pháp luân đầu tiên.
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, đức Phật đã đi đến vườn Lộc Uyễn nơi thành Ba la nại và chuyển pháp luân đầu tiên chỉ ra bốn sự thật của cuộc đời đó là Tứ diệu đế bao gồm:
1. Khổ đế: chỉ ra sự thật khổ đau và vô thường của con người
2. Tập đế: chỉ ra nguyên nhân của khổ đau
3. Diệt đế: sự chấm dứt đau khổ
4. Đạo đế: tức là con đường hay phương pháp đưa đến sự chấm dứt đau khổ.
Con đường ấy chính là ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà chúng ta cần phải tu tập để chấm dứt đau khổ. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo bao gồm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, Bát chánh đạo.
Trong phạm vi bài viết ngắn này xin được trình bày đôi chút về sự tu tập Tứ Chánh Cần, thiết nghĩ cũng rất cần thiết cho người Phật tử đang trên bước đường tu tập.
Tứ chánh cần là gì?
1. Tinh tấn đoạn trừ các điều ác đã sanh
2. Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa sanh
3. Tinh tấn làm tăng trưởng những điều thiện đã sanh
4. Tinh tấn làm phát sanh những điều thiện chưa sanh
Nhất tâm tinh tấn tu tập bốn pháp này gọi là tứ chánh cần, còn gọi là Tứ ý đoạn, Tứ chánh đoạn, Tứ chánh thắng. Vậy như thế nào là tu tập Tứ chánh cần? Chúng ta ứng dụng bốn sự tinh tấn này trong việc tu tập hàng ngày bằng cách quán sát các hành động từ thân, khẩu, ý của mình. Trước hết chúng ta cố gắng từ bỏ những việc làm không tốt phát xuất từ thân, khẩu, ý đã tạo ra. Tự nhìn lại nếu thấy thân mình làm những việc mà không đúng với lời Phật dạy thì dứt khóat từ nay ta phải từ bỏ. Ví dụ như mình đã làm một việc gì đó có lỗi thì mình quyết tâm không tái phạm. Nếu miệng dùng những lời nói không đúng chánh pháp thì cũng phải từ bỏ ngay không nói nữa. Nếu ý có những suy nghĩ những điều ác để hại người khác thì phải cố gắng dẹp bỏ những ý nghĩ xấu đó đi. Đó gọi là tinh tấn đoạn trừ các điều ác đã sanh. Tiếp theo là những hành động nào không tốt mà từ thân, khẩu, ý từ trước đến nay chưa tạo ra thì từ nay áp dụng giáo pháp mà đức Phật đã dạy vào trong đời sống tu tập ngăn ngừa những việc ác chưa phát sinh ra ngay từ trong ý nghĩ đừng cho nó phát sanh. Đó gọi là tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa sanh. Tiếp theo nữa là cố gắng tiếp tục làm những việc làm có hữu ích mà từ trước đến bây giờ mình đã làm và làm nhiều hơn nữa bất cứ việc gì mà mình có thể, dù cho đó là việc rất nhỏ nhưng mang lại lợi ích cho người khác. Đó gọi là tinh tấn làm tăng trưởng những điều thiện đã sanh. Và cuối cùng là cố gắng tạo cơ hội làm những việc có lợi ích mà mình chưa làm. Có những việc làm hữu ích cho mọi người mà trước đây mình chưa có cơ hội làm thì bây giờ mình bắt đầu. Nói cách khác là khơi dậy những việc làm thiện chưa phát sinh làm cho chúng phát sinh ra trong tự ý và thể hiện ra ngoài bằng những hành động của thân Đó gọi là tinh tấn làm phát sanh những điều thiện chưa sanh. Như vậy tu tập Tứ chánh cần không có gì khó khăn mà chỉ là quán sát lại những hành động trong cuộc sống hàng ngày tạo ra từ thân, khẩu, ý và cố gắng thực hành theo lời đức Phật dạy hay nói cách khác là giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh đừng để phiền não tham, sân, si nổi lên.
Qua phần trình bày trên, tóm lại vấn đề ta thấy rằng Tứ chánh cần là một phương pháp tu cần thiết cho những ai đang trên bước đường tu tập giải thoát. Vì thế mà đức Phật đã xếp vào hàng pháp môn căn bản đưa chúng sanh đến bờ giải thoát an lạc. Cho nên người tu học không thể không tu pháp này.
thegioiphathap-Minh Sang (http://www.tuantemple.org/trang-phat-phap/tutaptuchanhcan)
Nov 14, 2017 0
Jul 19, 2017 0
Dec 04, 2016 0
Jun 20, 2015 0
Oct 23, 2017 0
Oct 23, 2017 0
Sep 01, 2017 0
Jul 03, 2015 0
Mar 13, 2018 0
I- Tổng quan về khu du lịch Trúc Lâm Viên ở Đà Lạt: Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ...Apr 20, 2016 0
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ...Mar 25, 2016 0
Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa...Mar 21, 2015 0
Kính thưa cùng với Thầy! Vào thư con xin Thầy...Jan 13, 2015 0
Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu...Jan 13, 2015 0
Kính thưa chư vị đồng học, Hôm qua chúng tôi...