Cập nhật mới March 13th, 2018 8:06 AM
Dec 20, 2015 thegioiphatphap Pháp âm, Đàm luận Phật Pháp 0
Trong sự sống chung đụng hàng ngày của nhân loại, thì sự bất hòa là điều tai hại nhất, nó đã khiến cho con người phải chia rẽ, xa cách. Nhận biết được tầm nguy hại của sự bất hòa cũng như những lợi ích của đức tính nhu hòa rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống tập thể nên đức Phật đã chế ra phép Lục Hòa cho các hàng đệ tử của ngài tuân giữ.
Một hôm La Hầu La đi khất thực về, gương mặt có vẻ không vui. Phật bèn kêu lên gạn hỏi thì La Hầu La phàn nàn rằng, trong đoàn khất thực của mình chỉ có Trưởng Lão Xá Lợi Phất và các Tỳ Kheo lớn tuổi mới được tín thí cúng dường các vật thực bổ béo còn hàng Sa Di như La Hầu La thì chỉ được Tăng cho một tý xíu xác mè ép và rau đồng luộc trộn với cơm; ăn uống như thế thì làm sao đủ sức khỏe tu hành.
Phật rầy La Hầu La không nên có niềm đố kỵ ấy, dạy La Hầu La lui rồi cho mời Xá Lợi Phất đến bảo rằng:
Hôm nay ông ăn phải thức ăn bất tịnh, ông có biết không?
Xá Lợi Phất giựt mình, vì chính hôm ấy sau khi ăn xong ông đã bị ói mửa ra hết. Xá Lợi Phất càng ngạc nhiên hơn, không hiểu vì sao đức Phật lại biết được điều ấy. Riêng Xá Lợi Phất cũng đã tự xét chưa bao giờ làm trái hay thi hành lệch lạc luật khất thực của Phật.
Nhân cơ hội này Phật chế ra Pháp Lục Hòa.
III. Định Danh, Hành tướng, Ý Nghĩa:
Lục là sáu; Hòa là hòa hợp, hòa thuận.
Lục Hòa: Là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Chữ Hòa ở đây có mục đích tiến tới chỗ cao đẹp, giải thoát chứ không phải hòa một cách nhu nhược (ai làm gì cũng ừ, ai nói gì cũng gật). Hòa này không có nghĩa dùng nó như một phương tiện trong giai đoạn chờ thời, khi thế đến lại chiến. Hòa ở đây nhằm mục đích lợi cho tất cả, tạo hạnh phúc chung mà không có sự so đo giữa người và ta.
Lục Hòa gồm có: Thân, lời nói, ý, giới, thấy biết và tài lợi.
Ca Dao, Tục ngữ có những câu rất hay để khuyên về sự hòa của Thân như:
– Bầu ơi thương lấy Bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
– Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
– Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.
Là đoàn sinh GĐPT thì lời nói phải dịu dàng, hòa nhã, không cãi lẫy, gây gỗ nhau; không dùng lời thô ác, cãi mắng to tiếng với nhau. Nếu có điều gì thắc mắc hay không đồng ý cần phải bàn cãi cho ra lẽ thì tuyệt đối phải dùng lời ôn tồn, nhã nhặn mà bàn luận, giải thích hay biện minh để cùng nhau thông cảm. Ca Dao, Tục Ngữ có những câu nói về Khẩu Hòa như sau:
– Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
– Trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần
– Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Lục Hòa là sáu phương pháp xử thế hay nhất để giữ hòa khí trong sự sống chung đụng của tổ chức hay đoàn thể mà đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta. Là đệ tử của đức Phật, chúng ta phải nhớ và thực hiện triệt để sáu pháp hòa thuận kể trên thì chắc chắn sẽ đem lại an vui, hạnh phúc cho mình, cho người và cho tổ chức. Không còn cảnh nào đẹp hơn cảnh anh, chị, em sống chung một cách hòa thuận, vui vẻ, thương mến nhau, lo lắng cho nhau, đồng sướng cùng khổ, cảm thông nhau như nước hòa với sửa, đem lợi lạc đến cho bản thân, xã hội và giống nòi.
Chúng ta phải cố gắng luôn nhớ và thực hành sáu phép Hòa Kính trong cuộc sống hàng ngày, hàng tuần của chúng ta; và đó cũng là cách trả lời hữu hiệu nhất câu hỏi mà chúng ta vẫn hằng ưu tư đặt ra: ,,Làm sao cho Gia Đình được vững mạnh?,,.
Bởi lẽ:
– Đoàn Kết Gây Sức Mạnh
– Đoàn Kết Thì Sống, Chia Rẽ Thì Chết
– Một Cây Làm Chẳng Nên Non
Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao.
Lục Hòa Kỉnh
Thân Hòa đồng ở một nơi
Đồng lo một việc, chung vui, chung sầu.
Những ngày sống ở bên nhau
Đừng trông chia rẽ, đừng sầu tấc gang
Miệng Hòa lời nói dịu dàng
Ôn tồn chân thật lại càng quý hơn.
Khuyên ai chớ nói xa gần
Đừng lời khiêu khích, gợi phần hơn thua
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Ý Hòa vui đẹp biết bao
Bể đông tát cạn, lời nào có sai
Cuộc đời sở dĩ chông gai
Bởi không đồng ý, bởi lời hoài nghi.
Lợi Hòa thì phải phân chia,
Dầu quý hay tiện đồng thì quân phân.
Chữ lợi làm mất nghĩa nhân
Là người con Phật lòng hằng nhớ nghi.
Giới Hòa đồng phải tu trì,
Giữ gìn chặt chẽ gắng ghi trong lòng.
Những khi nhàn rỗi thong dong,
Kiến Hòa đồng giải tỏ cùng nhau hay.
Những gì học hỏi lâu nay
Đừng nên dấu diếm, phải cho nhau tường.
Kỉnh hòa sáu phép rõ ràng,
Làm đài sen sáng cho Đoàn chúng ta.
Đồng tu đồng ở một nhà,
Gắng lo gìn giữ để mà tu thân.
Bài pháp này do Giảng sư Đại đức Thiện Minh giảng tại chùa Bửu Quang- ngày 24/8/2014
Apr 05, 2017 0
Nov 09, 2016 0
Nov 04, 2016 0
Apr 11, 2016 0
Mar 13, 2018 0
I- Tổng quan về khu du lịch Trúc Lâm Viên ở Đà Lạt: Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ...Apr 20, 2016 0
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ...Mar 25, 2016 0
Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa...Mar 21, 2015 0
Kính thưa cùng với Thầy! Vào thư con xin Thầy...Jan 13, 2015 0
Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu...Jan 13, 2015 0
Kính thưa chư vị đồng học, Hôm qua chúng tôi...