Cập nhật mới March 13th, 2018 8:06 AM
Apr 02, 2015 thegioiphatphap Tìm hiểu Phật Pháp 0
Tìm hiểu thực tế nơi con người, chúng ta cảm nhận được rằng: do nghiệp khác nhau, nên mỗi ng có thân tướng, tâm hồn và sự sống chẳng đồng nhau. Từ đó, có hiện tượng kẻ xấu, người đẹp, kẻ sang người hèn, kẻ giàu người nghèo, kẻ trí thức người ngu, kẻ khổ đau người hạnh phúc.
Tất cả đều từ gieo nhân của mỗi người.
Cho là còn, có mất đâu
Gieo nhân hái quả cũng thâu về mình,
Tất cả của cải vật chất ở thế gian này, con người sẽ bỏ lại hết khi nhắm mắt xuôi tay, chỉ đem theo thiện nghiệp (phước đức) và ác nghiệp (tội lỗi). Vì vậy chúng ta phải có cái nhìn sáng suốt để chọn cho mình cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào, tốt hay xấu được quyết định từ những việc chúng ta làm ngay bây giờ. Việc thường xuyên gieo trồng nghiệp tốt, không làm việc ác chuẩn bị cho hiện đời và vị lai thọ hưởng quả báo an lành hạnh phúc rất cần thiết, chớ nên xem nhẹ.
Nếu chúng ta không làm phước mà muốn có phước thì không thể đượcc: “Làm phước sẽ có phước, hưởng phước sẽ hết phước”. Xác định điều này, mỗi Phật tử phải nên cố gắng tập gieo phước đức hàng ngày, vì sống có phước đức thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
Phật dạy pháp bố thí
Giúp ta gieo bòn phước
Giúp bỏ tham sân si
để an vui giải thoát.
*Bố thí nghĩa là gì?
Bố nghĩa là cùng khắp
Thí là dâng tặng cúng
Dâng, tặng cúng cùng khắp
Gọi là hạnh bố thí.
Con người có lòng tham không đáy nên tạo gây nhiều đau khổ cho nhau nên cứ mãi sống trong tâm trạng bất an, dễ ty. hiềm, hay thù hận. Vì vậy phải tập bố thí, chính là thể hiện sự cảm thông chia sẻ với cái khó của những ng xung quanh, bớt lòng vị kỷ và tăng lòng thương ng, làm lơị ích cho con người, từ đó lòng tham sẽ nhẹ dần, lòng ích kỷ, tật đó nhỏ nhen cũng không có cơ hội tăng trưởng…
Biết rõ gốc nghèo khổ
Từ keo kiệt mà ra
Muốn không sầu, nghèo, oán
Hạnh bố thí cần chuyên
Mình có đọc được 1 câu chuyện kể rằng: Một vị A La Hán trên đường đi gặp một bà già nghèo, bà đã than thở rằng:
– Bạch Đại Đức! con đã già rồi mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc, sự sống nghèo khổ quá.
Vị A La Hán nói rằng:
– Cái nghèo khổ này có nguyên nhân, bây giờ bà hãy bán cái nghèo đi sẽ hết nghèo hết khổ.
Bà già ngạc nhiên hỏi:
– Cái nghèo khổ làm sao mà bán được? nếu có người mua con sẽ bán
– Tôi sẽ mua. Bà hãy bán cái nghèo khổ bằng cách bố thí cúng dường.
– Con nghèo quá làm sao có tiền để bố thí, cúng dường?
– Không phải giầu mới bố thí được. Bố thí vì lòng thương đối với mọi người, bố thí để diệt trừ cấu uế của tâm bỏn xẻn, bằng sự vận dụng Tâm chân chính thì quả lành sẽ đến với bà.
– Vậy, ngài hãy dạy con cách bố thí
– Bà hãy bước ra bờ sông múc 1 chén nước đem về đây, bằng sự thành tâm cúng dường bà sẽ thoát được cái nghèo.
Nghe lời chỉ dạy, bà già nghèo đi lấy nước đem về cúng dường cho vị A La Hán với tấm lòng hoan hỷ, chân thật và thành kính.
Sau khi cúng dường xong, trở về nhà. Mấy hôm sau bà qua đời.
Do công đức cúng dường y như pháp chiêu cảm quả báo tốt, bà được sinh về cõi trời. Ở cõi trời có thần thông, bà dùng thiên nhãn nhìn lại xác chết của mình thấy quá tồi tàn. Còn hiện tại mang thân 1 tiên nữ trẻ đẹp an vui, cảm nhận công đức cúng dường bà tiếp tục lập hạnh bố thí để phước đức được tăng trưởng.
Đây là câu chuyện đơn giản mà sâu sắc. Con người khi sinh ra có sự bất đồng về giầu nghèo, sang hèn, đẹp xấu… Đây là do chúng ta đời trước làm lành mà thọ quả xấu tốt khác nhau.
Vì vậy, người biết đượcc lẽ này sẽ không oán trách người hay tự dằn vặt mình mà cố gắng cải đổi vận mệnh, Tập sống có ý nghĩa để tăng trưởng phước đức, thoát khỏi cảnh cơ cực.
Chúng ta là những người tu học theo hạnh của Đức Phật, thấy người khổ cũng như mình khổ, phải tìm cách cứu giúp họ. Làm sao cho mọi người hết khổ, được an vui, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Mạng sống của con người ngắn ngủi, của cải là giả tạm, chúng ta phải biết vận dụng thời gian, của cải để làm lợi ích cho con người theo tinh thần vô ngã, vị tha mà Đức Phật đã dạy:
Vì thương người mà thí
Vì hy sinh mà thí
Vì bổn phận mà thí
Vì giác ngộ mà thí
Vật thực mình làm ra
Khi thấy người thiếu hụt
Dâng tặng cúng cho người
Được gọi là tài thí
Như thức ăn đồ mặc
Tiền, xe, ruộng, nhà cửa
Dâng tặng cúng cho người
Là hạnh cúng ngoại tài
Đem công sức mình có
Công qủa giúp chúng sanh
Được lợi ích an vui
Là bố thí nội tài
Nghèo hèn sanh tiết kiệm
Tiết kiệm nên giàu có
Giầu có sanh kiêu sa
Kiêu sa ắt nghèo hèn
Khởi đầu hạnh bố thí
Bằng tấm lòng thương sót
Đem vật mình có dư
Dâng cho kẻ thiếu hụt
Những gì mình đang dùng
Người khác dùng lợi hơn
Ta sẵng sàng dâng hiến
Với tấm lòng hoan hỷ
Khi bố thí cho người
Mặt, thân tâm vui vẻ
Cám ơn người thọ chí
chẳng cần cầu đáp chi
Người nhận của bố thí
Hoan hỷ vì được của
Người bố thí mừng vui
Vì gieo được phúc lành
Phát tâm nào bố thí
Tuỳ nhân quả đó cảm
Như vì vui mà thí
Sau ắt được an vui
Người người làm việc thiện
nhà nhà làm việc thiện
Chuẩn bị ngày hiện tại
Để sống có tương lai
Bố thí là ruộng phước của nhân loại, người có tâm bố thí là tập cho mình có đời sống cao thượng, sống có tương lai. Do bố thí nên đã gửi tất cả những của cải trên cánh đồng phước lành, và coi những của cải ấy được giữ gìn mãi mãi.
Khi bố thí cúng dường, vật chất tinh thần phải song đôi. Phẩm vật cúng dường phải gói kèm với tâm chân thành, hoan hỷ, phước đức mới thù thắng vi diệu.
Một thời Đức Phật ở nước La-Duyệt-Kỳ tại núi Kỳ-Xà-Quật, lúc bấy giờ vua A-Xà-Thế thỉnh đức Phật dự lễ trai tăng trong hoàng cung. Sau khi thọ trai, đức Phật trở về tịnh xá Kỳ Hoàn. Vua bèn hỏi Kỳ Bà rằng: Ta thỉnh Phật thọ trai xong, nay không biết nên làm gì? Kỳ Bà nói rằng: “Ngài nên đem đèn dầu để cúng dường Phật”. Vua bèn sai chở 100 thùng dầu về tịnh xá Kỳ Hoàn.
Một bà già rất nghèo, với tâm chí thành cúng dường đức Phật mà không có tiền. Bà thấy vua A-Xà-Thế làm công đức như vậy, rất lấy làm cảm kích. Bà xin được hai tiền, liền đi mua dầu. Chủ quán hỏi: “Bà nghèo túng, xin được hai tiền, sao không mua đồ ăn mà lại mua dầu?” Bà già đáp rằng: “Tôi nghe ở đời gặp đứp Phật rất khó, vạn kiếp mới được gặp. Tôi may mắn ra đời gặp Phật, mà chưa có dịp cúng dường. Ngày nay tôi thấy vua làm việc đại công đức, tôi tuy cùng khổ, cũng muốn cúng dường ngọn đèn để làm căn bổn cho đời sau”
Nghe vậy người chủ quán cảm phục chí nguyện của bà, liền đong thêm ba tiền thành năm tiền dầu. Bà đến trước đức Phật thắp đèn lên, tự nghĩ dầu không quá nửa đêm, bà phát nguyện rằng: “Nếu như sau này tôi chứng đạo vô thượng như đức Phật thì ngọn đèn này sẽ đỏ suốt đêm và tỏ khác thường” Phát nguyện xong, bà lễ Phật rồi ra về.
Trời sáng, đức Phật bảo ngài Mục Kiền Liên rằng: “Trời đã sáng, hãy tắt các ngọn đèn” Mục Liên vâng lời, nhưng riêng ngọn đèn của bà lão nghèo thổi ba lần nhưng không tắt, sau lấy áo cà sa mà quạt, ngọn đèn lại càng đỏ rực hơn. Đức Phật bèn bảo rằng: “Hãy dừng lại, ngọn đèn đó là hào quang công đức của một vị Phật tương lai, không thể lấy thần thông của ngươi mà diệt trừ được”
Vua A-Xà-Thế nghe thấy liền hỏi Kỳ Bà: “ta làm công đức rộng lớn thế mà Đức Phật ko thọ ký cho ta thành Phật. Mà bà chỉ thắp 1 ngọn đèn mà được thọ ký là cớ làm sao?”
Kỳ Bà đáp rằng: “ngài cúng đèn tuy nhiều mà tâm không chuyên nhất, không bằng tâm thành kính của bà đối với đức Phật.”
Một người biết tạo phước là người “đóng góp nhiều hơn hưởng thụ” Luôn nghĩ đến lợi ích của chúng sanh và làm việc nhiệt tình, hơn là chỉ nghĩ đến lợi lộc cá nhân.
Hãy bố thí thế nào mà chúng tâ cảm thấy sự đóng góp của mình đối với xã hội luôn luôn cao hơn quyền lợi thu về, được như vậy, chúng ta sẽ có phước lớn về sau. Còn kẻ chỉ muốn hưởng thụ tối đa với công sức bỏ ra, trước mắt họ có vẻ giàu sang, nhưng tương lai họ sẽ là người khốn khó vì tổn phước. Có phước không biết tiết kiệm thì sau cũng hết thôi.
Biết tạo phước, phải biết kiệm phước để lúc nào sống cũng có phước.
Hiện tại, chúng ta phải cố gắng gieo bòn từng chút phước. Có nhân thì có quả. Nếu gieo nhân ác thì phải gánh lấy quả ác. Nếu gieo thật nhiều nhân phước đức thì tương lai tốt đẹp cho chúng ta.
Chân Tâm, 6 Tháng chín 2011
Jul 11, 2017 0
Dec 04, 2016 0
Jun 21, 2016 0
Jan 30, 2016 0
Jan 26, 2018 0
Nov 14, 2017 0
Jul 14, 2017 0
Mar 26, 2017 0
Mar 13, 2018 0
I- Tổng quan về khu du lịch Trúc Lâm Viên ở Đà Lạt: Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ...Apr 20, 2016 0
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ...Mar 25, 2016 0
Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa...Mar 21, 2015 0
Kính thưa cùng với Thầy! Vào thư con xin Thầy...Jan 13, 2015 0
Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu...Jan 13, 2015 0
Kính thưa chư vị đồng học, Hôm qua chúng tôi...