Cập nhật mới March 13th, 2018 8:06 AM
Jun 02, 2015 thegioiphatphap Giáo Pháp, Luận 0
Bước Đầu Học Phật
THÍCH THANH TỪ
Thường Chiếu
Ấn Tống – PL. 2543 – 1999
LỜI ĐẦU SÁCH
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước
đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những
bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khi mới vào đạo không hiểu đúng tinh
thần Phật giáo, vềsau sẽhỏng cảmột đời tu. Người có trách nhiệm hướng dẫn không
thểxem thường kẻmới học, cần phải xây dựng có một căn bản vững chắc, đi đúng
đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáo một cách đúng đắn, mới mong thành một
Phật tửchân chánh.
Vì muốn chỉlẽchánh tà đểngười mới vào đạo khỏi lầm lẫn, nên chúng tôi
mạnh dạn chỉthẳng những điều sai lầm hiện có trong Phật giáo. Làm nhưthế, không
có nghĩa chúng tôi muốn vạch lưng chỉthẹo cho kẻkhác thấy, mà cốt yếu muốn gầy
dựng lại một nếp sống Phật giáo phù hợp với hiện tại và mai sau. Chúng ta sống trong
thời khoa học, cần phải truyền bá Phật giáo thích ứng với chân lý gần với sựthật. Bản
chất của Phật giáo đã là chân lý, là sựthật, chúng ta đừng làm méo mó khiến kẻbàng
quan hiểu lầm Phật giáo. Với nhiệt tình, chúng tôi một bề đảphá những mê tín đang ẩn
náu trong Phật giáo, đểcho bộmặt Phật giáo trắng sạch hơn, không còn những thứlọ
nhơlàm lem luốc. Tinh thần tồi tà phụchánh, chúng tôi chịu trách nhiệm những gì
chúng tôi đã nói và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những ai không hài lòng phiền
trách chúng tôi.
Kính ghi
Thích Thanh Từ
ĐẠO PHẬT
I.- MỞ ĐỀ
Chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổsanh tử, dong thuyền ra cứu vớt họ
là sựra đời của đạo Phật. Đêm tối vô minh che phủtất cảchúng sanh, cầm đuốc sáng
soi đường cho họlà trách nhiệm của đạo Phật. Đạo Phật đến với chúng sanh trong một
niềm khát vọng vô biên, một sựtrông chờtột độ. Nhưng, con thuyền có giá trịcứu
mạng khi nào người sắp chết chìm biết bám lấy nó. Ngọn đuốc là một cứu tinh, khi
nào những kẻlạc đường trong đêm tối khao khát muốn ra. Con thuyền và ngọn đuốc sẽ
vô bổ, nếu những kẻsắp chết chìm và người lạc trong đêm tối chấp nhận cái gì mình
đang chịu. Cũng thế, đạo Phật sẽvô ích với những chúng sanh chấp nhận sanh tửvà an
phận trong vô minh. Vì thế, đạo Phật có mặt trên thếgiới này đã hơn hai ngàn năm
trăm năm, còn biết bao nhiêu người nhìn nó với cặp mắt xa lạ. Song những kẻ đã nếm
được pháp vị, thấy công đức của đạo Phật đối với mình vô vàn không sao kểhết. Thật
đúng với câu “Phật hóa hữu duyên nhân”.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Đứng vềhành động, đạo Phật là con đường đưa người trởvềcốhương giác
ngộ. Hoặc đạo Phật là phương pháp giúp người tiến tu đến giác ngộ. Đứng vềthực thể,
đạo Phật là tánh giác sẵn có của tất cảchúng sanh.
Những kẻphiêu lưu ởtha phương viễn xứ ước mơkhao khát trởvềcốhương,
đạo Phật là tấm bản đồvẽrõ con đường trởvềcốhương, do bàn tay của người đồng
cảnh ngộ đã trởvề đến tận quê nhà, đức Thích-ca Mâu-ni. Nếu ý thức được cảnh khổ
của người xa quê, một lòng quyết chí trởvềcốhương được người trao tay cho tấm bản
đồ, biết rõ con đường vềquê thì còn sung sướng nào hơn. Không cam chìm sâu trong
đêm tối vô minh, người cương quyết tiến lên con đường giác ngộ, nắm vững những
phương tiện tiến tu, chắc chắn sớm chiều sẽ được mãn nguyện.
Đứng trên bờbiển thấy toàn biển đều là sóng, bởi cơn gió mạnh, người ta ngơ
ngác không biết làm sao tìm ra nước biển. Nếu đây là sóng thì nước biển ở đâu ?
Những lượn sóng đuổi nhau lặn hụp hò hét ầm ì, mặt biển là những cái biến động ấy
sao? Người sáng suốt nghe thế, bảo họrằng: “Chính sóng ấy tức là nước”, “cái biến
động kia chỉlà hiện tượng của mặt biển tĩnh lặng”. Hãy ngay nơi sóng, chúng ta nhận
ra nước, trên cái biến động biết được thể tịnh. Hiện tướng vô minh và tánh giác cũng
thế.
Tất cảnhững vọng tưởng điên đảo là hiện tướng vô minh, vọng tưởng lặng lẽ là
tánh giác thanh tịnh.
Tuy hai tên hai tướng khác nhau, song không thể rời vô minh tìm được tánh
giác, như sóng với nước. Tánh giác là cái thể chẳng sanh chẳng diệt của mỗi con người
chúng ta, hằng tàng ẩn trong con người vô thường sanh diệt này, như thể tĩnh lặng của
mặt biển sẵn có trên tướng biến động ầm ì. Bởi chúng sanh sẵn có tánh giác mà quên,
nên đức Thích-ca thương xót giáo hóa chỉdạy cho thức tỉnh, đó là đạo Phật.
Chủyếu của đạo Phật là giác ngộ, nên được biểu trưng bằng phóng quang, ngọc
minh châu, cây đuốc, ngọn đèn. Nói đến đạo Phật là nói đến giác ngộ; mọi hình thức
mê tín hiện có trong đạo Phật, do người sau ứng dụng sai lầm, chớ không phải thực
chất của đạo Phật.
III.- LÝ THUYẾT
Phần lý thuyết của đạo Phật rất phong phú, nói chung là Tam Tạng giáo điển,
gồm Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận. Tam Tạng này hiện ấn hành có hai văn hệ:
Bali Tạng, Hán Tạng. Bali Tạng thuộc Nam truyền Phật giáo, Hán Tạng thuộc Bắc
truyền Phật giáo. Ở đây, chúng tôi nói về hệ thống Hán Tạng. Bộ Hán Tạng hiện do
Nhật Bản và Đài Loan ấn hành gồm trên năm ngàn quyển. Thật là một kho tàng văn
hóa dồi dào, chính những người tu sĩ Phật giáo cũng chưa chắc đã đọc hết. Trong ba
Tạng, quan trọng nhất là tạng Kinh, vì tạng Luận là giải thích lại tạng Kinh, còn tạng
Luật nói rõ về nghi thức luật lệ của người tu. Trong tạng Kinh tổng quát chia làm ba
phần : hệthống A-hàm, hệ thống Bát-nhã, hệ thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm.
Hệ thống A-hàm giải thích về triết lý vô thường, khổ, không, vô ngã.
Hệ thống Bát-nhã giải thích tự tánh các pháp là Không, chỗ tánh Không ấy là tướng chân thật. Hệ
thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm giải thích chúng sanh sẵn có tánh giác gọi là
Trí tuệ Phật, Tri kiến Phật, Niết-bàn.
Tuy nhiên, vì truyền bá lâu xa khó tránh khỏi những tưtưởng tập tục sai lầm
chen lẫn trong chánh pháp. Chúng ta muốn phán định chánh tà, trong kinh có dạy dùng
Tứpháp ấn, Tam pháp ấn, Đệnhất pháp ấn để ấn định đúng sai. Tứpháp ấn là vô
thường, khổ, không, vô ngã. Tất cảnhững kinh thuộc hệthống A-hàm nói không ngoài
bốn lý này, nếu nói khác bốn lý này là tà thuyết. Tam pháp ấn là chưhạnh vô thường,
chưpháp vô ngã, Niết-bàn tịch tịnh. Đây là trùm cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều nằm
gọn trong ấy. Đệ nhất pháp ấn là Nhất tâm chân như. Phần này chỉ riêng hệ thống Pháp
Hoa…, không can hệ đến hai hệ thống kia. Nắm được cái căn bản này, chúng ta tạm
biết cương yếu học Phật.
Phần lý thuyết của đạo Phật khác hẳn với thuyết lý của những triết gia, học giả
khác. Bởi vì họdùng suy tưnghĩtưởng biện thuyết, còn đây do đức Phật sau khi giác
ngộthấy lẽthật nhưthế, tùy hoàn cảnh trường hợp đem ra chỉdạy cho người. Người
khéo ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống sẽ được kết quảtốt đẹp, hoàn toàn không
họa hại. Cho nên, trong kinh nói “lời Phật nói trước, giữa, sau đều thiện”.
IV.- THỰC HÀNH
Ứng dụng phần lý thuyết trên vào cuộc sống hiện tại, sẽ được kết quả tùy theo
khả năng phương pháp mình thực hành. Sự thực hành có chia nhiều thứ bậc: Ngũ thừa,
Tam thừa, Nhất thừa. Chữthừa ở đây ví dụ cỗ xe chở người đi. Từ vị trí con người chở
đến con người là Nhân thừa. Từvịtrí con người chở đến quả vị chư thiên gọi là Thiên
thừa. Từ vị trí con người chở đến quả vị Thanh văn gọi là Thanh văn thừa. Từ vị trí
con người chở đến quả vị Duyên giác gọi là Duyên giác thừa. Từvịtrí con người chở
đến quả vị Bồ-tát gọi là Bồ-tát thừa. Đó gọi là Ngũ thừa. Bỏ hai phần Nhân thừa và
Thiên thừa còn lại ba thừa sau gọi là Tam thừa. Từ vị trí con người phàm phu chở
thẳng đến quả vị Phật gọi là Phật thừa hay Nhất thừa.
Từvịtrí con người đến vị trí con người mai hậu là, ứng dụng tu hành Tam qui
NGŨ GIớI VÀ NHữNG Nề NếP SốNG HIềN LÀNH CHÂN THậT CủA CON
NGƯờI. Từ Vị TRÍ con người đến quảv ị chư Thiên, ứng dụng pháp Thập Thiện vào
đời sống tu hành và Thiền định từ Sơ thiền đến Tứ thiền. Từ vị trí con người đến quả
vị Thanh văn, ứng dụng pháp Tứ đế đểtu hành. Từvịtrí con người đến quả vị Duyên
giác ứng dụng pháp Thập nhị nhân duyên tu hành. Từ vị trí con người đến quả vị Bồ-tát ứng dụng pháp Lục độ tu hành.
Từ vị trí con người phàm phu thẳng đến quả vị Phật ứng dụng phương pháp “tức tâm là Phật” tu hành. Ví như chúng ta muốn đi đến vị trí nào, khi ra bến xe liền tìm xe đi về vị trí ấy leo lên, sẽ đưa chúng ta đi đến đích như
chỗ mong muốn. Đạo Phật cũng thế, tùy theo sở thích của người mà lập nhiều pháp
môn, ưng pháp môn nào ứng dụng tu hành đều kết quả đúng như sở nguyện. Đó là
phương tiện tùy cơ của đức Phật trên phương pháp giáo hóa chúng sanh. Nếu nói thẳng
bản hoài của Ngài, chỉmuốn chúng sanh thành Phật là mục tiêu duy nhất.
Đao Phật truyền sang Trung Quốc lại chia thành nhiều tông phái, mỗi tông phái
y cứtrên những bộ Kinh hay Luận làm chủ yếu cho sự tu hành. Nếu nói rộng có cả
thảy mười tông, nói hẹp theo sự truyền bá hiện tại có bốn tông. Hiện nay còn bốn tông
đang lưu hành là Thiên Thai tông, Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông. Phật giáo Việt
Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, sự lưu hành các tông phái cũng tương tợ
Trung Quốc.
V.- TRUYỀN BÁ
Ở đây nói truyền bá là đi thẳng vào phương pháp, không căn cứ trên lịch sử.
Những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh, bởi hai lý do: hợp lý và hợp cơ. Một
chân lý dù cao siêu đến đâu, nếu không ứng dụng được vào cuộc đời, chân lý ấy trở
thành không nền tảng, chỉ lơ lửng trên không trung. Chân lý không áp dụng được cho
người sẽlà vô ích. Truyền bá sựvô ích thật là làm một điều vô nghĩa. Lời Phật dạy
đúng chân lý gọi là hợp lý, song lời dạy ấy cũng phải hợp căn cơtrình độcủa con
người đương thời thì họ ứng dụng mới được. Hợp lý hợp cơ là hai điều kiện không thể
thiếu trên phương diện truyền bá. Nếu chỉdạy thích hợp sự ưa thích của người mà
không có chân lý sẽ đưa đến mê tín và tội lỗi. Một trọng trách của người truyền bá,
phải nhận định sáng suốt, để không bị lỗi thời hay sai chân lý. Chính đây là ý nghĩa
“tùy duyên mà bất biến” của tinh thần Đại thừa. Bất biến là hợp lý, tùy duyên là hợp
cơ. Thật là một hình ảnh linh động đi vào cuộc đời của chánh pháp. Người truyền bá
chánh pháp lúc nào cũng linh động mà không sai chân lý. Bởi cuộc đời là một dòng
biến thiên, mỗi thời đều mỗi khác, chúng ta không thểmang hình thức cổlỗ đi vào thời
đại văn minh. Làm thế, chỉchuốc sựchán chê của thiên hạ, không lợi gì cho mình, cho
chánh pháp cả. Cũng không thểmang hình thức rất hợp thời trang, mà bỏmất chân lý.
Tùy duyên mà bất biến, quảlà chân lý ngàn đời của người đi ra giáo hóa.
Lại nữa, con người sống lúc nào cũng dung hòa giữa tình cảm và lý trí. Tình
cảm là quảtim, lý trí là khối óc. Quả tim và khối óc phải nhịp nhàng hòa điệu thì con
người mới thanh thản an vui. Nghiêng một bên nào cũng làm mất thăng bằng, khiến
con người dễmất bình thường. Đạo Phật muốn còn mãi trên nhân gian với con người,
sựtruyền bá cũng phải làm thỏa mãn hai phần ấy. Đểthỏa mãn phần khối óc, người
truyền bá chánh pháp phải thường giảng dạy Kinh Luận cho Phật tử nghe. Thấm nhuần
triết lý cao siêu của Phật giáo, người Phật tửmới khỏi nghi ngờ khi nghe một lý thuyết
khác. Sựtu hành vững chãi, cũng nhờhiểu thấu giáo lý siêu thoát của Phật dạy. Giáo
lý là ngọn đuốc sáng đưa người ra khỏi rừng vô minh u tối. Có sẵn trong tay ngọn đuốc
sáng, người Phật tửchắc chắn sẽthoát khỏi rừng mê. Đểthỏa mãn con tim, những hình
thức nghi lễtán tụng ởnhà chùa, giúp người Phật tửniềm tin được sung mãn. Những
buổi lễtại chùa đều có mang tính chất tín ngưỡng, phổnhạc trong những lời tụng tán
đều là đi thẳng vào tình cảm của con người. Tuy chưa hiểu gì vềPhật pháp, chỉ đến
chùa tụng một thời kinh, người ta cũng thấy lòng được nhẹnhàng lâng lâng. Hoặc
những đêm khuya tĩnh mịch, những lời tụng tán thâm trầm hòa với tiếng khánh tiếng
mõ nhịp nhàng, khiến người nghe tâm hồn dường nhưbay bổng trên không trung. Tuy
nhiên nhưthế, hai phần lý trí và tình cảm đều phải quân bình nhau, lệch một bên đều là
khuyết điểm lớn. Nếu chỉcó lý trí mà thiếu tình cảm trở thành khô khan. Nếu chỉcó
tình cảm mà thiếu lý trí trở thành mê tín. Người truyền giáo phải khéo léo quân bình
hai điều này.
VI.- KẾT LUẬN
Đạo Phật có mặt ở thế giới này đã trên hai mươi lăm thế kỷ, sự truyền bá này
quả thật lâu dài. Sởdĩ được như thế, do Phật giáo là chân lý không lý thuyết nào bẻ
gãy nổi, người tu hành theo Phật giáo được kết quả lợi ích thiết thực không nghi ngờ,
phương pháp truyền bá của Phật giáo rất linh động. Chúng ta hữu duyên hữu phước
mới được gội nhuần chánh pháp, đừng cô phụ phước duyên của mình, mỗi chúng ta
phải nỗ lực tiến tu. Có thưởng thức được pháp ịrồi, chúng ta mới tùy duyên lợi ích kẻ
sau. Làm thế nào cho ngọn đèn chánh pháp nối tiếp mãi không tắt trên cõi thế gian
này. Đền ơn Phật Tổ không gì hơn cứu độ chúng sanh. Sựcứu độ thực tế nhất, phải
ngay cõi đời này, với những người có mặt hiện nay, khiến họ chuyển mọi khổ đau trở
thành an lạc. Phật giáo không phải cái gì xa vời, không phải sự ước mơ viển vông, mà
hiện tại thực tế. Nhận định như thế, mới có thể đem đạo Phật vào cuộc đời một cách
hữu hiệu.
D
TAM QUI
I.- MỞ ĐỀ
Sống trong cuộc đời muôn mặt, người muốn chọn lấy một lối đi, vạch ra một
cuộc sống đầy đủý nghĩa và an lành, thật không phải là việc dễ. Chúng ta là khách lữ
hành đang đứng trước ngã tưngã năm, mà chưa biết cuối cùng các con đường ấy sẽ
đưa đến đâu? Chọn lấy một con đường để đi đến suốt đời, phải khôn ngoan sáng suốt
lắm mới khỏi hối hận vềmai sau. Nhưng mà bắt buộc chúng ta phải chọn lấy, đừng
nhờnhõi, đừng nghe lời xúi giục, vì đây là con đường tựta đi không ai thếta được.
Chọn kỹrồi sẽ đi, là thái độcủa kẻkhôn ngoan; nhắm mắt đi càn phó mặc đến đâu hay
đến đó, là kẻkhờdại, mang cảcuộc đời làm một trò chơi. Người trí phải nhìn kỹ, phải
xem xét tường tận trước khi mình cất bước đi trên một con đường nào. Qui y Tam Bảo
quảlà đã đặt mình trên một con đường đi đến tận cùng. Đến tận đầu đường là suốt
cuộc đời của chúng ta. Việc làm này cần phải hiểu biết rõ, nhận thức tường tận, mới
phát tâm Qui y. Phát nguyện Qui y là chúng ta đã đặt định hướng cho cả cuộc đời. Nếu
không hiểu biết gì thì việc Qui y mất hết ý nghĩa của nó.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Tam qui nói đủlà Qui y Tam Bảo. Tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Phật là chỉ đức Phật Thích-ca Mâu-ni, do trước kia Ngài tu hành giác ngộthành Phật.
Pháp bảo là giáo pháp do đức Phật nói ra chỉdạy đường lối tu hành. Tăng bảo là những
vịtu hành theo giới luật và chánh pháp của đức Phật.
Tại sao gọi là Phật bảo?
– Từ một kẻ phàm phu nhưchúng ta tu hành thành Phật thật là chuyện ít có
trên nhân gian này. Thế nên trong kinh thường nói Phật ra đời khó gặp, như hoa Ưu-đàm một ngàn năm mới trổ một lần. Bởi ít có khó gặp nên nói là báu. Hơn nữa, giác ngộ thành Phật tự bản thân Ngài đã thoát khỏi sanh tử luân hồi, đem chỗ giác ngộ ấy
dạy lại cho người cùng ra khỏi sanh tử, là điều cao cả nhất trần gian nên gọi là báu.
Thế nào gọi là Pháp bảo?
– Chánh pháp xuất thếhi hữu do đức Phật dạy lại, người nghe rất khó hiểu khó
thấu đáo được. Nhưng một khi đã hiểu, ứng dụng tu hành có thể chuyển đời phàm
phu trởthành thánh nhân, pháp nhưvậy còn gì quí báu bằng. Pháp của Phật dạy là
chân lý, dù trải thời gian bao lâu chân lý ấy vẫn rạng ngời như hòn ngọc báu. Những
kẻ đang lạc lối trong đêm đen, bất thần gặp được ngọn đuốc, vui mừng quí tiếc thế
nào, người học đạo gặp được chánh pháp cũng như thế. Người đang bị chìm đắm
ngoài bểcả, trông thấy một con thuyền đến vớt, vui mừng sung sướng quí mến thế
nào, người học đạo gặp được chánh pháp cũng như thế. Cho nên nói “trăm ngàn
muôn kiếp khó tìm gặp”.
Thế nào gọi là Tăng bảo?
– Tăng là chỉ cho một nhóm tu sĩhọc theo Phật, sống chung nhau đúng tinh thần
Lục hòa. Sống đúng tinh thần Lục hòa là việc ít có trên nhân gian này. Bởi vì người
thếgian sống đua đòi giành giật hơn thua với nhau, không bao giờhọsống hòa thuận
nhưthế được. Lục hòa là: thân hòa chung ởmiệng hòa không tranh cãi, ý hòa đồng
vui, giới luật hòa cùng giữ, hiểu biết hòa cùng giải, lợi hòa chia đồng. Sáu điều này là
tinh thần của Tăng. Nếu có người đầu tròn áo vuông mà không sống theo tinh thần Lục
hòa cũng không gọi là Tăng. Ởtrong tập thể từ bốn người trở lên, hằng hòa thuận
chung sống đúng tinh thần Lục hòa, việc này rất khó làm đối với người thế gian. Vì
thế, tu sĩsống khuôn theo tinh thần Lục hòa, thật là một điều quí báu ởtrên nhân gian.
Vảlại, trên sựtu hành, các vị ấy tựmình đã vơi cạn phiền não, còn dạy bảo kẻ khác
dẹp bỏ phiền não. Chính những vị ấy đã được phần nào an ổn thanh tịnh, lại hướng dẫn
người đến chỗan ổn thanh tịnh. Bởi lẽ ấy, gọi các ngài là Tăng bảo.
Thếnào là Qui y?
– Qui là trởvề, y là nương tựa. Trở về nương tựa với Phật, Pháp và Tăng gọi là Qui
y Tam Bảo. Từ lâu, chúng ta mãi chạy theo dục lạc tạo nghiệp đau khổ, nay hồi tâm thức
tỉnh quyết định trở về nương tựa với Tam Bảo. Tam Bảo là chỗ cứu kính đểcho đời chúng
ta nương tựa, không còn tạo nghiệp đau khổ, mà thường đem sựan lạc lại cho chúng ta.
Đây là sựhồi tâm tỉnh giác phát nguyện trởvềcủa chúng ta. Sự tỉnh giác này là nền tảng
của lâu đài trí tuệ, nó là bước đầu trên con đường vềquê hương giác ngộ. Đặt nền tảng
này vững chắc thì lâu đài trí tuệmới được lâu dài. Đó là sự hệ trọng của tinh thần Qui y.
III.- QUI Y TAM BẢO BÊN NGOÀI
Phật Pháp Tăng là đối tượng đểchúng ta Qui y. Nguyện noi theo con đường
đức Phật đã đi là Qui y Phật. Quyết thực hành những lời chỉdạy của Ngài còn ghi
trong kinh điển là Qui y Pháp. Thuận theo sựhướng dẫn tu hành của chúng Tăng là
Qui y Tăng. Từ đây bước đi, cuộc sống của chúng ta lấy Tam Bảo làm mẫu mực,
nhắm thẳng theo đó mà tiến tới, khỏi phải nghi ngờdò dẫm nhưthuởnào. Chúng ta
là hoa tiêu, Tam Bảo là ngọn hải đăng. Cứnhắm theo hải đăng mà lái con thuyền
thân mạng của chúng ta cho đến đích. Song Phật pháp, người Phật tửquyết định tin
theo không còn chút do dự, còn Tăng thì phải cẩn thận để khỏi nhận lầm. Tăng là tập
đoàn Tăng lữsống đúng tinh thần Lục hòa, không phải tính cách cá nhân. Nếu một vị
sư đứng ra làm lễQui y cho Phật tử, chính vị ấy đại diện cho tập đoàn. Qui y Tăng là
qui y với những vịsưsống đúng tinh thần Lục hòa, không phải cuộc hạn riêng vịsư
truyền tam qui ngũgiới cho mình. Nếu vị đại diện truyền qui giới ấy có tu được hay
không tu được, người thọpháp qui giới vẫn đã Qui y Tăng rồi. Khi qui y một vị Tăng
tức là đã qui y tất cả chưTăng, nếu vịnào sống đúng tinh thần hòa hợp. Phật tửcó
quyền học hỏi tất cả Tăng chúng, không nên hạn hẹp nơi ông thầy của mình. Được
vậy mới đúng tinh thần Qui y Tam Bảo bên ngoài.
IV.- QUI Y TAM BẢO TỰTÂM
Phật pháp bao giờcũng phải đủhai mặt, Tam Bảo bên ngoài là đối tượng, Tam
Bảo tự tâm là bản chất. Nương Tam Bảo bên ngoài, chúng ta phát triển Tam Bảo của
tựtâm. Trong ngoài hỗ tương đểviên mãn công phu tu hành, là mục tiêu chánh yếu
của đạo Phật.
Thếnào là Tam Bảo tự tâm?
Tánh giác sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo. Lòng từbi thương xót cứu giúp chúng
sanh là Pháp bảo. Tâm hòa hợp thảo thuận với mọi người là Tăng bảo. Nhờ Phật bảo
bên ngoài, chúng ta đánh thức tánh giác của mình, trở về nương tựa tánh giác của mình
là Qui y Phật. NhờPháp bảo bên ngoài, chúng ta dấy khởi lòng từbi đối với chúng sanh,
trởvềnương tựa với lòng từbi của mình là Qui y Pháp. Do chưTăng bên ngoài gợi lại
cho chúng ta có tinh thần hòa hợp thuận thảo, trởvềnương tựa với tinh thần hòa hợp
thuận thảo của mình là Qui y Tăng. Phật Pháp Tăng bên ngoài là trợduyên giúp chúng
ta phát khởi Phật Pháp Tăng của tự tâm. Ví như ông thầy giáo làm trợ duyên cho đứa
học trò mở mang kiến thức của nó. Có ông thầy giáo cần cù, mà đứa học trò lười biếng
không chịu học, ông thầy cũng trở thành vô ích. Cũng thế, có Tam Bảo bên ngoài, người
Phật tử không cố gắng đánh thức Tam Bảo của chính mình, Tam Bảo bên ngoài cũng
thành vô nghĩa. Tam Bảo bên ngoài là điều kiện tối thiết yếu với người Phật tử, nhưng
có được giác ngộgiải thoát chính là khả năng của Tam Bảo tự tâm. Chỉ biết có Tam
Bảo bên ngoài là chấp sựbỏlý. Một bềtin vào Tam Bảo của tự tâm không cần biết đến
Tam Bảo bên ngoài, là chấp lý bỏ sự. Người Phật tử chân chánh phải viên dung sự lý
mới khỏi trở ngại trên đường tu.
V.- NGHI THỨC QUI Y
Trọng tâm chủyếu trong buổi lễ Qui y, chính lúc Phật tử quì trước Tam Bảo, ba
lần phát nguyện: “Đệ tử… xin suốt đời qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.” Câu phát
nguyện này tự đáy lòng Phật tử phát xuất, không do sự ép buộc xúi giục nào. Ba lần
phát nguyện nhưvậy là gieo hạt giống vào sâu trong tàng thức, khiến đời đời không
quên. Đây là tinh thần tựgiác tựnguyện. Hình thức nghi lễ chỉ giúp thêm ấn tượng
quan trọng cho giờ phút phát nguyện ấy thôi. Khi chúng ta tỉnh giác nguyện theo Tam
Bảo thì đời ta được lợi ích. Nếu trên đường tu có lúc nào bịvô minh che đậy không
nhớTam Bảo, chúng ta tựchịu thiệt thòi. Nhà Phật không bắt buộc chúng ta thệnhững
gì nặng nề đểkhông bỏ đạo. Của báu cho người nếu ưng nhận lời thì được lợi ích,
không ưng nhận thì thôi, bắt buộc làm gì. Trừra có hậu ý gì, mới bắt buộc những câu
thềnặng đểkhông dám bỏ. Người hiểu được chỗnày mới thấy giá trịchân thật của
đạo Phật. Tất cả sự dụ dỗ ép buộc để theo đạo, nhà Phật hoàn toàn phản đối. Mỗi
người tự nhận thức rõ ràng về đạo Phật rồi phát tâm đến với đạo, mới đúng tinh thần
Phật tử. Hiểu rồi mới theo là hành động đúng với tinh thần giác ngộ. Dùng thuật hay,
phép lạ để dẫn người vào đạo, đó là mê tín. Dùng mọi quyền lợi để dụ người ta vào
đạo, đó là cám dỗ kẻ ngu si, không phù hợp với tinh thần giác ngộ. Chúng ta có bổn
phận giải thích để người khác hiểu phát tâm qui y là, người truyền đạo chân chánh.
Nghi thức trịnh trọng trong buổi lễ qui y, chỉ là trợ duyên cho lời phát nguyện của
chúng ta được thành tựu viên mãn. Nghi lễ này không có nghĩa là Phật sẽ ban ơn cho
chúng ta trọn đời được an lành.
VI.- KHẲNG ĐỊNH LẬP TRƯỜNG
Sau khi qui y Tam Bảo, chúng ta khẳng định lập trường một cách tỏrõ: “Qui y
Phật không qui y thiên, thần, quỉ, vật.” Chúng ta đã nhận định kỹcàng quyết chí theo
Phật là đấng giác ngộ, không lý do gì lại theo thiên, thần, quỉ, vật. Bởi vì thiên, thần,
quỉ, vật vẫn chưa giác ngộ, còn bị luân hồi như chúng ta. Song cũng có một số Phật tử
đã qui y Phật, mà vẫn chạy theo quỉ thần. Những người này vì tham lợi lộc, vì thích
mầu nhiệm, nên đã đi sai đường Phật pháp. Thậm chí vì sự mê tín của họ, họ trở lại
kính trọng quỉ thần hơn Phật. Đây là hiện tượng xấu xa để khách bàng quang phê bình
Phật giáo.
“Qui y Pháp không qui y ngoại đạo tà giáo.” Chánh pháp của Phật là chân lý,
cứu giúp chúng sanh một cách thiết thực, nhưông thầy thuốc đối với bệnh nhân. Hiểu
được lẽchân thực này, còn lý do gì chúng ta chạy theo ngoại đạo tà giáo. Chúng ta tự
nhận mình yêu chuộng chân lý, cầu mong sự thoát khổ thiết thực, ngoại đạo tà giáo
còn gì hấp dẫn được chúng ta. Chỉcó những kẻ ba phải nghe đâu chúc đó, mới có
những hành động đổi thay vô lý nhưvậy. Dù có những phép tà ngoại linh thiêng muốn
gì được nấy, chúng ta cũng không khởi lòng tham theo họ. Hoặc họcó những phương
thuốc linh mầu nhiệm bệnh gì cũng cứu khỏi, là Phật tửchân chánh thà chịu chết chớ
không cầu xin. Thân này có giữgìn khéo mấy, cuối cùng cũng tan hoại, lạc vào đường
tà kiếp kiếp khó ra khỏi.
“Qui y Tăng không qui y bạn dữ nhóm ác.” Chúng ta đã chọn lựa những vịhiền
đức nương theo, khiến đời mình vềgần với đức hạnh. Bạn dữ nhóm ác đối với người
biết đạo cần phải tránh xa. Bởi vì “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, hay “gần đồ
tanh hôi mình bị hôi lây, gần vật thơm tho mình được thơm lây”. Vì thế, chúng ta phải
can đảm đi đúng đường của mình đã chọn, dù có bị khinh khi mạ lỵ, ta cũng cứ thế mà
đi. Bởi vì chúng ta đâu phải là kẻ mù quáng, mà đành bỏcái tốt gần cái xấu. Khẳng
định lập trường rõ ràng là người có ý chí cương quyết. Nếu người tu hành mà thiếu ý
chí này, dễ bị gió lung lay.
VII.- KẾT LUẬN
Qui y Tam Bảo là nền móng tòa nhà giác ngộ, là nấc đầu trên cây thang giải
thoát, là những bước đầu trên con đường vềquê hương vô sanh. Muốn tòa nhà vững
chắc, cần phải có nền móng kiên cố. Cần vượt tột cây thang giải thoát, nấc đầu phải
bước cho vững. Thích sựan lành ởquê hương vô sanh, những bước đầu trên con
đường trởvềphải đi cho đúng. Thiếu nền móng Tam Qui thì tòa nhà giác ngộkhông
sao xây cất được. Không có nấc đầu, khó ai có thểleo tận cây thang giải thoát. Những
bước đầu trên con đường vềquê đã sai, trăm ngàn bước sau cho đến càng đi càng sai.
Vì thế, Qui y Tam Bảo có tầm quan trọng vô cùng. Mỗi người muốn đến với đạo Phật
phải từ cửa Qui y mà vào, không như thế thì học Phật mất căn bản. Bởi nó đóng một
vai trò quan trọng nhưvậy, nên người Phật tử phải thận trọng trong việc phát nguyện
Qui y. Đừng vì là Qui y cho có phước, cho khỏi bệnh hoạn, cho Phật gia hộqua tai
ách…, đều là lý do mê tín trái với tinh thần tựgiác tự nguyện của Đạo Phật.
D
NGŨGIỚI
I.- MỞ ĐỀ
Con người là đối tượng của đạo Phật, bao nhiêu luật, bao nhiêu pháp môn, đức
Phật đều vì con người lập bày. Đem lại sựan vui hạnh phúc cho con người, là mục tiêu
chánh yếu của đạo Phật. Song quan niệm đạo Phật, không phải được nhiều của cải,
nhiều tình yêu v.v… là con người có hạnh phúc. Hạnh phúc là người sống biết tiết chế,
biết tôn trọng hạnh phúc của mọi người, biết thành thật thương mến nhau. Một dân tộc
văn minh là biết tôn trọng sanh mạng của nhau, tôn trọng những quyền tựdo căn bản
của con người. Vì thế, ngũgiới là nền tảng căn bản đem lại hạnh phúc cho con người,
xây dựng con người sống đúng ý nghĩa văn minh của nhân loại. Ngũgiới là cơbản đạo
đức của người Phật tử, khi bắt đầu bước chân trên con đường giác ngộ giải thoát.
Thiếu căn bản đạo đức này, dù chúng ta có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng là lối
nói rỗng. Sự tu hành thiết thực phải gầy dựng cơbản trước, sau mới tiến lên những
bậc cao siêu. Đó là tầm quan trọng của ngũ giới.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Ngũ giới là năm điều ngăn cấm do đức Phật chế ra, bảo các Phật tử phải tuân
hành theo. Sau khi qui y người ấy đã tự nhận là đệ tử Phật, để đủ tư cách một Phật tử
cần phải gìn giữ năm giới. Năm điều răn cấm này, Phật vì thương xót chúng sanh mà
chếra, cốt khiến đời sống họ được an lành hạnh phúc. Gìn giữ năm giới này là vì
mình, không phải vì Phật. Hình thức năm giới:
1. Không sát sanh: Không sát sanh nghĩa là không được giết hại mạng sống
của con người. Chúng ta tự quí sanh mạng của mình, vô lý lại sát hại sanh mạng kẻ
khác. Trên lẽ công bằng nhân đạo không cho phép chúng ta làm việc ấy. Nếu làm,
chúng ta đã trái lẽ công bằng thiếu lòng nhân đạo, đâu còn xứng đáng là đệ tử Phật.
Giết hại mạng sống người có ba: trực tiếp giết, xúi bảo người giết, tùy hỉ trong việc
giết hại. Phật tử không tự tay mình giết mạng người, không dùng miệng xúi bảo đốc
thúc kẻ khác giết, khi thấy họ giết hại nhau chỉ một bề thương xót không nên vui
thích. Đó là giữ giới không sát sanh. Nhưng suy luận rộng ra, chúng ta quí trọng
mạng sống, những con vật cũng quí trọng mạng sống, để lòng công bằng tràn đến các
loài vật, nếu không cần thiết, chúng ta cũng giảm bớt giết hại sanh mạng của chúng.
2. Không trộm cướp:Của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm
đến, của cải tài sản của người, chúng ta cũng không được giựt lấy hay lén lấy. Bởi
cướp giựt hay lén lấy của người là hành động trái nhân đạo, phạm luật pháp chánh
quyền, phải bị trừng phạt. Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình,
quên nỗi đau khổ của người, mất cảcông bằng và nhân đạo, người Phật tử quyết định
không được làm.
3. Không tà dâm:Người Phật tửcó vợ chồng đôi bạn như mọi người thếgian
khác. Khi có đôi bạn rồi tuyệt đối không phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác. Nếu phạm
thì mắc tội tà dâm. Bởi vì đây là hành động làm đau khổcho gia đình mình và gia đình
người, tạo thành nguy cơ tán gia bại sản. Do một chút tình cảm riêng tưcủa mình, khiến
nhiều người khổ đau liên lụy, quả là thiếu lòng nhân. Để bảo đảm sự an ổn của gia đình
mình và hạnh phúc của gia đình người, Phật tử nhất định không phạm tà dâm.
4. Không nói dối: Nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình, hoặc hại người
là nói dối. Do động cơ tham lam ác độc, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác, sửa trái
làm mặt, đổi phải thành quấy, khiến người mắc họa. Người nói như thế trái với đạo
đức, mất cả lòng nhân, không xứng đáng là một Phật tử. Phật tử là người đạo đức nên
ăn nói có mẫu mực, thấy biết thế nào nói thẳng thế ấy, không điêu xảo dối trá. Trừ
trường hợp vì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, do
lòng nhân cứu người cứu vật nói sai sự thật mà không phạm. Không nói dối là giữ lòng
tin đối với mọi người chung quanh.
5. Không uống rượu: Đạo Phật chủ trương giác ngộ, muốn được giác ngộ
trước phải điềm đạm tỉnh sáng, uống rượu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng,
mất hết bình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn mục đích giác ngộ. Chính vì nóng bức
cuồng loạn, có những người khi say sưa tội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng
không sợ, mất hết lương tri. Vì thế, người biết đạo đức phải tránh xa không uống rượu.
Uống rượu chẳng những làm mất trí khôn, lại gây nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di
hại cho con cái sau này đần độn. Quả là một họa hại cho cá nhân và xã hội. Người Phật
tửvì sự nghiệp giác ngộ, vì lợi ích cho mình cho người quyết hẳn không uống rượu.
Trừ trường hợp mắc bệnh y sĩ bảo phải dùng rượu hòa thuốc uống mới lành, Phật tử
được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì chấm dứt, cần phải trình cho chưTăng
biết trước khi uống.
III.- LỢI ÍCH BẢN THÂN
Người biết giữ gìn năm giới đã tạo thành căn bản đạo đức và sự an lành cho
bản thân. Không sát sanh, bản thân ta không bị người giết, hoặc tù tội về giết người,
cũng không có thù hận vềnợmáu với nhau. Thếlà sống chúng ta không kinh hoàng sợ
hãi do thù hằn gây nên. Không trộm cướp, bản thân ta không mắc tội tù về trộm cướp, ở
đâu hay đi đến chỗ nào khỏi sợ người theo dõi nghi ngờ. Tới lui tự do, đến đi an ổn,
không phải hạnh phúc là gì? Không tà dâm, bản thân ta khỏi phải lao thần tổn trí, khỏi
sợai bàn tán dở hay, mọi người đều tín nhiệm và tin cậy ta. Bản thân ta trinh bạch, khiến
người tựquí mến. Tự mình an ổn, gia đình cũng an ổn. Không nói dối, chính ta không
phải hối hận, lời nói tự có giá trị, gây được niềm tin của mọi người. Người hay nói dối
sẽ bị xã hội đánh giá thấp, đề xướng điều gì đều bị nghi ngờ, làm việc gì ít ai tán trợ.
Không uống rượu, chính ta khỏi bị cái tệ điên cuồng mất trí, khỏi gây cho cơ thể bệnh
hoạn suy yếu, khỏi bị người khinh thường trong lúc say sưa. Trái lại, bản thân ta điềm
đạm bình tĩnh, thân thể khỏe mạnh, đối với mọi người đều được quí kính, sanh con cũng
thông minh sáng suốt. Đó là lợi ích bản thân ngay trong hiện tại. Nếu về mai sau, không
sát sanh thân tráng kiện sống lâu; không trộm cướp, được tài sản sung túc; không tà dâm,
thân thể đẹp đẽ; không nói dối, ăn nói khôn ngoan mọi người yêu chuộng; không uống
rượu, trí tuệ sáng suốt.
IV.- LỢI ÍCH GIA ĐÌNH XÃ HỘI
Mọi người trong nhân loại đều tự nhận sanh mạng là tối thượng. Biết tôn trọng
sanh mạng là nếp sống văn minh, chà đạp trên sanh mạng là con người dã man. Biết giữ
năm giới là nguồn hạnh phúc của gia đình, là nếp sống văn minh của xã hội. Đức Phật
nhìn thẳng vào con người, đem lại cho con người một đời sống an lành, một gia đình
hạnh phúc, một xã hội văn minh, Ngài chế ra năm giới.
Sanh mạng là giá trị tối thượng của con người mọi người đều phải tôn trọng, vì
tôn trọng sanh mạng con người, Phật cấm Phật tử không được sát sanh. Sanh mạng con
người được tồn tại vững bền, nhờ tài sản nuôi dưỡng, vì tôn trọng tài sản của người,
Phật cấm Phật tử không được trộm cướp. Sự sống của con người cần có gia đình, gia
đình là tổ ấm của nhân loại, tổ ấm ấy bị lung lay là mất hạnh phúc, vì tôn trọng hạnh
phúc của gia đình, Phật cấm Phật tử không được tà dâm. Sự sống chung đụng trong gia
đình và ngoài xã hội cần phải tin tưởng nhau, thiếu lòng tin thì không thể thông cảm
thân yêu, vì đem sự tin yêu lại cho mọi người, Phật cấm không được nói dối. Trật tự
của gia đình và xã hội là sự an ổn, một duyên cớ gây xáo trộn trong gia đình và ngoài
xã hội là làm mất trật tự chung, vì tôn trọng trật tự của gia đình và xã hội, Phật cấm
Phật tử không được uống rượu.
Chỉ trong năm giới thôi, nếu gia đình nào gìn giữ trọn vẹn là gia đình ấy có
hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, tin yêu thuần cẩn. Nếu mọi người trong xã hội ứng
dụng triệt để là một xã hội văn minh, chan hòa sự cảm thông và thương mến. Chúng ta
vì lợi ích bản thân, vì hạnh phúc của gia đình, vì sự an lạc của xã hội, nỗ lực gìn giữ
năm giới. Gìn giữ năm giới là tôn trọng nhân bản, là nếp sống văn minh, là nền tảng
đạo đức vậy.
V.- KẾT LUẬN
Sự khổ đau tột độ của con người không gì hơn, khi họ nghĩ đến sanh mạng họ
bị đe dọa, tiền của họ bị mất mát, người yêu họ bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống
khổ khắc nghiệt nhất của con người. Vì cứu khổ đem vui lại cho con người, Phật cấm
người Phật tử không được làm ba điều ấy. Tình thương vĩnh viễn không có, nếu con
người không tin tưởng và cảm thông nhau. Điều này cũng là nỗi đau khổ thứ yếu của
con người. Bởi vì trong cuộc sống mà không có tình thương, là loài người đang lạc loài
ở giữa bãi sa mạc hay chốn rừng hoang, còn đâu sự đùm bọc thân yêu chia sớt cay
đắng ngọt bùi. Muốn đem tình thương cho nhân loại, trước tiên phải có tin tưởng thông
cảm nhau, nên Phật cấm người Phật tử không được nói dối. Chính bao nhiêu đó, chúng
ta đã thấy lòng từ bi lênh láng của đức Phật. Tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật
đã thể hiện rõ ràng trong năm giới này. Vì thương mình thương người, Phật tử chúng
ta phải cố gắng gìn giữ và khuyên người gìn giữ. Đó là căn bản của Đạo làm người
hiện tại và mai sau.
D
ĐI CHÙA LỄ PHẬT
I.- MỞ ĐỀ
Người xưa nói “làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm
mê mờ”. Chúng ta thao thức ước mơcó thì giờ rảnh đi chùa để được nghe những lời
chỉ dạy đạo lý của Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúc đẩy chúng ta.
Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hí trường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ
làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Chọn lấy một hành động có nghĩa là để làm theo, đích
thực là người trí. Chạy theo những hành động vô nghĩa hưhèn, quả là kẻ ngu. Đã có
mặt trên cõi đời, chúng ta phải chọn lấy một lối đi để đưa đời mình đến chỗ rạng ngời
tươi đẹp. Vô lý, chúng ta mãi đua đòi theo sự ăn mặc vui đùa, đến một ngày kia thân
này sắp hoại, tự ta nghĩ sao về thân phận mình? Vì thế, sự đi chùa lễ Phật là một việc
làm do động cơ tỉnh ngộ thúc đẩy, với một tinh thần cố gắng vươn lên, gầy dựng cho
mình một ngày mai sáng đẹp.
II.- ĐI CHÙA
Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vì học hỏi chánh pháp, tập tu
đức hạnh. Người Phật tử mới đến với đạo chưa thấm nhuần Phật pháp, nếu không được
sự chỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểu đạo tu hành. Muốn hiểu đạo lý, Phật tử tới lui
Tự viện để thưa hỏi học tập là sự đương nhiên không thể thiếu. Vì sự sống bận rộn
ngoài xã hội, Phật tử đâu đủ thì giờ nghiên cứu giáo lý, chỉ gặp Tăng, Ni trong nửa giờ,
một giờ, Phật tử có thể học được nhiều điều trước kia chưa biết. Vì thế, đến chùa để
gặp Tăng, Ni là điều thiết yếu không thể thiếu, đối với mỗi Phật tử tại gia. Đi chùa có
hai trường hợp, đi chùa ngày thường và đi chùa ngày lễ vía.
Đi chùa ngày thường: Bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà, người Phật tử có thể
đi chùa. Khi đi chùa, Phật tử phải nhắm thẳng mục đích thưa hỏi đạo lý. Vì hỏi đạo lý,
Phật tử phải ghi lại những điều gì mình chưa hiểu để đem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa,
Phật tử phải có ít nhất đôi ba vấn đề thưa hỏi Tăng, Ni. Những vấn đề ấy, hoặc do thấy
nếp sống sanh hoạt nhà chùa chưa hiểu đem ra hỏi, hoặc đọc trong kinh sách chỗ nào
không biết đem ra hỏi. Biết thưa hỏi như vậy, người Phật tử học đạo rất chóng tiến. Đi
chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấn của người Phật tử.
Nhưng cũng có những khi không vì hỏi đạo mà vẫn đi chùa. Đây là trường hợp
vì đua chen trong cuộc sống, người Phật tử thần kinh bị căng thẳng, vội vàng bỏ việc
đến chùa. Đến đây để ngồi yên trên tảng đá dưới bóng mát tàn cây, nghe tiếng gió thì
thào trên ngọn cây, giọng chim líu lo trong cành râm, khung cảnh tịch mịch của nhà
chùa, khiến tâm hồn lắng xuống thần kinh dịu lại. Không cần gặp ai, chẳng màng thưa
hỏi, chỉ cần mắt ngắm mấy cội tùng xanh, mũi ngửi mùi hương nhẹcủa hoa lan, hoa
nguyệt quới, ngồi đặt lưng tựa bên vách chùa, chúng ta cảm nghe lòng nhẹnhàng
khoan khoái, những giờphút này gánh nợ đời oằn oại đôi vai bỗng dưng như quẳng
mất. Chính cảnh cô liêu tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực
dọc não phiền của Phật tử.
Đến chùa ngày lễ vía: Cùng Phật tử với nhau như con một cha, những ngày lễ
vía là ngày huynh đệ sum họp. Ngày thường mỗi Phật tử có hoàn cảnh riêng gia đình
riêng, ít khi gặp được nhau để thăm hỏi sự tu hành, nhắc nhở nhau về đức hạnh. Nhân
ngày lễ vía ở chùa, toàn thể Phật tử tụ hội về cùng thăm hỏi nhau trong tình đạo bạn,
cùng giãi bày nhau về kinh nghiệm tu hành, thật là một cơ hội quí báu. Chúng ta đâu
không nghe ông cha chúng ta đã nói “ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Đoàn tụ dưới
mái chùa, huynh đệ ngồi gần nhau đàm đạo mật thiết thân tình, đây là một niềm vui để
dắt dìu nhau trên con đường đạo đức. Mến thương nhau, đoàn kết nhau, khích lệ nhau,
cùng nỗ lực leo lên cho đến tận đỉnh ngọn giác ngộ.
Càng cao cả hơn, khi chúng ta nghe Tăng, Ni kể lại hành trang nhuộm mùi từ bi
đượm màu giác ngộ của chư Phật, Bồ-tát, hoặc nghe giải thích giáo lý cao siêu thoát
tục của Phật dạy, làm sáng tỏ thêm đường lối tu hành. Thật là những cơ hội hiếm có để
Phật tử thấm nhuần chánh pháp. Vắng mặt trong những ngày lễ vía, là một thiệt thòi
đáng kể của người Phật tử. Có nghe giáo lý, có học công hạnh của Phật, Bồ-tát, Phật tử
mới biết phương hướng tu hành, mới thấy những gương sáng ngời để noi theo. Dù đã
qui y mấy mươi năm, không chịu học hỏi giáo lý, không siêng nghe giảng dạy, Phật tử
này vẫn mờ mịt không hiểu gì về đạo Phật. Là Phật tử phải tỏra xứng đáng với danh
nghĩa của mình, nghĩa là học và hành đúng với đường lối Phật dạy. Vì thế, đi chùa
nghe giảng là điều tối cần thiết của người Phật tử.
III.- LỄ PHẬT
Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quí kính
một đấng lòng từbi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Vì quí kính công đức trí tuệ của
Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những
thói ngạo mạn cống cao. Quí kính gương cao cả của Phật đểmình noi theo. Phước đức
lạy Phật là tại chỗ đó.
Lễ Phật vì dẹp ngã mạn – Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự
đắc, vênh váo nghênh ngang. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn
công đức. Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc, để diệt
trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các ngài là tự mình thấy không bì kịp các ngài,
biết mình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Khi lạy các ngài không mong một ân
sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của các ngài, tựthấy mình hèn hạ thấp
thỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sanh. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi,
chàng võ sĩ thì nể tay vô địch, kính trọng Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc tự nhiên chúng
ta có dự phần trong ấy rồi. Quả như câu nói “kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta
muốn dẹp bỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều
cần thiết vậy.
Lễ Phật vì noi gương – Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học đòi noi theo
gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải học đòi theo gương đức Phật? Bởi vì, Phật đã
đầy đủmọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải học theo. Đây chúng tôi
đơn cử một công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta có theo kịp không?
Một hôm, đức Phật một mình mang bình bát vào thôn xóm khất thực, bỗng có
một người ngoại đạo biết Ngài và biết rõ Phật đi đến đâu ắt đệ tử của chúng đều bỏ đạo
qui kính Phật. Nổi tức, ông đi theo sau lưng Phật mạ lỵ đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến
bước đều đều không một lời đối đáp. Đến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật,
chặn lại hỏi: Cù-đàm thua ta chưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già
đọc bài kệ:
Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ.
(Kinh Trung A-hàm)
Ngoại đạo hối lỗi ăn năn lễ tạ.
Thử hỏi hành động này của đức Phật, chúng ta có ai dám tự hào cho mình làm
được. Nếu đem danh vọng giá trị so sánh, đức Phật là một vị giáo chủ trong tôn giáo,
một vị Thái tử ở thế gian, chúng ta hiện nay là một tín đồ trong tôn giáo, một kẻ tay
trắng ở thế gian, đức Phật bị mạ lỵ mà không tức giận, chúng ta bị mạ lỵcó tức giận
chăng? Nếu chúng ta không tức giận cũng chưa dám bì với đức Phật, vì giá trị danh
vọng của chúng ta có ra quái gì. Huống là, bị mạ lỵchúng ta liền nổi giận ầm ầm. Nhìn
lại đức Phật thử xem chúng ta cách Ngài bao xa? Thế thì lạy Ngài bao nhiêu mới xứng
đáng trong việc noi gương theo Ngài? Đến như tâm từ bi, trí giác ngộ của Phật, sánh
với chúng ta thật là trời cao vực thẳm. Đời đời kính lễNgài, cũng là cái hãnh diện của
chúng ta, biết kính người đáng kính. Thế mà, có một ít người thấy chúng ta lạy Phật,
họ tỏ vẻ ngạo nghễ. Hãy nghe câu chuyện đối đáp này:
Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân
đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi: Em đi đâu thế? Bé gái đáp: Em đi chùa
lễ Phật. Quân nhân hỏi: Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì? Bé gái hỏi
lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không? Quân nhân đáp: Sáng nào cũng chào
cờ. Bé gái hỏi: Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào? Quân nhân đáp:
Chào tinh thần Tổquốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không phải chào vải màu. Bé
gái nói: Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình
tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng. Quân nhân đành thôi.
VI.- KẾT LUẬN
Chọn một hành động có ý nghĩa là con người tỉnh sáng. Khi đã nhận định kỹ
việc làm của mình, dù có bị chê khen, chúng ta vẫn an ổn thực hành. Chỉ có những kẻ
xu thời, thấy ai khen cái gì chạy theo cái nấy, mới bàng hoàng khi bị ai phê bình hành
động của mình. Đi chùa lạy Phật đã mang sẵn những ý nghĩa của nó, dù có ai chê là
mê tín…, ta vẫn an nhiên. Đạo đức có hay không, do lòng ta biết kính trọng người đạo
đức hay không. Do lòng kính trọng mới thúc đẩy chúng ta học đòi và bắt chước theo
người đức hạnh. Lạy Phật là động cơ đẩy mạnh chúng ta tiến mãi trên đường giác ngộ.
D
SÁM HỐI
I.- MỞ ĐỀ
Mắc bệnh ung nhọt làm mủ trong thân, người bệnh cần phải gan dạ mời giải
phẫu sư mổ ra và cạo rửa mủ máu cho sạch, có thế thì bệnh chóng lành. Nếu bệnh nhân
hèn nhát không dám cho mổ, để ấp ủlâu ngày, ung nhọt có thể làm nguy hiểm đến
tánh mạng. Cũng như thế, người tu lỡ phạm những điều tội lỗi, gan dạ đến những bậc
đức hạnh thành tâm phát lồ sám hối thì tội lỗi chóng sạch. Ngược lại, kẻ ấy hèn nhát
cứ một bề che giấu, tội lỗi càng ngày càng trầm trọng, đến mai kia có thể sa đọa không
thể cứu. Chúng ta là phàm phu, là kẻ đang tập tu, không sao tránh khỏi những điều sai
lầm tội lỗi, chỉquí ở chỗ có lỗi biết thành tâm sám hối, không dám tái phạm, khiến tội
lỗi sạch dần cho đến ngày nào đó hoàn toàn thanh tịnh. Hèn nhát không chịu sám hối
là kẻ chấp nhận sự lui sụt của mình, tự hủy bỏ đời sống tu hành của chính mình. Sám
hối là phương pháp sách tiến mạnh mẽ nhất, đối với người chân thật tu hành, bỏ sám
hối khó ai từ phàm phu tiến lên thánh được.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Sám hối là ăn năn hối cải. Những tội lỗi đã làm, chúng ta hổ thẹn, ăn năn
không dám tái phạm; những tội lỗi đang làm và sẽlàm, chúng ta hứa sửa đổi không
làm. Không phạm tội cũ, không tạo lỗi mới, là chủyếu của pháp sám hối. Sám hối
cũng nói là phát lồsám hối. Phát lồlà vạch trần những tội lỗi mình đã làm phơi bày
trước bậc đức hạnh đểthành tâm sám hối. Làm thế, do tâm hổthẹn, cầu tiến mới dám
gan dạ đến trước bậc đức hạnh phơi bày hết tội lỗi của mình cầu xin sám hối. Giá trị
căn bản nhất là, hổthẹn và cầu tiến, hai tâm này là động cơchính yếu trong việc sám
hối. Vì hổthẹn và cầu tiến chúng ta mới sám hối, sau khi sám hối dứt khoát không tái
phạm gây tạo nữa. Trọng tâm của sám hối là ởchỗnày.
III.- HÌNH THỨC SÁM HỐI
Sám hối tương tợnghĩa xin lỗi của người thếgian. Người thếgian lỡphạm lầm
lỗi với ai khiến họphiền muộn, biết mình có lỗi gan dạ đến xin lỗi, lỗi lầm ấy liền
được tha thứ, nếu người rộng lượng, hoặc giảm bớt buồn phiền, nếu người cốchấp.
Biết nhận lỗi mình và gan dạ đi xin lỗi, quảlà người tiến bộ đáng khen. Người tu cũng
thế, nếu vì ba nghiệp không khéo gìn giữ, có ngôn ngữhành động làm cho người
chung quanh mình phiền não, nhận rõ lỗi mình, gan dạ đến ngay đương sựthành tâm
sám hối. Nếu người thật tu hành, không ai chẳng tha thứcho người đã biết lỗi sám hối.
Thếlà tội lỗi liền đó dứt sạch.
Nếu người tu vì si mê che đậy lỡphạm những giới của mình đã thọ, cần phải hổ
thẹn gan dạ đến trước những vị đức hạnh phát lồsám hối. Do lòng thành của mình và
nhờsựchứng minh của bậc trưởng thượng, chúng ta nỗlực cốgắng không tái phạm
những lỗi lầm cũvà không tạo tội lỗi mới. Các bậc đức hạnh không thểtha tội lỗi cho
chúng ta, song nhờcác ngài làm đối tượng cao quí khiến những lời hứa nguyện của
chúng ta có thêm sức mạnh, cho đến cả đời không quên. Biết ăn năn lỗi cũ, không tạo
tội mới, đây là lý do hết tội của người sám hối.
Trên đường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặc trong khi phát
nguyện tu hành gặp toàn những trởngại, hoặc thân thểbệnh hoạn ngăn trởsựtu, hoặc
túc nghiệp ác duyên khiến mờmịt ngu tối… gặp hoàn cảnh này, chúng ta nên đến trước
hình tượng Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Bởi những nghiệp duyên đời trước, hiện
nay chúng ta không nhớkhông biết, chỉthấy những hiện tượng bất tường, nhận ra
mình còn nhiều ác chướng, đến trước Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Với lòng thiết
tha tâm chân thành, chúng ta đảnh lễPhật, Bồ-tát, quì gối chí thành phát lên những lời
chí thiết sám hối và hứa nguyện, cầu Phật, Bồ-tát chứng minh. Bởi lòng thành khẩn
thiết tha này, nên sám hối tội lỗi chóng sạch. Lời văn sám hối những nghiệp chướng cũ
thu gọn trong bốn câu này:
Xưa con đã tạo bao ác nghiệp
Đều bởi muôn thuởtham sân si
Từthân miệng ý mà phát sanh
Tất cả, nay con xin sám hối.
IV.- TINH THẦN SÁM HỐI
Sám hối đúng ý nghĩa của nó phải có đủtâm hổthẹn và cầu tiến. Vì hổthẹn,
chúng ta không thểchứa chấp tội lỗi mãi, cần thành tâm sám hối rồi mới an ổn. Với
tinh thần cầu tiến chúng ta phải dứt khoát những lỗi lầm đã qua bằng cách sám hối, để
vui vẻtiến lên con đường đạo đức. Có thế, sựtu hành tinh tấn không bịchướng ngại.
Bởi hổthẹn và mong mỏi vươn lên, sau khi sám hối, chúng ta tuyệt đối không đểtái
phạm những lỗi cũ. Chính khi sám hối không phải bịai bắt buộc, chỉdo tâm hổthẹn
thúc đẩy, chí thành tha thiết sám hối. Lòng chí thành tha thiết sẽgiúp chúng ta sạch hết
mọi tội lỗi.
Tuy nhiên, đã thành tâm sám hối lý đáng không được tái phạm lỗi ấy nữa, song
vì hoàn cảnh bất khảkháng, hoặc vì tâm yếu mềm chống chọi không lại, rồi dẫm lại
vết xưa. Thế đã dởlắm rồi, nhưng chúng ta cũng thành tâm sám hối đừng nản. Còn
biết sám hối, chúng ta còn thấy đó là tội lỗi, nếu buông xuôi luôn, tội lỗi càng ngập
đầu. Vì thế, có khi một lỗi phạm đến đôi ba lần, lần nào chúng ta cũng vẫn mạnh dạn
sám hối, đừng vì tựái không dám sám hối những lỗi đã tái phạm, tựái này là gốc
khiến ta buông lung tột độ.
Tinh thần sám hối buộc chúng ta phải thành khẩn thiết tha, hổthẹn cầu tiến,
vạch trần những lỗi lầm đã làm, cầu xin sám hối. Vì vậy, khi sám hối đương sựphải
cần cầu tha thiết, lời lẽtrình bày chân thành rành rõ thiết yếu, phát nguyện chừa cải
một cách mạnh dạn, mới đúng ý nghĩa sám hối. Nhưng gần đây các chùa cứtheo lệ
xưa, chiều mười bốn và chiều ba mươi tổchức lạy sám hối Hồng Danh, sau khi lạy quì
xuống tụng nguyên bản văn dịch âm chữHán, Phật tử đọc thuộc lòng mà không hiểu
biết gì hết. Nhưthế, cứlạy tụng xong gọi là xong thời sám hối. Sám hối nhưthếmất
hết tinh thần cao cả, ý nghĩa thâm sâu của nó. Hằng ngày Phật tửlàm những tội lỗi gì
cũng được, miễn đến ngày mười bốn và ba mươi đi sám hối một thời là sạch. Quảlà
một việc làm lấy lệkhông đúng tinh thần đạo Phật.
V.- LỢI ÍCH SÁM HỐI
Nếu người phạm tội một lòng thành khẩn thiết tha sám hối, sau khi sám hối
tuyệt đối không tái phạm, người này chưa phải là thánh, nhưng đã là bậc hiền. Bởi vì
tất cảthếgian này có ai không có tội lỗi, chỉkhác nhau nhiều hay ít, biết chừa cải hay
không biết chừa cải ấy thôi. Đã có tội lỗi mà biết ăn năn hối cải, tội lỗi ấy sẽgiảm
xuống dần dần, cho đến hết, người nhưthếkhông phải bậc hiền là gì? Cho nên trong
cuộc sống này, chúng ta đừng đòi hỏi mình hay mọi người không có tội lỗi, chỉcần khi
lỡphạm tội lỗi mình cũng nhưmọi người phải hổthẹn ăn năn thành tâm sám hối,
nguyện chừa cải hẳn sau này. Được thế, chúng ta đều là con người tiến bộ, là kẻsẽ
vươn lên bậc Hiền Thánh ởmai kia. Sám hối muốn hết tội phải nhắm thẳng động cơ
chánh yếu của nó. Nhưbài kệnày:
Tánh tội vốn không do tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong
Tội trong tâm diệt cảhai không
Thế ấy mới là chân sám hối.
Hành động ăn cướp ăn trộm, tựnó không thểthành nghiệp phải do lòng tham
thúc đẩy. Lòng tham là động cơchánh yếu của hành động trộm cướp. Thếnên nói
“tánh tội vốn không do tâm tạo”. Lòng tham dứt rồi thì hành động trộm cướp làm gì
còn. Quảlà cảtâm cảtội đều sạch, sựsám hối này mới là chân chánh sám hối. Chân
chánh sám hối thì tội lỗi nào mà chẳng sạch.
Hoặc khi sám hối thì thành khẩn tha thiết, song sau đó lại mau quên thỉnh
thoảng lại tái phạm. Tái phạm lại sám hối, năm lần mười lượt nhưvậy, tuy tội không
sạch được, mà do bền chí sám hối nó cũng mòn dần. Đây có thểlà trường hợp của
hạng trung bình chúngta. Chúng ta chưa được một lần sám hối là dứt khoát không
phạm, mà lâu lâu lại tái phạm tội cũ. Đừng thối chí đừng nản lòng, chúng ta lại dập
đầu sám hối nữa. Biết nhưthếlà dở, song dởphải chịu dởchớsao; biết dởchịu dởcòn
hơn người không biết không chịu.
Có sám hối là có suy giảm tiêu mòn, chúng ta hằng ngày mang tâm hổthẹn,
lòng thiết tha sám hối mãi. Nhắc đi lập lại đôi ba mươi lần, nó cũng có sức mạnh, đây
là hành động thấp mình khiến tâm ngạo mạn tiêu mất, lâu ngày công đức cũng được
đầy đủ. Dám sám hối cũng là một việc làm can đảm, nó là sức mạnh đẩy chúng ta tiến
lên. Tu mà không gan dạsám hối, quảlà người hèn nhát che dấu không thểnào tiến
lên được.
VI.- KẾT LUẬN
Người đời đa sốcó tội lỗi tìm mọi cách khéo léo che giấu đắp điếm cho người
khác đừng thấy lỗi mình, chúng ta có lỗi can đảm nhận chịu và can đảm phơi bày cho
người khác biết đểsám hối. Thế đã vượt hơn người đời một bậc đáng kểrồi. Huống là,
biết lỗi rồi ăn năn hổthẹn quyết tâm chừa cải đểkhỏi phạm lại lần thứhai, người này
hẳn đã đi theo bước đường của Hiền Thánh. Căn bản của sựtu hành là sửa đổi những
điều dở, nếu chúng ta không còn dởthì ai cần tu. Sửa đổi những điều dở, sám hối là
thượng sách. Người biết sám hối, là biết tu, ngược lại có lỗi mà không biết sám hối, dù
có mang hình thức nhà tu kẻ ấy cũng chưa biết tu. Sám hối với một tâm chí thành, với
một lòng tha thiết, xấu hổnhững lỗi đã làm, quảquyết không tái phạm, người này
không còn tội lỗi nào mà chẳng sạch. Dù có tạo tội bao nhiêu, họvẫn là người tốt ở
mai sau.
D
CÚNG DƯỜNG TAM BẢO
I.- MỞ ĐỀ
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần
công, giúp một phần của đểthành tựu công việc lành ấy. Quảlà người này đã có lòng
lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từbến mê
qua bờgiác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bểkhổ đưa
đến bờNiết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong
rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợbồi bổtô đắp cho Tam Bảo thường còn ởthế
gian thì công đức biết bao kểxiết. Vì Tam Bảo thường còn ởthếgian, chúng ta phát
tâm cúng dường, quảlà việc làm tựlợi lợi tha đầy đủ.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cảnhững sự
bảo bọc giúp đỡgìn giữ đểTam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là
Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉcòn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từchữ
Phạn đến chữHán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩtu theo
Phật học chánh pháp. Chính những vịnày có bổn phận gìn giữhình tượng Phật còn,
phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệtrọng nhất là Tăng.
Nếu không có Tăng ai gìn giữchùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thếnên, cúng
dường Tam Bảo là nói chung, mà hệtrọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn,
Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thếmọi sựcúng dường đều đặt nặng
vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ởnhân gian.
III.- CÚNG DƯỜNG SAI LẠC
Thếmà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng
dường. Nhưcó một Phật tử đi chùa đến thầy Trụtrì xin cúng năm đồng, liền đó được
nghe hỏi “cầu cái gì”, Phật tửngơngác. Thầy Trụtrì hỏi thêm “cầu an hay cầu siêu”,
Phật tửbóp đầu suy nghĩ đáp “cầu siêu”, rồi biên một dọc tên vào sổcầu siêu. Phật tử
này nhưthế, Phật tửkhác cũng thế. Đã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay
cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự
cúng ấy quảlà vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham
lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng
một Phật tử. Cái hưdởnày tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉlối sai lạc.
Đến phần ông thầy, do Phật tửcầu siêu cầu an nên có tiền. Đồng tiền này sau
một thời kinh cầu nguyện xong, ông tựcoi nhưtrọn quyền sửdụng không có tánh cách
e dè sợsệt gì cả. Nếu một buổi lễcầu nguyện được Phật tửcúng nhiều tiền, thếlà ông
mặc tình phung phí, vì tựcho do công tụng cúng của mình mà được. Thếthì đời tu
hành cốt vì giác ngộgiải thoát, vô tình trởthành người tụng kinh mướn. Người tu cốt
xảphú cầu bần, xảthân cầu đạo, biến thành kẻthụhưởng. Trái với mục đích xuất gia,
trởthành kẻhưhèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ
thuộc nhỏnhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Thếmà, người ta thổi
phồng nó lên, đểrồi cả đời người tu gần nhưhết tám mươi phần trăm (8O%) Phật sự
đều nằm trong những lễcầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn
chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tửmà một bềcổ
xúy cho sựcầu cúng, là đưa họvào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam ích kỷ
cho họ. Quảlà kẻtạo thêm tội lỗi, chớkhông phải người tu hành.
IV.- CÚNG DƯỜNG ĐÚNG PHÁP
Người Phật tửchân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉvì mong cho
Tam Bảo thường còn ởthếgian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổmê lầm. Nếu đến
chùa, Phật tửcúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tửnên thưa:
“Chúng tôi chỉcầu mong chưTăng, chưNi nhận món tịnh tài này đểcó phương tiện
an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh.” Chỉvì Tam Bảo vì chúng
sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vịtha. Làm việc bốthí
cúng dường cao đẹp nhưvậy công đức làm sao giới hạn được. Vì Tam Bảo thường còn
ởthếgian đểlàm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và
thân quyến mình rồi. Quên mình chỉnghĩ đến toàn thểchúng sanh, không phải lòng
lợi tha vô bờbến là gì? Với một lòng vịtha rộng lớn nhưvậy, dù một sốtiền nhỏ, một
vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói “Phật dụng
tâm”.
Tăng, Ni nhận sựcúng dường chân chánh của Phật tử, tựnhiên thấy mình có
một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh
pháp lợi ích chúng sanh? Đểxứng đáng thọnhận những thứcúng dường của Phật tử,
chỉcần nỗlực tu hành, cốgắng học tập đểhiện tại và vịlai làm lợi ích chúng sanh.
Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thểmai kia phải mang lông
đội sừng đểtrảnợtín thí. Biết nhưthế, hiểu nhưthế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ
là trong việc tu hành học tập. Thếlà, nhờsựcúng dường chân chánh của Phật tửthúc
đẩy Tăng, Ni đã cốgắng càng cốgắng hơn trong nhiệm vụthiêng liêng cao cảcủa
chính mình. Thấy mình thiếu nợ, mới cốgắng lo đền trảbằng cách nỗlực tu hành và
độsanh, đây là mục tiêu đức Phật bắt Tăng, Ni thọnhận đồcúng dường của Phật tử.
Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồcúng dường chân chánh đúng pháp
thì, cảthầy trò đều cao thượng và lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tập
tục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiến cho chánh pháp đi lần vào chỗ
mờtối suy tàn. Chúng ta là người lãnh đạo, không phải là kẻtheo đuôi tín đồ đểcầu
được nhiều lợi dưỡng. Đã dám bỏnhà đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách
nghèo nàn, mọi sựgian truân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơtâm siêu
thoát của mình.
Tuy nhiên, nói thếkhông có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủnhận sựcầu
nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉlà trợduyên nhỏxíu, kẻ đối tượng cầu
nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, nhưtrong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận
“nhân quảnghiệp báo” là chân lý thì sựcầu nguyện là ngoại lệ, có kết quảcũng tí xíu
thôi. Cổvũcho điều phi chân lý, đểcho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với
chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi
cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: “Việc làm này là phụthuộc không đáng kể,
kết quảít lắm.” Có thếmới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh.
Đã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờtu học của Tăng,
Ni, làm mất thì giờtruyền bá chánh pháp.
V.- LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG
Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và
thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì
Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽtheo tâm lượng rộng rãi
thênh thang này. Người Phật tửchân thật thì, bao giờhay bất cứviệc gì cũng vì lợi ích
chúng sanh. Đừng khi nào đểlệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. ChưPhật ra đời cũng vì
chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chưPhật cũng
vì cứu độchúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cảcủa người tu theo đạo Phật. Vì
chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quảthật người Phật tửsống đúng chánh pháp,
hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với
chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tửlàm phước tạo
công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.
VI.- KẾT LUẬN
Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sáng giác ngộ đến đâu
thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy. Mê tín là một bóng đêm, giác ngộlà ngọn đèn sáng.
Bóng đêm và ánh sáng hai cái không thểcó đồng thời. Nếu sáng thì không tối, hoặc tối
thì không sáng. Có giác ngộlà không có mê tín, có mêtín thì không có giác ngộ. Nếu
chứa chấp mê tín là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ. Trong đạo giác ngộquả
thật không có mê tín. Học đạo và truyền đạo giác ngộ, chúng ta cương quyết dẹp hết
bóng đêm mê tín. Có được nhưvậy mới gọi là người trung thực với chánh pháp. Bằng
ấp ủnuôi dưỡng chứa chấp mê tín, dù kẻ ấy mỗi ngày cúng Phật trăm lần vẫn là kẻphá
hoại chánh pháp. Thà là chúng ta cam chịu chết đói, quyết không vì lợi dưỡng mà làm
những điều mê tín, dẫn dắt người đi trên đường mê tín. Đã thừa nhận mình là Phật tử,
quyết định không vì lòng tham đểbịmột sốngười lợi dụng dẫn đi con đường mê tín.
D
PHẬT GIÁO ĐỘSANH
I. MỞ ĐỀ
Tất cảviệc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng
sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo. Thếnên sựtruyền bá của Phật giáo vì lợi ích
chúng sanh. Nếu không vì lợi ích chúng sanh, sựtruyền bá ấy là vô nghĩa lý. Chúng
sanh ở đây là những người hiện có mặt, nghe hiểu được những lời giáo hoá. Chúng ta
đừng hiểu chúng sanh là những âm hồn, những kẻchết. Nếu Phật giáo sống với kẻ
chết, thực chất Phật giáo đã chết mất rồi. Thếmà gần đây có một sốTăng, Ni đưa Phật
giáo đi vào cõi chết. Tăng, Ni xuất hiện đông đủchỉ ởnhững đám ma chay. Phật sự
quan trọng của Tăng, Ni là đưa ma cúng đám. Đó là nét bi thảm đang xuất hiện trên
hình ảnh Phật giáo Việt Nam. Cần nói một câu chính xác hơn: “Phật giáo độsanh,
không phải độtử.” Nếu ai cốtình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻlàm hoại diệt
Phật giáo.
II. GIẢNG DẠY
Vì tính cách độsanh nên những người truyền giáo có bổn phận hằng giảng dạy
cho tín đồthông hiểu Phật giáo. Mỗi ngôi chùa là một nơi giảng dạy kinh điển, mỗi
buổi lễlà mỗi lần giảng dạy giáo lý. Có thế, người Phật tửmới biết rõ đường lối tu
hành, mới thâm nhập được giáo lý cao siêu. Phật giáo đã tựhào có một kho tàng kinh
điển dồi dào, mà người Phật tửkểcảTăng, Ni, đa sốdốt nát vềgiáo lý. Lỗi ấy tại ai?
Bởi sựtruyền bá còn sơsót yếu kém, chính Tăng, Ni phải chịu trách nhiệm. Sởdĩcó
sơsót này, vì Tăng, Ni bận quá nhiều thì giờlo cho người chết. Một người chết, Tăng,
Ni mất mấy ngày đêm có mặt tại tang gia, sau khi chôn cất xong, phải mất bao nhiêu
ngày trong những lễtrai tuần. Nếu chùa có đôi ba ngàn Phật tử, thửhỏi Tăng, Ni còn
thì giờ đâu lo tu học và truyền bá chánh pháp. Quảlà chúng ta làm lệch lạc trọng trách
của mình. Việc đáng làm chúng ta lại không làm, việc không đáng làm chúng ta lại
dồn hết thì giờvào đó. Ví nhưngười chết đã nằm cứng đờtrong quan tài, mà ba bốn vị
Tăng, Ni có khi nhiều hơn, thường trực tụng kinh cho họnghe, thửhỏi đã nghe được
những gì? Đúng theo tinh thần Phật giáo, người chết sau khi tắt thởtùy nghiệp thiện ác
theo đó đi thọsanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài đểchúng ta tụng kinh cho họnghe.
Việc làm này quảthật không đáng, mà chúng ta tốn nhiều thì giờ. Vì thế, việc tối quan
trọng là giảng kinh dạy đạo, chúng ta phải bê tha đi. Nếu thật người chân chánh xuất
gia, chúng ta phải điều chỉnh lại, đừng để đi mãi trên con đường sai lầm nhưthế.
Chúng ta hằng nhớtrọng trách của mình là phổbiến chánh pháp lợi ích quần sanh,
không phải vì tụng cúng để được lòng Phật tử.
III.- DỊCH KINH VIẾT SÁCH
Kinh điển Phật giáo hiện giờchưa được phiên dịch hết ra chữViệt. Thếlà trọng
trách Tăng, Ni còn nặng nềbiết mấy. Những bản kinh chữPhạn, sang Trung Quốc
người ta đã phiên dịch thành chữHán. Tạng kinh chữHán có mặt ởViệt Nam khá lâu
rồi, Tăng, Ni Việt Nam chưa phiên dịch được một phần mười (1/10). Cho đến những
nghi lễtụng niệm hằng ngày cũng vẫn đọc theo phiên âm chữHán, quảlà một thiếu
sót to tát của Phật giáo Việt Nam. Tại sao Tăng, Ni không dồn hết thì giờcủa mình
trong việc học tập đểphiên dịch kinh điển? Bởi vì Phật tử đòi hỏi việc đưa ma cúng
đám, Tăng, Ni mới thiếu thì giờhọc tập. Tăng, Ni là người hướng dẫn Phật tử, tại sao
chúng ta mãi đểnhững đòi hỏi không đáng, làm mất thì giờvàng ngọc của người tu?
Chính tại Tăng, Ni không gan chẳng dám nói thẳng, sợmất cảm tình, khiến tệ đoan
càng ngày càng thêm. Đâu những thế, có một thiểu sốTăng, Ni lại bày biện đủcách
rối ren, khiến đã mất thì giờlại thêm mất thì giờ. Những kẻnày bềngoài xem dường
nhưthương Phật pháp, kỳthật họlợi dụng Phật pháp làm kếsanh nhai. Người Phật tử
dốt nát không biết, thấy bày biện chừng nào lại càng thích chừng ấy, quảthật kẻmù
dắt đám mù. Kinh điển là những phương thuốc độ đời, Tăng, Ni là người chịu trách
nhiệm truyền bá, mà không dồn hết thì giờhọc tập phiên dịch, thật là trái với bổn phận
biết bao. Tổtiên chúng ta khi xưa học chữHán, nên Tạng kinh chữHán vốn không có
gì khó khăn. Hiện nay chúng ta học chữViệt, Tạng kinh chữHán là một cổngữkhông
làm sao đọc được. Tăng, Ni hiện nay không cốgắng dịch ra chữViệt, vô tình chúng ta
đểgiáo lý chết khô và chôn sâu trong các tủkinh nhà chùa.
IV. THỌCÚNG DƯỜNG
Khi xưa Phật còn tại thế, nếu Phật tửmuốn thỉnh Phật và Tăng chúng cúng
dường, Phật đều thọnhận. Đúng giờthọtrai, Phật và chúng Tăng mới đến, nghỉngơi
giây lát rồi thọtrai. Thọtrai xong, trong gia quyến tụhọp ngồi chung quanh đức Phật,
Ngài vì gia quyến thuyết pháp, thuyết pháp xong, Phật vì gia quyến chúc lành, đứng
dậy ra về. Thếthì người cúng dường vì Phật và Tăng chúng màcúng, người thọcúng
dường cũng vì gia chủhiện tại mà thọ. Phật thuyết pháp chúc lành cũng vì người sống
hiện có mặt, đúng là ý nghĩa độsanh. Ngày nay chúng ta lại khác, gặp ngày tuần, ngày
giỗcủa cha mẹ, Phật tửthỉnh Tăng, Ni cúng dường. Tăng, Ni thọtrai xong, vì người
chết tụng một biến kinh cầu nguyện, cầu nguyện xong ra về. Nhưvậy, người cúng
dường vì kẻchết mà cúng, người thọcúng dường cũng vì kẻchết mà cầu nguyện. Cả
hai điều vì người chết , quảlà Phật giáo độtử, đâu còn là nghĩa độsanh. Tăng, Ni đến
nhà không có lợi ích gì cho người hiện tại hết, chỉcầu lợi ích cho kẻquá cố, song
người quá cốchắc gì có mặt ở đây, nếu người quá cố đã thác sanh nơi nào rồi, việc làm
này có phải viển vông không thiết thực chăng? Tại sao chúng ta không giữtheo nếp
xưa, thực hành đúng tinh thần cúng dường Phật và Tăng chúng thuởtrước, đểý nghĩa
độsanh được vẹn toàn, sựlợi ích cụthểthiết thực tròn đủtrăm phần? Trước đã quá
hay, tại sao nay chúng ta lại bỏ? Nay thật dở, tại sao chúng ta lại theo? Ở đây, chúng ta
cần chỉnh lại, đừng để đưa Phật giáo vào cõi chết, gây thêm mê tín cho Phật tử, trái với
đạo lý giác ngộchân thật của đức Thích-ca.
Hơn nữa, khi xưa đức Phật thuyết pháp cho dân chúng nghe, nhân nghe pháp
dân chúng liền cúng dường cơm, Phật không thọnhận. Phật cho nhận nhưthếlà nhờ
giảng dạy nên có cơm ăn, không phải do lòng chân thành phát tâm cúng dường của
Phật tử. Ngày nay tại sao chúng ta đi tụng kinh cho Phật tử để được cúng cơm cúng
tiền, hoan hỉthọnhận? Làm thếcó phải đi tụng kinh thuê chăng? Có trái với tông chỉ
của Phật ngày xưa không? Ngày xưa, đức Phật cao cảthanh bạch đến thế, ngày nay
chúng ta ti tiện thấp hèn lắm vậy. Đây cũng là một điều chúng ta phải lưu tâm chỉnh
đốn lại, đừng đểnhững tệtục cứdắt mãi chúng ta trong đường mê tối. Thậm chí hiện
nay có một ít Tăng, Ni đến tận nhà Phật tửdùng đủlời lẽ đểquyên tởi, thật đau lòng
thay! Đạo lý nào dạy những điều ấy?
V.- DĨHUYỄN ĐỘCHÂN
Hoặc có người nói những việc cúng đám ma chay cho các Phật tửchẳng qua “dĩ
huyễn độchân”, nhân cơhội tang gia bối rối, chúng ta đến với họ đểcó cảm tình dẫn
dắt họvào đạo. Nhưng xin đặt câu hỏi, nếu vì cảm tình đến với đạo, mai mốt mất cảm
tình thì sao? Chủtrương đạo Phật là tựgiác tựnguyện, nếu không vì lẽtỉnh giác đến
với đạo, người ấy vẫn chưa xứng đáng là Phật tử. Huống chi, vì chiều theo cảm tình
của họ, Tăng, Ni mất hết giá trịcao thượng, thanh nhã của mình, được đôi ba người
Phật tử, mà người truyền giáo mất hết giá trị, thửhỏi việc ấy có đáng làm không?
Chúng tôi đồng ý, nếu cần Tăng, Ni đến đám ma đám tuần tại nhà Phật tử, song với
điều kiện tang gia thân quyến tụhọp lại, đểnghe Tăng, Ni giảng một thời kinh, xong
rồi hồi hướng công đức cho người chết, Tăng, Ni ra về. Nhưthế, khảdĩnói “dĩhuyễn
độchân” được. Bởi vì nhân người chết, chúng ta giáo hóa kẻsống cho hiểu đạo lý.
Đám tuần, ngày kỵ đều nên tổchức nhưthế, việc làm này không trái với chánh pháp.
Hoặc có người nói Phật giáo từbi, khi giáo hoá kẻdương là nghĩ đến người âm,
muốn làm sao cho âm dương lưỡng lợi, mới đầy đủlòng từ. Chúng tôi đồng ý lẽnày,
nhưng trong chùa trước khi thọtrai, Phật dạy Tăng, Ni phải cúng chim đại bàng, quỉ
la-sát và các quỉthần, không phải vì kẻâm là gì? Mỗi chiều ởchùa hầu hết đều dùng
nghi Mông Sơn đểcúng cô hồn, đâu không phải vì kẻâm. Hằng đêm ởchùa hai thời
công phu, Tịnh độsau đó đều phục nguyện “âm siêu dương thới”, còn gì không đủ
lòng từbi. Nếu Phật tửcó lòng hiếu thảo muốn cầu nguyện cho thân nhân, cứ đến chùa
vào những thời công phu, Tịnh độ, Tăng, Ni sẽvì thân nhân họcầu nguyện cho. Có
thế, không mất thì giờtu hành của Tăng, Ni, Phật tửcũng được mãn nguyện. Biết tôn
trọng những bậc thầy hướng dẫn mình mới gọi người ấy biết đạo đức, vì việc riêng của
mình, đểbậc thầy mình mất hết giá trịcao thượng, là đạo đức chỗnào? Sựhướng dẫn
không khéo cảthầy lẫn trò làm việc vô nghĩa, còn chuốc lấy sự đau khổlà khác. Khi
Phật còn tại thế, chúng ta có nghe Ngài đi đưa đám lần nào đâu. Cho đến chưTỳ-kheo
môn đồcủa Phật, cũng không nghe đi đưa đám lần nào. Tại sao chúng ta hiện nay, cứ
bận rộn đám ma đám tuần mãi. Thếlà chúng ta đã đi đúng đường Phật hay đã sai rồi,
cần phải vận dụng công tâm xét lại điều này. Bởi Tăng, Ni xuất hiện trong xóm làng
đều do nhà có ma chay, nên bất thần Tăng, Ni đến nhà người nào họliền ghét sợ, coi
nhưmột điềm bất tường sắp đến cho gia đình họ. Thật là ngày xưa xem “một vịTăng
đến là một ông Phật lại”, ngày nay thì ngược lại. Thửhỏi còn gì hổthẹn cho bằng?
VI. KẾT LUẬN
Chủyếu Phật giáo độsanh một cách thiết thực, người môn đồPhật giáo phải
thấy rõ điều này. Tất cảhành động, mọi cuộc tổchức đều nhằm thẳng giáo hoá chúng
sanh, bằng con đường từbi giác ngộ. Đem hạt giống từbi giác ngộgieo rắc trong lòng
mọi người là truyền bá đạo Phật. Ngược lại, đem tình cảm mê tín gieo rắc trong lòng
tín đồ, thửhỏi đây là truyền đạo gì? Vì giải thoát cho mình cho chúng sanh, nên chúng
ta đi tu, tại sao chúng ta trởthành kẻchiều chuộng phục vụtín đồ để được cơm ăn áo
mặc? Quảlà điều sai đạo lý không hợp với chánh pháp, chúng ta phải gan dạ đập tan
những tập tục sai lầm ấy, đem lại con đường tu hành cao thượng thanh bai cho chính
mình và huynh đệmai sau. Trọng trách của chúng ta không phải đóng khung trong một
nhóm bổn đạo, mà phải đem đạo giác ngộgiải thoát lại cho toàn thểchúng sanh. Làm
được nhưvậy mới đúng tinh thần Phật giáo độsanh.
D
LUÂN HỒI
I.- MỞ ĐỀ
Có một sốngười bảo “Nhà Phật nói Luân hồi đểru ngủcon người trong giấc
mơmê tín”. Chúng ta khảo sát kỹcoi câu ấy có đúng thếkhông? Đó là nhiệm vụcủa
người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏvấn đềnày. Bởi thuyết luân hồi là một
thuyết quan trọng trong nhà Phật, nếu là mê tín thì đạo Phật là đạo mê tín hay sao? Hẳn
không phải thế, đạo Phật là đạo giác ngộ, truyền bá những lẽthật của mình giác ngộ
được cho chúng sanh biết là nhiệm vụcủa đức Phật. Chúng ta là người nối bước theo
sau đức Phật, cần phải nghiên cứu tường tận giải bày rõ ràng đểmọi người được hiểu
khỏi sanh nghi ngờlà một điều cần yếu không thểthiếu được. Lý luân hồi là một cơ
cấu hệtrọng trong Phật pháp, bao gồm cảnhân quả, nghiệp báo là căn bản đạo đức của
người tu Phật. Không thônglý luân hồi, người Phật tửkhó bềtu tiến được. Do đó,
chúng ta cần phải tìm hiểu cho thấu đáo.
II. ĐỊNH NGHĨA
Luân hồi là xoay vần, cứmãi đảo lên lộn xuống xoay vần trong khuôn khổcố
định. Mọi sự đổi thay biến chuyển không đứng yên một vịtrí nào. Hằng xê dịch biến
thiên từtrạng thái này sang trạng thái khác, từhình tướng này sang hình tướng khác.
Tất cảsựbiến thiên đều tuỳduyên thăng trầm không nhất định là luân hồi.
III. LUÂN HỒI LÀ SỰTHẬT
Qua định nghĩa trên, chúng ta thấy luân hồi là một triết lý thực tiễn không còn
gì phải nghi ngờ. Bởi vì con người và vũtrụhiện tại đều nằm chung trong một định
luật “biến thiên”.
a/ Quả đất Luân hồi: Nhờkhoa học phát minh cho biết quả địa cầu chúng ta
đang ởxoay tròn quanh một cái trục trong không gian. Do sựxoay tròn này, phía nào
của quả đất hướng vềmặt trời là sáng, phía bịkhuất là tối. Từ đó, con người mới đặt ra
thời gian. Sựxoay tròn này không phải luân hồi là gì? Quả đất xoay khiến có ngày
đêm và hai mươi bốn tiếng đồng hồnhịp nhàng theo chiều quay của trái đất, lại có chia
xuân hạthu đông, do sựxê dịch gần và xa mặt trời. Từsựxoay tròn của trái đất, nảy
sanh thời gian, thời gian và trái đất đều là luân hồi. Quả đất là chỗtựa nương đểsống
còn của vạn vật và con người; bản thân nó đã luân hồi thì những vật tựa nương vào nó
làm sao khỏi luân hồi. Thếthì cảvũtrụlẫn vạn vật cùng toàn thểchúng sanh đều là
luân hồi. Đó là một sựthật căn cứtrên khoa học, chớkhông phải là chuyện huyền
thoại mơhồ. Thểtheo sựnhận xét tổng quát này, chúng ta cần đi chi tiết hơn cho dễ
hiểu.
b/ Vạn vật Luân hồi: Muôn vật trên quả địa cầu đều cùng chung luân hồi.
Vềsinh vật từcái cây cọng cỏbởi do hạt nẩy mầm tăng trưởng thành cây, sanh
hạt, đảo đi lộn lại mãi không cùng. Các loài động vật thì từtrứng nởthành con, con lại
sanh trứng; hoặc từbào thai thành hình, khi trưởng thành lại có bào thai, lẩn quẩn
loanh quanh không cùng. Đó là chúng ta nói sựluân hồi trong cuộc tiếp nối. Đến ngay
bản thân sựvật cũng bịluân hồi, chúng sanh trưởng thành là do đất nước gió lửa, khi
tan hoại cũng trởvề đất, nước, gió, lửa, tụlại tán ra theo duyên biến chuyển chẳng
cùng. Bản thân đất nước gió lửa vẫn bịluân hồi. Nhưsáng sớm, chúng ta lấy thau múc
một phần ba thau nước đem đểngoài trời nắng, đến chiều thau nước cạn khô. Thửhỏi
nước đi đâu? Nước mất hết rồi sao? Nước không đi đâu, nước cũng chẳng mất, chẳng
qua nước là thểlỏng do ánh nắng nóng bốc lên thành thểhơi, hơi theo gió bàng bạc
trong hưkhông nào có định xứ. Thểhơi gặp khí lạnh đọng lại rơi xuống thành nước,
nước lại bốc thành hơi, cứthếmãi luân hồi không cùng. Gió lửa đất cũng thế, tùy
duyên từhình thái này đổi sang hình thái khác, đổi đổi thay thay khôngcó ngày cùng.
Tìm chỗbắt đầu và chung cục của chúng không thể được. Hình tướng trạng thái luôn
luôn đổi thay, sựthật vẫn không bao giờmất. Từmột hình tướng thô đổi thành một
trạng thái tế, với cái nhìn thô thiển người ta bảo là mất, thật sựnào có mất, chỉlà biến
thái.
c/ Con người Luân hồi: Nói đến con người tạm chia làm hai phần, vật chất và
tinh thần, nhưbóng đèn và điện. Ngọn đèn phát huy được ánh sáng phải có đủhai điều
kiện hỗtương nhau. Có bóng đèn mà không có điện trởthành vô ích, có điện mà
không có bóng đèn cũng vô nghĩa. Sựhỗtương giữa điện và bóng đèn không thểtách
rời, không thể đặt giá trịthiên trọng, không thểxem nhưchủkhách. Cần phải thấy sự
tương quan bất khảphân ly. Tinh thần và vật chất của con người cũng thế, mọi sựphân
chia, khinh trọng… đều sai ý nghĩa chân thật của nó. Vì muốn thấy sựluân hồi tường
tận, chúng ta tạm nhìn con người ởhai mặt đểdễbềnhận xét:
– Vật chất luân hồi:Phần vật chất nơi con người, nhà Phật chia tổng quát
làm 4 phần: đất, nước, gió, lửa. Những loại cứng trong thân người, nhưda thịt gân
xương tóc lông răng móng… thuộc về đất. Các loại ướt, nhưmáu mủ, mồhôi đàm dãi
nước mắt nước mũi… thuộc vềnước. Hít không khí vào cho phổi hô hấp, quảtim đập,
các mạch máu nhảy… mọi thứ động thuộc vềgió. Nhiệt độtrong người làm cho thức
ăn tiêu hóa, máu không đông đặc, ấm áp toàn thân… thuộc vềlửa. Bốn thứnày thiếu
một là con người chết ngay. Ở đây chúng ta phân tích sựluân hồi từng thứ:
– Đất luân hồi: Thâu nhận tếbào mới, đào thải tếbào cũ, thay mới đổi cũ
không lúc nào dừng, ấy là luân hồi. Cho đến thân này sống nhờ ăn những thức có chất
bột (đất), khi chết nó tan hoại trởthành đất. Khi sống mượn những chất đất bồi dưỡng,
lúc chết trảlại cho đất. Hợp lại tan ra, tan ra hợp lại, không phải luân hồi là gì?
– Nước luân hồi:Máu từquảtim chạy khắp các mạch, rồi trởvềquảtim,
chạy ra trởvề, trởvềchạy ra, sựtuần hoàn nhưvậy gọi là luân hồi. Cho đến khi sống
mượn nước đểbồi bổchất ướt trong thân, lúc chết chảy ra trởvềlòng đất. Sựmượn trả
mà không bao giờmất ấy là luân hồi.
– Gió luân hồi:Hít không khí vô, thởkhông khí ra, hít vô thởra cả đời
nhưvậy là luân hồi. Nhờcái động của thởhít không khí mà các cơquan trong toàn
thân hoạt động, các cơquan hoạt động là thân sống. Đến khi thởkhông khí ra mà
không hít lại, liền ngừng hoạt động, tức là thân chết. Thếthì sựsống của thân này đích
thực do luân hồi của gió, gió ngưng luân hồi thì thân phải hoại diệt.
– Lửa luân hồi:Do những thức ăn có chất nóng nuôi dưỡng phần lửa
trong thân. Lửa dùng sưởi ấm toàn thân, thiêu đốt vật thực, lại do vật thực bồi bổchất
lửa. Cứtiêu dùng, bồi bổ, bồi bổtiêu dùng, đảo đi lộn lại là luân hồi. Khi tiêu dùng mà
không bồi bổkịp, lửa từtừtắt, con người chết. Lửa ấy trởvềvới thiên nhiên, tùy
duyên chuyển biến trong không gian, mà chưa bao giờmất là luân hồi.
Tóm lại, tứ đại tụhọp quân bình nhau là con người sống khỏe mạnh, nếu thiếu
quân bình là ốm đau, phân tán thì tửvong. Trong khi tứ đại tụhọp trong thân này luôn
luôn biến chuyển tuần hoàn, không được ngăn trệ ứ đọng. Vừa bịngăn trệ ứ đọng là
thân này nguy ngập. Sựbiến chuyển tuần hoàn của tứ đại trong thân con người gọi
chung là vật chất luân hồi. Sởdĩnói luân hồi vì biến chuyển mà không phải mất hẳn.
– Tinh thần luân hồi (tâm sởluân hồi):Phần tinh thần của chúng ta luôn luôn
thay đổi bất thường, không bao giờ đứng yên ởmột vịtrí. Những thứbuồn vui, yêu
ghét, thương giận, lành dữ, phải quấy… thường thay mặt đổi mày nhưtrên sân khấu.
Có khi chúng ta hiền lành nhưông Phật, có lúc giận dữnhưcon cọp đói. Nhiều lúc vui
vẻyêu thương, lắm khi bực bội thù địch. Những tâm trạng đổi thay không lường được,
chính tựthân chúng ta cũng không ước đoán nổi tâm trạng của mình sẽxảy ra những
cái gì. Sựbuồn vui thương ghét đổi thay thăng giáng nơi nội tâm chúng ta gọi là luân
hồi.
Nói chung nơi con người chúng ta, hai phần vât chất lẫn tinh thần đều là tướng
trạng luân hồi. Sựluân hồi của chúng là sựhoạt động sống còn của ta. Biết rõ vật chất
tinh thần chỉ đổi thay hình tướng trạng thái, chớkhông một vật nào mất. Nếu thấy mất,
chẳng qua do cái nhìn cạn cợt nông nổi mà kết luận nhưthế. Thực thểcủa nó là “biến
thiên mà bất diệt”, thấy đến chỗtận cùng ấy, mới khỏi nghi ngờvềlý luân hồi. Sựluân
hồi ngay trong thân hiện tại này là hiện tại luân hồi . Đến sựtụlại tan ra, tan ra tụlại
của thân con người là luân hồi đời này sang đời khác.
Mọi sựtụtán đều tùy duyên khiến hình tướng trạng thái đổi khác. Ví dụnước
do duyên nóng bốc thành hơi, gặp duyên lạnh cô đọng thành khối. Sựbiến thái này đều
do duyên quyết định. Duyên quyết định cho sựluân hồi của con người là gì? Là
nghiệp. Nghiệp là động cơchánh yếu trong cuộc luân hồi của con người.
IV.- ĐỘNG CƠLUÂN HỒI
Nghiệp là hành động từthân tâm con người tạo thành. Khi thành nghiệp rồi nó
thúc đẩy dẫn dắt con người đến chỗthành quảcủa nó. Chính nó là động cơquan yếu
đẩy mãi trong vòng luân hồi không dừng của tất cảchúng sanh. Cơquan tạo nghiệp có
ba thứ, thân miệng và ý. Nói đến nghiệp là nói đến sựtoàn quyền quyết định nơi mọi
người chúng ta. Không ai tạo nghiệp thếcho chúng ta, cũng không ai có thểthay thế
nghiệp cho chúng ta. Chính chúng ta là chủnhân tạo nghiệp, cũng là chủnhân thọbáo.
Trọng trách của mọi sựkhổvui hiện tại và mai sau đều do chúng ta quyết định. Chủ
trương nghiệp là chủtrương giành lại toàn quyền cho con người. Chúng ta là chủnhân
của chúng ta hiện tại và vịlai. Không phải một đấng Thượng đếhay một tha nhân nào
khác tạo thành một cuộc sống an vui hay đau khổcho chúng ta, mà chính do thân
miệng ý của chúng ta trong quá khứcũng nhưhiện tại gây nên. Chúng ta thừa nhận
nghiệp do mình tạo ra, đã tước hết mọi quyền năng của các đấng thiêng liêng, của định
mạng, của tướng sốvà của rủi may. Nghiệp là hành động, là thói quen nên có thể
chuyển đổi, chỉcần nỗlực và bền chí. Nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp ác.
a/ Nghiệp ác:Nghiệp ác là hành động làm cho người khổvà mình khổ, hoặc ở
hiện tại hay ởvịlai. Hành động này do ba cơquan tạo nên: thân, miệng, ý.
– Thân làm ác: Đểcho thân buông lung thích hành động giết hại sanh mạng
người, hoặc thích trộm cướp tài sản người, hoặc đắm say dâm dật trái phép, là nghiệp
ác của thân. Vì hành động này làm cho người khổvà mình khổ, nếu hiện tại chưa đến
thì vịlai cũng chịu.
– Miệng làm ác:Miệng ưa nói lời dối trá, lời ác độc, lời ly gián, lời thêu dệt,
là nghiệp ác của miệng. Vì những lời nói này khiến người nghi ngờbực tức đau khổ
mang tai họa, nên hiện tại hoặc vịlai mình cũng phải nhận lấy hậu quả đau khổ ấy.
– Ý làm ác:Si mê, tham lam, nóng giận là nghiệp ác của ý. Chính nó là động
cơthúc đẩy thân làm ác, miệng nói ác. Bản thân nó thì chưa làm hại được ai, song do
nó khiến thân sát phạt người, miệng chửi bới nguyền rủa người. Thân miệng mà không
cộng với tham sân si thì tựnó không có lỗi lầm gì. Thếnên, tuy nói ba cơquan tạo
nghiệp, mà ý là cơquan hệtrọng hơn cả, nó là chủ động của hai cơquan kia.
b/ Nghiệp thiện: Những hành động đem lại sựan ổn vui vẻcho người và mình
là nghiệp thiện. Sựan ổn vui vẻchẳng những có trong hiện tại mà còn đến vịlai. Cũng
do ba cơquan tạo thành nghiệp thiện: thân, miệng, ý.
– Thân làm lành:Thân không giết hại người, không trộm cướp tài sản người,
không dâm dật phi pháp là nghiệp thiện của thân. Tại sao không làm ba việc ấy là
thiện? Bởi vì con người quí nhất là sanh mạng, chúng ta không hại sanh mạng họthì
họ đến với chúng ta một cách an ổn không sợsệt. Thứyếu là tài sản, con người tựthấy
tài sản là huyết mạch của họ, chúng ta nhất quyết không trộm cướp thì, họ đến với
chúng ta cũng nhưchúng ta đến với họ, đều được an vui không hồi hộp lo âu vềmất
của. Hạnh phúc của gia đình là vợchồng hòa thuận tin yêu trinh bạch với nhau, nếu vợ
hay chồng có tình ý riêng tưvới ai là gia đình mất hạnh phúc. Chúng ta giữgìn không
theo sựdâm dật phi pháp, đến với gia đình ai họ đều an ổn vui vẻkhông nghi ngờsợ
sệt chi cả. Gìn giữba điều này, chúng ta đã ban sựan ổn vui tươi cho bao nhiêu người
rồi, cũng chính là đem lại sựan ổn vui tươi cho gia đình chúng ta.
– Miệng làm lành:Miệng không nói dối trá, không nói ác độc, không nói ly
gián, không nói thêu dệt là miệng làm nghiệp lành. Vì sao? Bởi vì, nói dối trá khiến
người nghi ngờmất niềm tin, đã không tin nhau làm gì có thương mến. Thếnên nói
dối là căn bản khiến con người mất hết tình thương. Nói ác độc khiến người nghe sanh
phẫn nộbực dọc đau khổ. Nói ly gián làm cho thân thuộc họphải chia lìa, tạo thành
cái khổái biệt ly. Nói thêu dệt là tô điểm không đúng chân lý, khiến người không tìm
ra được lẽthật. Chúng ta quyết định gìn giữmiệng không nói bốn điều trên là tạo được
tình thân giữa mình và người, đem lại cho mọi người sựan ổn, bảo vệ được tình thân
của người, giúp cho người dễnhận ra lẽthật. Thếlà, chúng ta đã tạo điều kiện tốt đẹp
cho xã hội biết mấy.
– Ý làm lành:Ý không có tham sân si là ý làm nghiệp lành. Chúng ta thường
thấy mọi sựbất bình đổvỡ đều phát nguồn từtham sân si. Nếu chúng ta không đểcho
tham sân si dẫn dắt hoành hành thì cảcuộc đời chúng ta được an ổn, cũng là nguồn an
ổn cho mọi người. Ba thứnày gọi là tam độc, vì nó gây đau khổcho mình và người
không thểlường trước được. Người nào kềm cương giữthắng được nó, bảo đảm được
một đời sống an lành, cũng bảo vệ được an ninh trật tựcho mọi người. Ngược lại, kẻ
nào buông cương thảthắng nó sẽlôi đời họvào hốsâu nguy hiểm, cũng gây họa hại
cho khách bàng quan không ít. Thếnên, không cho tham sân si nổi dậy là gìn giữsựan
ổn vẹn toàn cho mình và mọi người.
c/ Khảnăng của nghiệp:Nghiệp là cái không có hình tướng mà có khảnăng
đáng kể. Ví nhưgió, tuy không thấy hình tướng mà nó thổi đất nước đều lung lay.
Nghiệp cũng thế, bình thường chúng ta không thấy nó, mà nó lôi chúng ta đi khắp nẻo
luân hồi. Sởdĩnó có khảnăng mạnh mẽnhưvậy là do tập quán lâu ngày. Nhưngười
tập hút thuốc, buổi đầu khói thuốc chỉcảm thấy khó chịu, nhưng tập lâu ngày thành
ghiền, khi ghiền rồi với giá nào cũng phải tìm cho có nó. Thửhỏi cái ghiền ấy hình
tướng ra sao, mà điều khiển con người một cách mãnh liệt nhưthế? Quảthật không ai
biết tướng mạo của nó, nhưng khi nó đòi hỏi, người ta phải chạy ngược chạy xuôi tìm
cho ra thuốc hút. Bệnh ghiền rượu khảnăng còn mạnh hơn, từnhững hớp rượu cay xé
mồm, tập mãi thành quen, bắt đầu ghiền rượu. Khi ghiền không có rượu khiến người ta
phải ụa phải mửa, oằn oại nhọc nhằn, ngáp trời ngáp đất, quảthật chi phối hết khả
năng con người. Chúng ta tự đặt câu hỏi, ai đem bệnh ghiền ấy đến cho chúng ta?
Chính chúng ta tựtập, tập lâu thành ghiền, cái ghiền ấy do mình tạo rồi mình chịu. Cái
ghiền ấy có ma lực gì mà đày đọa hành hạcon người đến thế? Hắn không có ma lực gì,
chẳng qua tập lâu ngày thành thói quen, thói quen càng lâu sức càng mạnh. Đã tự
chúng ta tập thành bệnh, khi muốn hết bệnh cũng tựchúng ta gan dạbỏnó, không ai
có thểbỏthếcho chúng ta. Khảnăng của bệnh ghiền giống hệt khảnăng nghiệp chi
phối chúng ta trong lục đạo luân hồi vậy. Tựchúng ta tạo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ,
tạo càng lâu thì sức mạnh càng lắm, đến cuối cùng chúng chi phối dẫn dắt chúng ta đi
vào con đường lành hay dữtùy chỗgây tạo của mình. Không phải hóa công đày đọa,
không phải Thượng đếbày ra, chính chúng ta tựtạo rồi tựthọ. Khi đã thành nghiệp,
chúng ta khó cưỡng được nó. Thếnên, biết chọn nghiệp lành đểtạo là đã tựgây một
sức mạnh đưa mình đến cõi lành. Cắm đầu gây nghiệp ác là tạo áp lực lôi mình vào cõi
dữ. Chính đây là quyền lựa chọn của con người, quyền định đoạt sốphận ởmai hậu.
Nếu cứsống say chết ngủ đẩy đâu đi đấy, những kẻnày vềsau than trời trách đất nào
có ích gì. Chúng ta có đủthẩm quyền quyết định đời mình hiện tại và vịlai, tại sao
chúng ta lại bỏmất cái giá trịcao cả ấy. Những kết quảtốt xấu dởhay ởhiện nay và
mai kia đều nằm sẵn trong tay chúng ta. Chúng ta có quyền phán quyết một bản án tốt
xấu trong đời sống mai sau của mình. Đừng cầu khẩn van xin bất cứmột năng lực nào
ngoài chúng ta. Nói đến khảnăng nghiệp là khảnăng của chúng ta, nghiệp và chúng ta
không phải là hai. Nếu chúng ta khôn ngoan khéo léo lo tạo nghiệp lành, chúng ta dại
khờngu muội gây tạo nghiệp ác. Khổvui sẽtùy nghiệp mang đến với chúng ta một
cách chân thành.
V.- TẤT YẾU CỦA LUÂN HỒI
Tạo nghiệp là nhân, thọbáo là quả. Tất yếu của sựluân hồi là nhân quả. Lăn lộn
trong ba cõi sáu đường đều tùy thuộc nhân quả. Mình đã gây nhân nhất định mình phải
chịu quả, quảkhổquảvui là do gây nhân khổvui. Nhân quảlà lẽcông bằng chân thật,
bởi mỗi cá nhân gây tạo khác nhau, nên sựthọnhận cũng sai biệt. Sựcông bằng từ
nhân đến quả, không phải sựcông bằng do ai khác áp đặt cho mình. Nếu do kẻkhác áp
đặt cho mình là đã bất công rồi. Ngày nay chúng ta tạo nhân, ngày mai chúng ta thọ
quả, thật là rõ ràng rành mạch biết bao. Song nói tới nhân quảlà căn cứtrên thời gian
suốt cảquá khứhiện tại vịlai, trong quá khứcó cái gần có cái xa, vịlai cũng thế, khiến
có những kết quảxảy đến mà đương sựkhông bao giờnhớ. Lại có những sựkiện gây
nhân mà không thấy kết quả. Do đó nhân quảtrởthành rắc rối khó khăn, người ta khó
tin khó nhận. Nhưng sựthật lúc nào cũng thật, bởi khảnăng nhớhiểu của con người
quá giới hạn, nên có những thắc mắc thếthôi. Nếu người nhận hiểu sâu vềlý nhân quả
thì cuộc sống này đã có tiêu chuẩn nhắm đến và an ổn vô cùng. Vì mọi kết quảhiện
chịu trong đời đều do nhân gây ra từthuởtrước, nên khổkhông oán hờn, vui không
ngạo mạn. Mình làm mình chịu, chỉquí ngang đây phải chọn lấy nhân tốt mà làm, để
mai kia khỏi phải thọquả đau khổ, cho nên trong kinh nói: “Bồ-tát sợnhân, chúng
sanh sợquả.” Kẻtrí thì sợnhân, người ngu thì sợquả. Do cái nhìn thấu suốt và cái
nhìn nông cạn, nên có chia Bồ-tát và chúng sanh. Nhân có thiện ác thì quảcũng có khổ
vui.
Những kẻgây tạo nghiệp ác, ắt phải thọquảkhổtrong ba đường dữ, địa ngục
ngạquỉsúc sanh. Nghiệp ác là mình làm cho kẻkhác khổ, cân xứng với nhân mình
gây, thọquảkhổmột nơi trong ba đường dữ. Nhân khổcó khi không thành quả, do
nửa chừng mình biết hối cải, hoặc chuyển đổi. Nhân khổnhất định thọquảkhổ, do sự
nuôi dưỡng một cách sung mãn. Ví nhưcó người uống rượu mà không ghiền, vì họ
biết giới hạn chừa bỏ. Có người uống rượu nhất định phải ghiền rượu, vì họmãi tiếp
tục và say mê. Có nhân khổmà không thọquảkhổ, hoặc nhất định phải thọquảkhổ,
cũng nhưthế.
Người gây tạo nghiệp thiện ắt thọquảvui trong cõi người, cõi a-tu-la và cõi
trời. Cân xứng với nghiệp lành mình đã tạo, nhiều ít cao thấp, kết quảcũng có hơn
kém thấp cao. Có khi người tạo nghiệp lành mà không được quảlành, hoặc người tạo
nghiệp lành nhất định hưởng quảlành. Ví như, một sốsinh viên vào học y khoa, có
người không đủkhảnăng học hoặc lười biếng học, nên tuy học y khoa mà không kết
quảthành bác sĩ. Có người đủkhảnăng lại cần cù học tập, nhất định một ngày kia sẽ
thành bác sĩ. Từnhân đến quảcòn cần có những sựkiện trợgiúp đầy đủmới được
viên mãn. Không thểcó nhận định tất nhiên rằng có nhân là có quả. Bởi vì thời gian từ
nhân đến quảlà giai đoạn biến động, hoặc được tăng trưởng, hoặc bịtiêu mòn, tùy
theo những sựkiện trợgiúp. Biết thế, chúng ta có thểchuyển nhân xấu thành tốt, hoặc
nhân tốt trởra xấu.
Sựtất yếu của luân hồi tùy thuộc nhân quả, không có kẻnào khác áp đặt khổ
vui cho chúng ta, cũng không có bàn tay nào lôi kéo chúng ta phải đi đường này hay
lối khác, mọi sựkết quả đều cân xứng với nhân mình gây tạo. Nắm vững yếu tốnày,
mới thấy chúng ta trọn quyền định đoạt sốphận của chúng ta. Nếu cuộc đời của chúng
ta hiện nay được tươi sáng hay đen tối, đều do sựkhéo léo hay vụng vềcủa ta ngày
xưa. Can đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, không oán trách kêu ca, không than thân
tủi phận. Chúng ta gan dạtrong cuộc sống hiện tại, song phải khôn ngoan chọn lấy lối
đi ởngày mai.
VI. THOÁT LY LUÂN HỒI
Đạo Phật giải rõ lý luân hồi, nhưng không phải đểmãi chịu luân hồi. Biết luân
hồi tường tận rồi, Phật chỉra con đường thoát ly luân hồi. Đúng nhưý nghĩa biết khổ,
chúng ta mới tìm cách thoát khổ. Luân hồi là vòng loanh quanh lẩn quẩn, nhào đi lộn
lại không thểthoát ra. Chấp nhận trong vòng quanh quẩn đó, do người không tìm được
manh mối thoát ra, hoặc không đủkhảnăng đểthoát ra. Nhưcác nhà khoa học phát
minh được sức hút của trái đất, mọi vật cam chịu trong vòng vọt lên rớt xuống, không
sao thoát ra ngoài được. Nhưng cũng các nhà khoa học chếphi thuyền đủkhảnăng vọt
ra ngoài vòng hút của trái đất, đi thám hiểm các hành tinh khác. Biết rõ sức hút của trái
đất rồi, mới chế được phi thuyền vọt ra ngoài sức hút. Cũng thế, Phật giải rõ lý luân
hồi rồi, mới dạy phương pháp thoát ly luân hồi. Mục đích của đạo Phật là thoát ly sanh
tửluân hồi, không chấp nhận sựloanh quanh trong vòng sanh tử. Còn trong sanh tửdù
dài ngắn khổvui , đạo Phật đều kết luận là đau khổ, vì cùng một sốphận vô thường.
Chỉthoát được luân hồi mới là an vui giải thoát.
VII.- KẾT LUẬN
Đạo Phật nói lý luân hồi cũng là phát minh một sựthật của vạn vật và con
người. Vì đối tượng của đạo Phật là con người, nên chung qui đặt nặng vềsựluân hồi
của con người. Con người nhận hiểu thấu đáo vềlý luân hồi, nếu họkhông có khả
năng thoát khỏi luân hồi, tựmình chọn lựa cuộc luân hồi an vui và thoải mái. Nếu họ
có khảnăng thoát ly luân hồi, do hiểu luân hồi tiến tu đạo giải thoát. Biết được lý luân
hồi, chúng ta biết được lẽcông bằng của con người, cũng nhận lấy sựtựdo căn bản
nơi chúng ta. Mọi mê tín ỷlại đều tiêu tan, do biết ta là người quyết định thân phận của
mình. Tất cảoán hờn tủi hận đều sạch hết, vì có ai áp đặt sự đau khổcho mình mà than
thở. Quảchúng ta là con người độc lập tựdo của chính mình trong hiện tại và vịlai.
Dù chưa giải thoát, biết được lý luân hồi, chúng ta cũng sáng suốt và an ổn ngay trong
đời sống này. Mọi tương lai đều nằm trong tay chúng ta, chúng ta trọn quyền chọn lấy
một tương lai nào theo sởthích của mình.
D
TAM ĐỘC
I.- MỞ ĐỀ
Rắn độc thuốc độc là thứngười đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợbằng
TAM ĐộC. VÌ RắN ĐộC THUốC ĐộC HạI NGƯờI CHỉMộT THÂN NÀY, TAM
ĐộC HạI NGƯờI đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợchúng ta nên sợtam
độc hơn tất cảthứ độc khác. Thếmà, người đời chẳng những không sợtam độc, lại còn
nuôi dưỡng chứa chấp bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời
luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi
dưỡng tam độc là động cơbất an và đau khổ. Có khác gì, người kia muốn gia đình
được bình an, mà nuôi kẻgiặc trong nhà. Thếthì sựbình an chẳng những không có,
mà đau khổtan hoại sẽ đến nay mai. Người học đạo chúng ta phải sáng suốt nhận diện
đúng mặt thật kẻphá hoại, tiêu diệt chúng thì sựan vui sẽ đến với chúng ta. Tam độc
là nguồn đau khổcủa chúng sanh, là cội rễbất an của nhân loại, chúng ta phải hiểu nó
và cốgắng trừnó.
II. HÌNH TƯỚNG TAM ĐỘC
Tam độc là ba thứác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh
phúc an vui của con người. Theo thứtựthông thường của nó là Tham, Sân, Si; song
đặt đúng trật tựtừgốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân.
1. Si:Si là si mê. Không biết đúng lẽthật giả, không nhận ra phải trái, không
thấy được tà chánh, ngu tối mờmịt là tướng trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là
nhận lầm thân giảdối làm cái ta chân thật, tâm sanh diệt làm cái ta vĩnh cửu. Nơi ta đã
nhận lầm thì đối tất cả đều lầm, phát sanh bao nhiêu thứtội lỗi vềsau đều gốc từcái
lầm này mà ra.
Thân là tướng duyên hợp hưgiảmà lầm chấp thân mình thật. Đã thấy thân thật
rồi, sanh bao nhiêu thứbảo vệgìn giữnuôi dưỡng tô điểm cho thân, giành giật đuổi bắt
tìm cầu cho được những nhu cầu mà thân đòi hỏi. Nhưng không bao giờcó sựthoả
mãn của bản thân, vì nó là một thứghẻlở, càng được lại càng đòi hỏi. Chính nó là cái
gốc của lòng tham vô tận sau này. Lầm chấp thân là thật thì mọi sựvật lệthuộc vềthân
cũng thấy là thật. Do đó chẳng những lo tìm cách bảo vệthân, cũng lo tìm cách bảo vệ
những sựvật lệthuộc. Chúng ta cốgìn giữthân mình, cốtìm kiếm những nhu cầu để
thỏa mãn thân mình, cốbảo vệnhững sựvật lệthuộc vềmình, kẻkhác cũng thế. Ai
cũng muốn thỏa mãn, muốn bảo vệ, song mình được thì kẻkhác phải mất, đó là chỗ
đụng nhau của con người. Nhân loại tranh đấu nhau để được từng mảnh vụn vật chất,
gốc từchấp thân thật phát sanh. Bởi cho thân là thật, một khi nó sắp hoại thì mọi sợsệt
lo âu không sao kểhết.
Vềtâm, cho những thứsuy tưnghĩtưởng cảm xúc phân biệt… là tâm mình thật.
Song những thứ ấy là tướng duyên theobóng dáng trần cảnh, chợt có chợt không, bỗng
sanh bỗng diệt, không có thực thểcũng không lâu dài. Bám vào cái giảdối tạm bợ ấy
cho là tâm mình. Khi đã chấp là tâm mình rồi, mình nghĩcái gì cũng cho là đúng, mình
tưởng cái gì cũng cho là hay, mình phân biệt điều gì cũng cho là phải. Bảo vệý kiến
mình chống đối ý kiến kẻkhác. Nếu sựchống đối của một cá nhân với một cá nhân, là
ý kiến bất đồng trong phạm vi cá nhân. Nếu sựchống đối của quần chúng này với quần
chúng khác, là tranh đấu ý thức hệ. Bất đồng ý kiến là mầm đau khổtriền miên từ
trong gia đình đến ngoài xã hội. Nhưng mà, ý kiến làm sao đồng được, bởi mỗi người
sống trong mỗi môi trường khác nhau, sựhuân tập hấp thụkhác nhau, kểcảnhững
chủng nghiệp của thời quá khứcũng khác nhau, đương nhiên vọng tưởng tâm thức
phải khác nhau. Bởi những thứ ấy do huân tập mà có nên những bất đồng ấy không thể
tránh khỏi. Thếmà chúng ta lại bảo thủý kiến mình là đúng, kẻkhác ắt cũng nhận ý
kiến họlà đúng, hai cái đúng ấy sẽlà gốc đấu tranh. Nếu nói thẳng, ý kiến không có
đúng, chỉvì phù hợp với một sốngười nào với khoảng thời gian nào, đến những kẻ
khác và thời gian khác là sai. Vì thế, người cốchấp ý kiến mình đúng, quảlà họ đã sai.
Càng cốchấp càng bảo thủý kiến mình là nguyên nhân đau khổtrầm trọng của con
người. Chỉkhéo léo dung hòa buông xả đểcùng vui vẻvới nhau, là người khôn ngoan
nhất.
2. Tham:Do chấp thân là thật nên khởi tham lam mọi nhu cầu vật chất cho
thân. Lòng tham là cái hangkhông cùng, cái túi không đáy, cho nên không biết đến
đâu là đủ. Không có, tham lam muốn có; đã có, tham lam muốn thật nhiều, càng được
lại càng tham. Tham mà không toại nguyện liền nổi sân. Quảthật tham là nhân đau
khổvô hạn, con người đến khi sắp tắt thởvẫn chưa thỏa mãn lòng tham. Tham có
nhiều loại:
Tham muốn thân này sống mãi không chết, người ta coi cái chết là một họa hại
tối đại của con người. Thếnên, thăm hỏi nhau, chúc mừng nhau, người ta luôn mồm
cầu khỏe mạnh, cầu sống lâu trăm tuổi. Bởi có ám ảnh mình sống lâu, nên kinh doanh
sựnghiệp đuổi theo danh vọng, mê say sắc đẹp, thích uống ăn ngon lành… cho thỏa
mãn thân này. Vì sợchết nên người ta luôn luôn tránh né tiếng chết, dù cho đến khi
bệnh ngặt sắp chết, đi mua hòm vềvẫn nói nhắc cái “thọ”. Sựthểtham sống đầy ngập
nơi con người, có những người mang thân sống một cách khổ đau đen tối, mà nghe nói
chết cũng sợsệt. Song có sanh nhất định phải có tử, là một định án không thểdi dịch,
làm sao tránh được. Chỉcó sợchết mà không biết đường tránh, đây là nỗi khổtuyệt
vọng của con người.
Vì tham sống lâu nên người ta muốn được nhiều tiền của đểbảo đảm đời sống.
Muốn được tiền của nhiều, người ta phải tranh đua giành giật với nhau. Đã là giành
giật thì có kẻ được người mất, kẻ được vui cười thì người mất tức tối. Vì thếngười
được càng nhiều thì thù hận càng lắm. Có khi trong lúc giành giật, chỉnghĩphần được
vềmình, người ta đã càng lấn dẫm đạp trên sanh mạng kẻkhác. Cho nên cái được của
ta cũng là mồhôi nước mắt của người. Người tham tiền của nhiều thì đau khổcũng
nhiều. Bởi vì đâu phải muốn là được, phải lao tâm nhọc trí, phải tốn hao bao nhiêu sức
lực mới được. Đã được lại sợngười ta phá, tìm mọi cách gìn giữbảo vệ, nhưng có khi
nó cũng ra đi. Khổcông quá nhiều mới được, được rồi lại mất, thật là khổ đau vô kể.
Danh vọng là những hạt nước lóng lánh trước ánh nắng mặt trời, người thích
những danh vọng cao sang, nhưng khi nắm vào tay nó liền tan biến. Song người thế
gian nào có biết chán, cứmột bềngó lên, được một bậc lại muốn lên một bậc. Chính vì
tham lam mong muốn, người ta phải chạy chọt cầu cạnh bợ đỡnhững người có khả
năng đưa mình lên. Mong cầu mà được, người ta lại thêm mong cầu. Mong cầu mà
không được, người ta phải khổ đau sầu thảm. Danh vọng là miếng mồi ngon, nên ta
mong ước kẻkhác cũng mong ước. Nếu ta nắm được nó trong tay thì kẻkhác cũng tìm
đủcách đểgỡra. Vì thế, người xưa đã nói “càng cao danh vọng càng dày gian nan”. Ít
có người ngồi trên chiếc ghếdanh vọng được an ổn suốt đời. Song vì tánh cách hào
nhoáng của danh vọng hấp dẫn mọi người dán mắt vào đó không biết mỏi. Đuổi bắt
danh vọng, nhưnhững đứa bé đuổi bắt bóng, cuối cùng chỉchuốc lấy sựmệt nhừ. Chỉ
ai khôn ngoan khéo biết dừng, người đó sẽ được an ổn.
Sắc đẹp cũng là một thứmen say khiến nhiều người đắm mê đeo đuổi. Bao
nhiêu danh từhạnh phúc yêu đương êm tai, ngọt dịu, thúc đẩy khách si tình chìm sâu
trong biển ái, rốt cuộc chỉlà những ảo tưởng đảo điên, do con người điên đảo bày bịa.
Hạnh phúc là chiếc mặt nạcủa khổ đau, một khi lột chiếc mặt nạ ấy ra liền lộnguyên
hình đau khổ. Nhưng con người là bệnh nhân của sắc dục, mặc dù biết nó là nhân đau
khổ, mà họvẫn la cà bê bết, không chịu tránh xa. Người ta đuổi theo sắc dục không
khi nào biết chán, nhưngười khát uống nước muối càng uống càng khát. Nó mang họa
hại cho bản thân chóng tàn cỗi, lại thêm nhiều sầu thảm khổ đau. Đam mê sắc dục là
người tựphá hoại sanh mạng của chính mình.
Những thức ngon ăn uống chỉcó giá trịkhi còn tại lưỡi, nuốt qua khỏi cổnào
có ra gì. Thếmà người đời vì miếng ăn giành giật nhau, giết hại nhau. Tốn bao nhiêu
mồhôi, bao nhiêu sức lực, chỉvì một món ăn ngon. Hôm nay thích ăn món này, ngày
mai đòi ăn món nọ, sựthèm khát đòi hỏi thôi thúc người ta phải khốn khổnhọc nhằn
suốt đời. Rốt cuộc một đời sống chỉvì nô lệcho cái lưỡi. Dù có người bảo rằng ăn
uống bồi bổsức khỏe con người, cần thiết cho sựsống, song chúng ta chỉcần ăn
những thức có đủsinh tốnuôi dưỡng cơthểlà tốt, đừng cầu kỳmón ngon vật lạ, đừng
đòi hỏi chảphụng khô lân. Biết chọn thức ăn đủbồi dưỡng thân này khỏe mạnh là
đúng, chớ đểcả đời nô lệcho cái lưỡi.
Lại có lắm người cứthích nhàn rỗi thảnh thơi, thong thảqua ngày, chẳng ưng
làm lụng việc gì. Họtựcho thân sung sướng là trên hết, không muốn làm động móng
tay. Quan niệm này lâu ngày trởthành lười biếng hèn nhát. Họlà những khối thịt
thường được vất lên chiếc giường, ném xuống chiếc võng. Cảngày họchỉbiết thụ
hưởng, mà không ưng làm một công tác gì đểcó lợi cho mình và giúp ích xã hội. Nếu
một đời sống mà tập nhưthế, kẻ đó tựchuốc bệnh hoạn vào thân và vô ích cho xã hội.
Càng ởkhông càng thấy thân lừnhừnhọc mệt, vì thân này là một cái máy hoạt động,
nếu không chịu hoạt động máu huyết không được lưu thông, gân cốt không dẻo dai, là
cái cớ đểbệnh hoạn. Người cố ởkhông cho sung sướng, đâu ngờhọtựchuốc bệnh
hoạn khổ đau.
3. Sân:Sân là nóng giận. Do tham lam mà không toại nguyện, hoặc bịngăn trở
liền nổi sân. Một khi nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng
dám tạo. Tất cảsựhung tợn dữdằn ác độc đều do sân mà phát sanh. Sân có loại bộc
phát, có loại thầm kín.
Nghe một lời nói trái tai, thấy một hành động không vừa ý liền nổi nóng la ó ầm
ầm là sân bộc phát. Loại sân này rất nguy hiểm, song đối phương dễthấy dễbiết.
Những điều gì mình muốn được bịkẻkhác ngăn trở, liền nổi giận mặt đỏ, miệng thốt
ra lời bất hảo, tay chân quơmúa, toàn thân cử động một cách mất điều hòa. Nếu khi
này, đối phương nhường nhịn đi thì khảdĩdịu lại, bằng không thì cơn ẩu đảkhó tránh.
Một phen nổi sân là một trận bão bùng họa hại hiểm nguy không thểlường trước được.
Mọi hiểm nguy họa hại trong đời sống của chúng ta đều do sân mang lại. Người ôm ấp
lòng sân là kẻchứa chấp rắn độc trong nhà, tai họa đến một cách dễdàng chỉtrong
giây phút.
Có người được sức mạnh dằn ép lửa sân bộc phát, nhưng họlại nuôi dưỡng nó
một cách ngấm ngầm. Khi nghe nói trái tai, họnổi giận, mà ghìm ởtrong lòng. Lòng
sân này thầm lặng mà ác độc vô kể, vì đối phương không biết được đểngừa đón.
Những kẻcó lòng sân thầm kín là con người sâu độc nguy hiểm. Đây là đống lửa than,
khó thấy mà lâu tàn. Người ôm lòng sân này nhưngôi nhà đẹp mà chứa đầy hơi độc.
Những kẻthiếu tinh tế, nhận xét hời hợt, không sao tránh khỏi bịhơi độc làm ngạt thở.
Song hại được người chính mình cũng không an ổn gì. Thếnên sân là mối hiểm họa
cho mình cho người, mọi khổ đau trong đời này đến muôn kiếp đều do sân gây ra.
III.- TRỪTAM ĐỘC
Nhưtrên đã thấy, tam độc là họa hại vô cùng bất tận của con người. Chúng ta
phải nỗlực thủtiêu chúng thì đời mình mới an ổn và đem an ổn lại cho mọi người.
Tam độc nhưmột cây to, si là gốc cây, tham là thân cây, sân là cành lá. Trừtam độc,
chúng ta phải nhắm thẳng vào gốc của nó mà đoạn diệt. Gốc của nó tức là si, nên
phương pháp trừnó phải là trí tuệ. Ở đây chúng ta dùng hai phương pháp đểtrừdiệt
chúng:
1/ Quán vô thường:Bởi do si mê chấp thân này là thật và cuộc sống lâu dài,
nên dấy khởi lòng tham sống lâu, tham của cải, tham danh vọng… Ở đây chúng ta dùng
trí tuệquán chiếu theo chiều thời gian, xem thân này quảthật sống lâu dài hay không?
NhưPhật đã nói: “mạng người sống trong hơi thở”. Đây là một sựthật của kiếp người,
chỉmột hơi thởra không hít vào đã chết. Dù có đến trăm ngàn lối chết, song bất cứlối
chết nào cũng thởkhì ra mà không hít lại là xong một cuộc đời. Thời gian thởra không
hít lại khoảng bao lâu, quảthật ngắn ngủi vô cùng, chỉtrong vòng một tích tắc đồng
hồ. Nhưthế, chúng ta kết luận mạng người sống bao lâu, mà tham lam đủthứ. Càng
xét nét chúng ta càng thấy thân này thật quá mỏng manh, một luồng gió độc xuông vào
cũng có thểchết, dẫm chân lên con rắn độc bịcắn cũng có thểchết, đi đường sẩy chân
ngã bổcũng có thểchết, ngồi trên xe đụng nhau cũng có thểchết, một gân máu bể
cũng có thểchết v.v… sựcòn mất của thân này quá nhanh, không có gì bảo đảm cho sự
sống của nó hết. Phút giây nào còn sống là biết nó sống, phút giây khác không chắc nó
lại còn. Một cơn bất thần liền ngã ra chết, nên nói thân này là vô thường. Đã thấy thân
mỏng manh nhưvậy thì sựtham lam cho thân còn có giá trịgì. Do trí tuệthấy đúng
nhưthật thân này vô thường, mọi sựtham lam theo đó được dừng, lòng sân hận cũng
nguội lạnh.
Những suy tưnghĩtưởng của tâm thức cũng đổi thay từng giây phút. Chúng
thay hình đổi dạng luôn luôn nên cũng thuộc vô thường. Trong một ngày mà buồn giận
thương ghét đổi mày thay mặt không biết bao nhiêu lần. Mọi sự đổi thay ấy là tướng
trạng vô thường, còn gì tranh chấp là chân lý. Chấp suy tưnghĩtưởng của mình là
đúng là chân lý, quảlà việc dại khờ, có khi nào lấy một cái búa trong bóng để đập nát
một viên đá thật được. Cũng thế, vọng tưởng là cái vô thường tạm bợlàm sao dùng nó
suy ra được một chân lý muôn đời. Chấp chặt những nghĩtưởng mình là đúng chân lý,
quảlà phi lý rồi.
2/ Quán duyên sanh:Si mê chấp thân này là thật, chúng ta hãy dùng trí tuệ
đứng vềmặt không gian xem xét coi có đúng hay chăng? Từtinh cha huyết mẹcộng
với thần thức hòa hợp thành bào thai, khi ra khỏi lòng mẹphải nhờtứ đại bên ngoài
nuôi dưỡng bồi bổthân này mới sanh trưởng. Thếlà do hòa hợp mà có thân, cũng do
hòa hợp được sanh trưởng. Đã là duyên hợp thì không phải một thể, chỉlà hợp tướng
từduyên sanh. Nhưcái nhà là hợp tướng của nhiều duyên, trên hợp tướng ấy không có
cái nào là chủcủa cái nhà, cái nhà là giảtướng của nhiều duyên hợp lại. Nếu chúng ta
chỉcây cột cũng không phải cái nhà, cây kèo cũng không phải cái nhà, cho đến tất cả
không có cái nào là cái nhà, đủnhững thứ đó hợp lại tạm gọi là cái nhà. Cái nhà ấy là
một giảtướng do duyên hợp, thân này cũng thế. Mọi sựduyên hợp đều hưgiả, chúng
ta tìm đâu cho ra lẽthật của thân này. Trên cái không thật mà lầm chấp cho là thật quả
thật si mê. Thấy rõ thân này duyên hợp không thật là trí tuệ. Thấy thân này không thật
rồi, còn gì tham lam nhiễm trước nơi thân. Đối với thân không tham nhiễm thì mọi nhu
cầu của nó còn có nghĩa lý gì. Thấy thân đúng lẽthật thì si mê tan tành tham sân cũng
theo đó biến hoại.
Đến nhưsuy tưnghĩtưởng thương ghét… trong tâm đều do sáu căn tiếp xúc với
sáu trần mà phát sanh. Bản thân của những tâm lý ấy không tựcó, do căn trần thức hòa
hợp mà sanh. Đã do duyên hợp thì không thật thể, cái không thật mà cốchấp là thật
thật quá si mê. Dùng trí tuệsoi thấu những tâm tưtheo duyên thay đổi đều là hưgiả,
chúng ta đã đập tan được cái si mê chấp ngã nơi nội tâm con người. Biết rõ bao nhiêu
thứsuy nghĩtưởng tượng đều là ảo ảnh, còn gì chấp chặt cái nghĩmình là đúng, cái
tưởng mình là thật nữa. Do đó, chúng ta buông xảmọi vọng tưởng giảdối, sống một
đời an lành trong cái bình lặng của tâm tư.
IV.- KẾT LUẬN
Tam độc là cội nguồn đau khổcủa chúng sanh, trừdiệt được nó chúng sanh sẽ
hưởng một đời an vui hạnh phúc. Khổvui vốn do chứa chấp tam độc hay tống khứ
chúng đi, đây là căn bản của sựtu hành. Ba thứ độc này, si là chủchốt. Diệt được si thì
hai thứkia tựhoại. Nhắm thẳng vào gốc mà đốn thì thân và cành đồng thời ngã theo.
Vì thế, trong mười hai nhân duyên cái đầu là vô minh, muốn cắt đứt vòng xúc xích
luân hồi của nhân duyên, chỉnhắm thẳng vô minh, vô minh diệt thì hành diệt v.v… Si
độc là động cơchính yếu của tam độc, chận đứng được si thì toàn thểtam độc đều
dừng. Đức Phật thấy được cội gốc của đau khổvà đầu nguồn của thoát khổ, nên Ngài
dạy Phật tửcứngay cái gốc ấy mà trừ, người ứng dụng đúng nhưthếsẽít tốn công mà
kết quảviên mãn. Si là gốc đau khổ, cũng nhưvô minh là gốc luân hồi, vì diệt tận gốc
ấy, đức Phật dạy dùng cây búa Trí Tuệ đập tan nó, hoặc thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ
phá tan màn đêm vô minh. Bởi lẽ ấy, đạo Phật là đạo giác ngộ, chỉcó giác ngộmới
diệt tận cội rễsi mê, chỉcó mặt trời giác ngộxuất hiện thì đêm tối vô minh mới hoàn
toàn hết sạch. Diệt được tam độc của mình là tựcứu bản thân, cũng đã đem sựan ổn
lại cho mọi người chung quanh. Một việc làm tựlợi lợi tha đầy đủ, tất cảPhật tửchúng
ta phải tận lực cốgắng thực hiện kỳ được mới thôi. Được vậy mới xứng đáng là người
Phật tửchân chánh.
D
TỪBI
I.- MỞ ĐỀ
Tình thương là nguồn an ủi vô biên của chúng sanh đang đau khổ, là bểnước cam lồmát
ngọt đểcho những người đang bịlửa trần gian thiêu đốt mặc tình nhảy ùm tắm gội.
Song phải là tình thương hoàn toàn vịtha, không nhuốm một tí xíu mùi vịkỷ. Nếu là
tình thương vịkỷ, chẳng những không làm vơi được nỗi khổcủa chúng sanh, trái lại
còn dìm họchìm sâu trong biển khổ. Tình thương vịtha là vô biên không giới hạn, tràn
ngập mọi loài, chan hòa trong muôn loại. Người mang tình thương này ra chan rải cho
chúng sanh, quảlà một từmẫu đang săn sóc bầy con dại. Bao nhiêu khổ đau, mọi điều
ách nạn vừa gặp tình thương này chúng đều tan biến. Cao cảthay! Quí báu thay! Đẹp
đẽthay! Những ai đã cưu mang ôm ấp tình thương vô bến hạn này.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Từlà ban vui, Bi là cứu khổ. Ban vui cứu khổcho người gọi là từbi. Sựvui khổ
của người xem nhưvui khổcủa chính mình, chia vui sớt khổcho nhau đấy là lòng từ
bi. Vì thế, ban vui cứu khổcho người mà không thấy ta là kẻban ân, kia là kẻthọân.
Tận tâm tận lực vì người, không có một niệm một mảy may vì mình là từbi. Đây mới
thật là tình thương chân thật. Nếu có một điểm nhỏxíu vì mình là không phải tình
thương chân thật. Có vì mình mà thương người, chính đó là thương mình không phải
thương người. Một tình thương vì mình thì không hẳn là thương, bởi trái sởcầu của
mình liền giận. Hoàn toàn vì người hoàn toàn cho người, mới là tình thương vô biên
không giới hạn. Tình mẹthương con chưa hẳn là từbi, vì con không nghe lời mẹliền
giận. Tình thương từbi là tình thương đồng hóa khổvui của người nhưcủa mình.
Mình khổcàng kíp lo giải quyết cho hết khổ, mình không cần biết ơn mình, mình
không kể ơn với mình. Cảm thông sựkhổvui của mọi người nhưthế, khởi tình thương
ban vui cứu khổlà lòng từbi. Cứu giúp đểmong đền đáp là sự đổi chác không phải
lòng từbi. Thương yêu đểthỏa mãn nhu cầu riêng tưmình, là lợi dụng tình thương,
không phải từbi. Mọi sựxót thương cứu giúp người, không xen lẫn một tí vì mình thật
là lòng từbi.
III.- MỚI TẬP TỪBI
Muốn phát tâm từbi, chúng ta phải tập cảm thông sựkhổvui với mọi người.
Thấy người khổcảm nhưchúng ta chịu khổ, nỗi khổcủa người xem nhưnỗi khổcủa
chúng ta. Dùng mọi khảnăng sẵn có dẹp khổcho người cũng nhưtiêu diệt khổcủa
chính bản thân mình. Người hết khổlà chúng ta hết khổ, không cần một đòi hỏi nào,
ngoài sựhết khổcủa người. Đã xem cái khổcủa người nhưcủa mình, nên nhiệt tình
sốt sắng cứu giúp mà không điều kiện. Người khỏi khổlà mình an vui, không có một
hậu ý nào đối với người mình cứu giúp. Nếu có hậu ý, chỉmong đem lại cho họsựan
vui vĩnh cửu. Thấy người vui cũng nhưmình được vui, những cái vui của mình đã sẵn
sàng chia sớt với người, bằng cách giải bày, bằng cách chia sẻ, bằng cách mong mỏi.
Chia sớt với nhau cùng được vui chung thật là hạnh phúc chân thật ởtrần gian. Chỉ để
một mình vui, ai sao mặc kệ, là kẻích kỷxấu xa, chính họkhông bao giờthấy sựan
vui chân thật. Chúng ta phải thấy cái vui của mình là cái vui của mọi người, cái vui của
người chính là cái vui của mình. Cùng khổcùng vui mới là tình thương chan hòa tràn
ngập. Chỉbiết cái vui khổriêng tưcủa mình là tự đóng khung trong một nhà giam
riêng biệt, kẻ ấy suốt đời không bao giờbiết vui. Chúng ta trải lòng mình ra hòa nhịp
với mọi con tim, chứa chan tình thương không bến hạn. Bởi cảm thông nhau trên nỗi
khổvui, chúng ta mới có nhiệt tình tích cực cùng sớt khổchia vui. Mọi bức tường
ngăn cách giữa bản ngã con người, chúng ta mạnh dạn đạp đổcho sựcảm thông không
bịcuộc hạn. Thông cảm được sựkhổvui của mọi người, chúng ta bắt đầu phát tâm từ
bi. Vì thế, mới tập từbi là tập cảm thông.
Tuy nhiên lòng từbi là không giới hạn, song mới tập từbi phải phát xuất từgần
lan dần ra xa. Chúng ta tập cảm thông từnhững người sống chung, thân thuộc với
chúng ta, dần dần đến những người xa lạbên ngoài. Nếu những người chung sống với
mình không thểcảm thông được, chỉcảm thông được với những người xa lạbên
ngoài, đó là trá hình từbi, chớchưa phải thực chất từbi. Chúng ta phải tập lòng từbi
cho có căn bản, sựkết quảchắc chắn sẽ đúng nhưnguyện.
IV.- ĐÃ TẬP TỪBI
Lòng từbi đã phát hiện nơi chúng ta, mọi sân hận tham lam theo đó tiêu diệt.
Người từbi không thểnổi nóng chưởi đánh kẻkhác. Đã thấy sự đau khổcủa người
chính là đau khổcủa mình, vô lý mình lại làm khổmình. Chỉthấy kẻkhác với mình
không liên hệnhau mới đành lòng làm họkhổ. Quảthật cảm thông được nỗi khổ đau
của người, lòng sân vừa dấy khởi liền tắt ngủm. Bởi nước từbi tràn ngập thì không có
lý do lửa sân nổi dậy. Lửa sân cháy hừng hực, chính là lúc nước từbi đã khô cạn. Tự
người gặp cảnh khổ, người có lòng từbi còn không nỡlấy mắt ngó, cần phải tìm đủ
cách đểgiải khổcho người. Nếu khảnăng chúng ta không thểgiải cứu được, lòng vẫn
xót xa đau đớn. Huống là, đích thân mình làm khổcho người, lòng từbi không cho
phép dùng ngôn ngữhành động làm khổkẻkhác. Bao giờchúng ta thích làm khổ
mình, chừng đó mới vui vẻlàm khổngười. Gặp khổchúng ta biết rầu buồn than thở,
nỡnào làm khổkẻkhác cho đành. Kết quả đầu của lòng từbi là diệt sạch sân hận của
chính mình.
Người từbi đâu đành tranh giành hơn thua được mất với người. Bởi kẻ được thì
vui người mất phải khổ, giành giật nhau là làm khổcho nhau. Lòng từbi là cứu khổ,
vô lý lại đi làm khổngười. Tham lam là thu góp, giành giật. Từbi là ban bốcứu giúp.
Mang lòng từbi thì mọi hành động có tánh cách tranh đua giành giật không còn. Chính
của mình còn mang ra ban bốcho người, không thểcó giành giật của người đem về
mình. Lòng từbi với tham lam là hai con sông chảy ngược. Có cái này thì không thể
có cái kia. Lòng từbi đi đến đâu thì đau khổtan đến đấy, nhưánh nắng soi đến đâu thì
băng tuyết đều tan. Từbi không dung đau khổ, dĩnhiên từbi không chứa chấp tham
lam. Từbi tràn lấn tham lam phải rã rời.
Với mọi lớp người trong mọi cảnh huống, chỉmột bềmang tình thương chân
thật đến với họ, không một hành động ngôn ngữ đểcho họphải phiền hà, thuần túy
ban vui cứu khổ. Hành động nhưthếlà thuận hạnh từbi. Lòng từbi này một bềthể
hiện tình thương, chiều theo sởnguyện của người. Làm trái ý người là khiến họ đau
khổ, thuận hạnh từbi là không trái ý nguyện của chúng sanh.
Song tâm ý chúng sanh điên đảo, có cái khổtrá hình an vui họlại thèm thuồng
ưa muốn, người sẵn lòng từbi, có khi cần đổi cái khổnhỏcho họcái vui lớn, vẫn phải
làm. Hoặc những chúng sanh ngỗnghịch mãi tạo tội không chán, người từbi cần phải
ngăn chận bằng cách trừng trịdữdằn. Hiện tướng dữ để điều phục đưa người vềchỗ
an vui, là nghịch hạnh từbi. Hạnh từbi này vừa mới trông nhưkẻác, nhưng mai kia
mới thấy rõ lòng từ. Người thểhiện lòng từbi này cần phải sáng suốt, thật là làm một
việc khó làm. Dù thuận hạnh hay nghịch hạnh cũng là một nguồn ban vui cứu khổ.
Bản chất từbi là nhẹnhàng mát mẻ, nên mọi chúng sanh bịnhiệt não gặp từbi đều
được an lành.
V.- CỨU KÍNH TỪBI
Lòng từbi được viên mãn khi nào mọi vọng thức không còn. Vì vọng thức chạy
theo nghiệp phân biệt có yêu có ghét, khó mang tình thương chân thật bình đẳng lại
cho chúng sanh. Khi nghiệp thức đã sạch, chỉmột tâm thểthênh thang bình đẳng bao
trùm tất cảchúng sanh, không phân biệt ngã nhân bỉthử, làm gì có thương ghét nảy
sanh. Sống với tâm thểnày chỉtràn trềlênh láng một tình thương. Tình thương mà
không phân biệt, không còn chủkhách đối đãi, bao dung không giới hạn, mới là tình
thương chân thật hay viên mãn lòng từbi. Còn thấy đối đãi là còn phân biệt; còn dụng
công, mọi sự đối đãi đã tiêu dung, biết lấy đâu làm giới hạn. Cho nên ví lòng từbi
thênh thang nhưtrời cao, bát ngát nhưbểcả. Từbi trong chỗkhông phân biệt không
dụng công nên gọi là vô duyên từ.
VI.- KẾT LUẬN
Từbi là tình thương hoàn toàn bất vụlợi. Bọn ác quỉsân hận tham lam tật đố
gặp từbi đều chấp tay quì gối qui hàng. Có mặt từbi ở đâu thì mọi khổ đau tan biến ở
đó. Từbi ngọt ngào nhưdòng sữa mẹ, từbi mát dịu nhưngọn gió chiều thu, từbi trong
sáng nhưánh trăng rằm, từbi phát sanh muôn ngàn công đức nhưlòng tốt phì nhiêu
nuôi dưỡng vạn vật. Chúng ta tôn trọng kính mến những ai đã mang sẵn lòng từbi, tán
thán ca ngợi ai mới phát tâm từbi, ước mơmong mỏi ai sẽhọc tập từbi. Mọi người
chúng ta gắng công khơi dậy dòng suối từbi, đểmột ngày kia chảy tràn ngập trần gian
đang nhiệt não. Hạnh phúc ởnhân gian nếu có, khi nào nguồn nước từbi tràn về. Tất
cảchúng ta đừng mong đấng nào cứu khổ, chỉchấp tay cầu nguyện mọi người đều
phát tâm từbi. Ngọn lửa khổ đau dập tắt, khi trận mưa từ được gội nhuần. Chân thành
mong ước mọi người đều phát lòng từbi.
D
MÊ TÍN CHÁNH TÍN
I.- MỞ ĐỀ
Đạo Phật chủtrương giác ngộmang ánh sáng trí tuệsoi rọi cho thếgian. Mọi lẽ
thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽthật rồi mới khởi lòng tin đó là
“chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế
gian, ấy là “mê tín”. Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càn tin bướng là “mê
tín”. Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin
là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thếnên trong kinh
Hoa Nghiêm có câu: “Tin là nguồn của đạo, là mẹcủa mọi công đức. Tin hay nuôi lớn
các gốc lành.” Vì thếngười học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã qua sàng lý trí
gạn lọc kỹcàng. Tuyệt đối không được tin càn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác
ngộcủa đạo Phật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: “… Xem tướng lành dữ, trông
xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số đều không được làm…”
II.- MÊ TÍN
Mê tín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết trí thông minh. Những kẻ
chủtrương mê tín là người làm hoặc loạn thếgian, đưa dân tộc lùi lại bán khai. Một
tôn giáo chân chánh, một dân tộc văn minh, không cho phép mê tín len lỏi trong tín đồ
mình, trong dân tộc mình. Thếmà, đồng bào chúng ta, trong Phật giáo chúng ta, tệ
đoan mê tín vẫn còn nhiều.
a) Đồng cốt
Đồng cốt là hiện tượng mê hoặc khủng khiếp. Những kẻlàm ông đồng, bà cốt
đều là người sống trong trạng thái bất bình thường. Bản thân họ đã mất hết khảnăng tự
chủ, họbịsai sửbởi một ma lực huyền bí nào đó. Khi ma lực ấy dựa vào họ, liền lạm
dụng các danh hiệu thánh, những bậc vĩnhân của thuởxưa dùng mạo xưng đểlừa bịp
người đời. Những kẻyếu vía dễtin nghe xưng danh hiệu Phật, Bồ-tát hay những vị
tiên thánh liền khiếp đảm kính tin. Họkhông dám phê phán đó là tà hay chánh. Thế
rồi, họmột mực quì mọp để được phong chức, hoặc nhận phép lành. Họbịgạt bằng
những danh hão trong cõi vô hình, hoặc bằng những bùa tà phép lạ, những huyền hoặc
vềquá khứvịlai. Từ đây họsống bằng ảo vọng mơhuyền, mất hết lý trí thực tại.
Chúng ta phải khám phá dẹp tan những lối mê hoặc ấy. Riêng vềnhà Phật trong
kinh đã dạy rõ, khi chứng đến quảPhật, Bồ-tát, A-la-hán đều có đầy đủlục thông, tam
minh… Vì thế, Bồ-tát hay A-la-hán muốn hóa độkẻhữu duyên liền dùng thần thông
hiện giáo hóa, nhưBồ-tát Quán ThếÂm, trong phẩm PhổMôn của kinh Pháp Hoa
chẳng hạn. Không khi nào các bậc Thánh phải gá vào thân kẻphàm tục khác làm việc
giáo hóa. Vì các ngài đầy đủthần thông biến hóa vô ngại. Nhưthế, những ma lực tựa
vào đồng cốt đều là sức của quỉthần. Vì sợngười đời không tin, nên chúng mạo xưng
những danh hiệu cho to đểgây uy tín. Biết rõ tính cách ma mịcủa chúng, người Phật
tửphải tránh xa, tuyệt đối không được phụhọa với chúng, huống là qui kính. Có thế
mới tỏra là người Phật tửchân chánh.
b) Lịch số, sao hạn
Thời gian không thật do khái niệm con người đặt ra, huống là trên thời gian lại
đặt ra ngày tốt ngày xấu, năm lành năm dữ… Thử đặt ra một thí dụ, chúng ta đốt một
ngọn đèn đặt ởbên phải, lấy một cái gương tròn nhỏ để ởbên trái, cách nhau năm tấc
tây, khoảng giữa đặt một quảbóng (trái banh). Chúng tadùng tay xoay tròn quảbóng,
phía nằm bên ngọn đèn là sáng, phía khuất ngọn đèn là tối, cứxoay mãi, quảbóng đối
chiếu tối sáng liên tục. Trục quay ấy có lúc tiến đến trước ngang ngọn đèn làm khuất
ánh sáng soi vào mặt gương, ánh sáng mặt gương không phản chiếu vào quảbóng, có
lúc lùi lại sau, ánh sáng ngọn đèn soi vào mặt gương, ánh sáng từmặt gương phản
chiếu lại quảbóng, phía khuất ngọn đèn. Có những con kiến ởtrên quảbóng, thấy quả
bóng mặt sáng gọi là ngày, mặt tối gọi là đêm, những lúc mặt gương không phản chiếu
ánh sáng vào quảbóng gọi là ba mươi, những lúc mặt gương phản chiếu ánh sáng vào
quảbóng đầy đủgọi là rằm… Lại đặt mặt sáng của quảbóng vòng một là ngày tốt,
vòng hai là ngày xấu… Cảm thông được điều đó, chúng ta có tức cười cho loài kiến
hay không? Quảthật, chúng bày biện một cách vô lý. Ngọn đèn, quảbóng, mặt gương
đều là vô tri, động lực quay nó thì cứquay vậy thôi, có gì là linh thiêng huyền diệu, mà
chúng lại đặt là ngày tốt ngày xấu.
Cũng thế, nhật cầu, nguyệt cầu và địa cầu đều là vô tri, chúng quay gần nhau
theo cái trục cố định, mặt địa cầu hướng vềnhật cầu thì sáng, mặt khuất thì tối. Cái
trục quay ấy có khi địa cầu xê tới che khuất ánh sáng nhật cầu không soi đến nguyệt
cầu, có khi sụt lại, ánh sáng nhật cầu soi đầy đủvào nguyệt cầu, ánh sáng nguyệt cầu
phản chiếu lại mặt tối của địa cầu. Thếrồi, con người sống trên địa cầu trông vào sự
sáng tối tùy khái niệm đặt thành ngày đêm và giờphút, theo sựphản chiếu của nguyệt
cầu đặt ra rằm, ba mươi, thành tháng, năm. Thời gian là do tưởng tượng của con người
đặt ra không thật. Phương chi trên thếgian ấy lại còn đặt thêm lành dữtốt xấu… Quả
thật con người quá bày biện, quá rối ren. Đã bày biện ra rồi, tựcột trói mình. Khi đã có
ngày tốt ngày xấu, đi đâu phải chọn ngày tốt mới dám đi, làm gì phải đợi ngày tốt mới
làm. Thậm chí cất nhà xây bếp cũng phải lựa ngày chọn tháng, định đôi gảlứa cũng
phải coi tuổi hạp, không hạp. Con người bịbao phủtrong ổtơrối nùi ấy, rồi than khóc
rồi khổ đau. Chính vì ngày tháng tuổi tác tạo ra cho con người không biết bao nhiêu
đau khổ. Chúng ta hãy nghe người nông dân miền Nam nguyền rủa họqua bài hát:
Cọp mà vật mấy ông thầy địa
Yêu mà nhai mấy chú coi ngày
Trớtrêu họkhéo đặt bày
Hai đứa mình thương thiệt, ông trời rày bảo thương.
c) Coi tay, xem tướng
Coi tay, xem tướng cũng có khi trúng, song ông thầy ấy luôn luôn nói câu
thòng: “Tay hay tướng của ông có hiện điều xấu, có thể đến tháng đó sẽmắc nạn, nếu
ông biết làm lành làm phước có thểqua.” Thếthì đến tháng đó, nếu người ấy mắc nạn
thì khen ông thầy xem trúng, bằng không mắc nạn thì ông thầy đổtại làm lành làm
phước! Nhưthế, mặt nào ông thầy cũng hay hết. Nhưng chúng ta thửkiểm điểm xem,
cảhai mặt mắc nạn và không, có lợi gì cho người đi coi không? Nếu coi tay tốn một số
tiền, đến khi mắc nạn cũng phải tựchịu, ông thầy có cứu giúp cho mình được gì đâu.
Nếu đến tháng thọnạn, người coi tay không thọnạn, cho là làm lành làm phước được
qua thì mình tựcứu mình, ông thầy cũng không làm gì cho mình. Nhưvậy đi coi chi
cho uổng tiền.
Hơn nữa ở đầu quyển sách tướng có bài kệ:
Hán Dịch
Hữu tâm vô tướng Có tâm tốt không tướng tốt
Tướng tựtâm sanh Tướng tốt theo tâm tốt sanh
Hữu tướng vô tâm Có tướng tốt không tâm tốt
Tướng tùng tâm diệt. Tướng tốt theo tâm xấu mất.
Thếthì, chúng ta cần phát tâm tốt làm việc tốt thì điều tốt sẽ đến. Chúng ta chứa
chấp những tâm niệm xấu xa thì mọi điều dữsẽ đến. Điều căn bản là chúng ta làm tốt
hay làm xấu, quảtốt xấu sẽ đến với chúng ta. Không phải quan trọng ởbàn tay hay
tướng mạo. Thếmà, chúng ta không ứng dụng ngay cội gốc, lại chạy theo ngọn ngành,
hao phí tiền bạc một cách vô ích, đó gọi là mê tín.
d) Xin xăm, bói quẻ:
Xin xăm bói quẻlà một việc làm cầu may. Rủi may là điều xảy ra không có
duyên cớ. Phó thác hành động của mình, cho đến phó thác cả đời mình vào chỗkhông
có duyên cớ, thật là tệhại. Thánh, Thần có rảnh đâu mà ngồi sẵn trên bàn để ứng hiện
trong xăm quẻcho quí vị. Nếu người xin xăm bói quẻcó trúng, chẳng qua phước
nghiệp, lành dữcủa mình mà hiện ra. Nhưsách nói: “Phước chí tâm linh, họa lai thần
ám.” Nghĩa là người gặp lúc phước đến thì giởquẻra đều tốt, khi họa lại thì rút lá xăm
nào cũng xấu. Thếlà tốt xấu tại mình, không phải tại xăm quẻ. Chúng ta cứsửa mình
cho tốt thì mọi việc đều tốt, đi xin xăm bói quẻlàm gì? Xin xăm bói quẻchỉkhiến
chúng ta lo sợthêm. Ca dao Việt Nam có câu:
Tay cầm tiền quý bo bo
Đem cho thầy bói mang lo vào mình.
Làm việc không lợi ích, lại tốn hao tiền bạc, mang lo sợvào lòng, không phải
mê tín là gì?
e) Cúng sao xem hướng
Lệcúng sao hạn, thật là lạc hậu lỗi thời, sao là những hành tinh cách xa chúng
ta bao nhiêu ngàn cây số. Nó là cái gì mà chúng ta phải cúng! Tục lệcác chùa quê, vào
ngày mùng chín tháng giêng là cúng sao Hội. Người Phật tửnào không gửi tên cúng
sao, xem nhưnăm ấy không được bảo đảm an ninh. Song người chủcúng sao cho quí
vị, có bảo đảm an ninh chưa? Có lẽquí vị ấy quên ghi tên mình trong bài sớcúng sao
chớgì? Thật là vô lý, đạo lý nhân quả đức Phật dạy rành rành trong kinh, mà người ta
bất chấp. Thân tổng báo của chúng ta có lẫn lành với dữ, khi nhân lành đến thì hưởng
quảlành, khi nhân dữ đến thì chịu quảdữ, không thểchạy trốn được. Chỉcó tạo nhân
lành nhiều, khi quảdữ đến sẽnhẹ đi hay giảm bớt. Ví nhưtrước kia chúng ta đã làm
khổmột người, vì lúc đó họthiếu khảnăng trảthù nên dường nhưthông qua. Đến lúc
nào đó, họ đủ điều kiện trảthù, nếu chúng ta không được nhiều người thương che chở
thì, quả đó sẽ đúng với nhân kia. Ngược lại, nếu chúng ta được quá nhiều người ủng hộ
che chở, quảphải trảsẽnhẹhoặc giảm mất cũng có. Bởi thếnên, sợquảkhổkhông gì
hơn, chúng ta phải tạo nhân vui. Không nên cúng sao cúng hạn đểcầu được an vui là
điều phi lý.
Xem hướng cất nhà, xây bếp cũng là một lối mê tín. Có lắm người trong nhà
chồng vợbất hòa, con cái ngỗnghịch, liền rước thầy đến xem hướng sửa cửa, đổi bếp.
Nếu cửa và bếp biết nói, sẽcãi lại với bà chủnhà rằng: “Cãi lẫy nhau tại ông bà không
biết nhường nhịn nhau, chúng tôi có tội lỗi gì mà phải dời chỗnày đổi chỗkia?”
Những việc làm này đủnói lên người ta trốn tránh trách nhiệm, không bao giờdám
nhìn thẳng những sái quấy lỗi lầm của mình, tìm cách đổlỗi cho cái gì mà không thể
cãi lý được với họ. Nhưthếdù họcó sửa đổi trăm ngàn lần, lộn xộn vẫn lộn xộn, bất
an vẫn bất an. Vì cái chủ động trong việc bất an ấy, có chịu sửa đổi đâu. Thếnên,
người học đạo phải thấy rõ chỗvô lý này, không nên lầm lẫn một cách tối dốt nhưvậy.
g) Đốt giấy tiền vàng mã
Tục đốt giấy tiền vàng mã lại là việc vô lý trên vô lý. Không thểngười có đôi
chút nhận xét, lý luận mà chấp nhận việc ấy được. Chính trên thếgian này, đồng tiền
của nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận, huống là nhân gian in,
xuống âm phủxài, có lý lẽgì tin được. Những chiếc lầu bằng giấy, quần áo bằng giấy,
làm xong đốt gởi xuống âm phủcho thân nhân dùng, quảlà việc làm phí của vô ích.
Thửhỏi thân nhân họlà cái gì mà chờ đốt quần áo gởi xuống. Họ đều là đồvô chủcô
hồn hết sao? Hay họ đã theo nghiệp lành dữmà sanh nơi khác? Nếu là Phật tửcòn
không ai biết rõ Phật dạy: “Chúng sanh tùy nghiệp thiện ác, theo đó thác sanh nơi cõi
lành cõi dữ.” Thân nhân chúng ta chết cũng theo nghiệp thọsanh, chớ đâu ngồi chờ
chúng ta gởi nhà cửa áo quần xuống xài. Nhưthế, việc làm ấy vừa trái đạo lý, vừa phí
tổn tiền bạc vô ích. Người Phật tửkhông bao giờchấp nhận việc làm mù quáng ấy.
III.- TAI HẠI MÊ TÍN
a) Quàng xiên khờkhạo
Người mê tín theo quỉthần là tin một cách quàng xiên không có căn cứ, không
có lý luận, tin bướng tin càn, mất hết lý trí, trởthành con người khờkhạo. Đó là hình
ảnh những người tin vào ông đồng bà bóng, xác cô xác cậu tạo nên. Tại sao họnhư
thế? Bởi vì họgởi gấm tâm hồn vào sựhuyền bí, vào thếgiới vô hình, họmất hết trí
thông minh thực tế. Có khi họgần nhưngười điên nói lảm nhảm một mình, hoặc nói
những việc đâu đâu vô căn cứ…
b) Bịcột trói, ích kỷ, tàn nhẫn
Người mê tín vào lịch số, ngày giờ, là kẻbịcột trói một cách thảm hại. Họ
không bao giờdám quyết định, một việc làm thích hợp với thời biểu hiện tại. Họ đợi
giờlịch xem giờtốt hay xấu, ngày lành hay dữ. Thếrồi họbịchết khô trong cái rọ
ngày giờ. Bởi quen lựa ngày giờtốt xấu, nên họtrởthành con người ích kỷdễsợ. Có
những việc đáng làm ngay lúc đó đểgiúp người, họlại sợgiờxấu rồi không chịu làm.
Cho đến việc ma chay cha mẹ, họvẫn lựa ngày tốt, giờtốt đểlợi cho con cháu họ,
không nghĩgì đến người chết. Có khi còn dùng thuật trấn ếm, nếu cha mẹhọchết
nhằm ngày trùng. Thật là tàn nhẫn, họkhông còn chút tình thương đối với người chết.
Mọi việc ma chay, chọn lựa ngày giờ, họ đều một bềvì họ. Những người ấy lúc nào họ
cũng nơm nớp lo sợ, trên đầu trên cổhọ đã cột sẵn trăm ngàn mối dây năm tháng ngày
giờ, không cho họthong thảmột phút giây nào.
c) Khiếp nhược mất tựtín
Người tin vào bói xăm, sao hạn… là con người khiếp nhược mất tựtín. Bởi
không tựtín nên làm việc gì họcũng phải đi hỏi thần, hỏi thánh. Họlo âu, sợhãi năm
nào gặp sao La Hầu, Kế Đô. Nhân lành họkhông chịu tạo, nhân dữkhông chịu tránh,
mà một bềsợsao sợhạn, quảlà những con người mù mịt, tối tăm. Họsợnhững cái
không đáng sợ, họcầu những điều không thểcầu, thật là oái ăm vô lý. Người Phật tử
thấy rõ lẽtà chánh ấy, can đảm quăng đi những tệtục sai lầm, mới có thểsống với tinh
thần đạo giác ngộ.
IV.- CẦU NGUYỆN LÀ CHÁNH TÍN HAY MÊ TÍN ?
Trong nhà chùa mỗi khi tụng kinh, mọi Phật sự đều có cầu nguyện. Sựcầu
nguyện này là chánh tín hay mê tín? Câu hỏi này không thểtrảlời một chiều, tùy chỗ
hiểu biết của mỗi người, sựcầu nguyện là mê tín, cũng là chánh tín.
a) Mê tín
Nếu chúng ta khẳng định rằng mọi sựcầu nguyện đều được toại nguyện, đó là
mê tín. Vì sao? Bởi vì, nếu cầu nguyện mà được, thì không cần nói đến nhân quả
nghiệp báo. Nếu mọi sựkiện xảy ra đều do nhân quảthì sựcầu nguyện khó mà toại
nguyện. Bởi lẽ, thếgian có kẻtạo nghiệp lành, người tạo nghiệp dữ. Người tạo nghiệp
lành khi phước báo đến thì được nhưnguyện. Kẻtạo nghiệp dữkhi nghiệp báo đến, dù
có nguyện cầu cũng khó thoát khỏi quảkhổ. Thếthì làm sao dám cố định cầu nguyện
là được nhưý. Người chấp cố định, là sai lầm không hợp lý, nên thuộc mê tín.
b) Chánh tín
Chúng ta chỉxem cầu nguyện nhưnhững lời chúc lành là chánh tín. Vì quí kính
cha mẹ, quí kính người thân, chúng ta hằng cầu nguyện cho những vị ấy song có được
nhưnguyện hay không, còn tùy thuộc phước duyên dày mỏng của những vị ấy. Mặc
dù không được nhưnguyện, cũng nói lên được lòng hiếu thảo chân thành của chúng ta.
Cũng nhưvì hiếu kính những người trưởng thượng, những bạn bè thân hữu, đầu năm
mọi người chúc lành cho nhau. Những lời chúc lành này không hẳn thểhiện được,
nhưng cũng nói lên được lòng quí mến nhau.
Hơn nữa, người tu Phật cầu nguyện với mục đích phá tan tâm niệm vịkỷcủa
mình. Bất cứmột Phật sựnào, chúng ta đều hồi hướng nguyện cầu cho tất cảchúng
sanh đều thành Phật đạo. Mới nghe qua dường nhưnhững lời nguyện suông, không thể
thực hiện được. Song trên tinh thần phá ngã, cứlập tới, lập lui mãi tâm niệm vì tất cả
chúng sanh, khiến người ta quên bẵng bản ngã riêng tưcủa mình. Mọi việc làm đều
không phải vì mình, không được nghĩlợi ích riêng cho mình, mà phải vì nhân loại, vì
tất cảchúng sanh. Hằng ngày cứhuân tập mãi tâm niệm này, đến một khi nào đó,
chúng ta không còn thấy bản ngã riêng, đồng hóa mình và chúng sanh không khác. Thế
là chúng ta phá được chấp ngã và phát tâm đại từbi, xem mọi khổvui của người như
của chính mình. Hiểu cầu nguyện và ứng dụng cầu nguyện nhưvậy, quảthật là chánh
tín.
V.- CHÁNH TÍN
a) Tin nhân quả
Đứng vềchiều thời gian, vạn vật hiện có trong vũtrụnày, không một vật nào
thoát ngoài nhân quảmà được hình thành. Trên tiến trình sanh diệt, quyết hẳn vạn vật
từnhân tiến đến quả, từquảtrởlại nhân. Nhân quả, quảnhân xoay vần không dứt. Đó
là hiện tuợng sanh hóa trên cõi nhân gian. Nghiệm xét thấu đáo, chúng ta không thấy
có một vật gì không nhân mà có, ngẫu nhiên mà thành. Thấy rõ lý nhân quả, chúng ta
khéo uyển chuyển cái xấu trởthành tốt, cái dởtrởthành hay. Thấy rõ lý nhân quả,
chúng ta nắm chắc quyền tựchủ, tạo dựng tương lai tươi đẹp cho chính mình. Lý nhân
quảvừa là khoa học vừa là sức mạnh chuyển tiến của con người. Tìm hiểu tường tận lý
nhân quảlà người thông minh. Biết ứng dụng lý nhân quảlà con người tiến bộ. Khảo
sát theo nhân quảlà lý luận chặt chẽ, là hiểu biết thấu đáo. Cho nên nghiệm xét lý nhân
quảtường tận rồi, chúng ta tin tưởng là chánh tín.
b) Tin nhân duyên
Đứng vềmặt không gian, vạn vật trong vũtrụ đều do nhân duyên hợp thành.
Không một vật nào do một đơn vịlàm nên, mà phải nhiều đơn vịhợp lại mới thành
hình. Chính thế, lý nhân duyên thích ứng với tinh thần phân tích của khoa học hiện
nay. Nếu sựvật do một đơn vịlàm nên thì còn gì phân tích. Bởi nhiều đơn vịhợp
thành một vật thể, người ta mới phân tích chia ra nhiều đơn vị, nhiều loại. Nhỏnhất
nhưmột nguyên tử, người ta phân tích trong đó vẫn có nhiều phần hợp thành, huống là
những vật thểto tát. Do đó, chúng ta thấy rõ lý nhân duyên nhà Phật nói, là một lẽthật,
đúng với tinh thần khoa học hiện thời. Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta phá tan cái
chấp lầm vô nhân và nhất nhân. Hiểu được lý nhân duyên, chúng ta thấy rõ muôn vật
trên thếgian có sựliên quan chằng chịt với nhau. Chúng ta không thểtách một cá thể
đứng ngoài tập thể, một cá nhân đứng ngoài nhân loại. Đây là lý do khiến dẹp được
quan niệm cá nhân ích kỷ. Chúng ta tích cực xây dựng nên hạnh phúc chung cho nhân
loại, không riêng của một cá nhân. Tin lý nhân duyên là tin bằng trí tuệ, bằng khoa
học, cho nên chánh tín.
VI.- LỢI ÍCH CHÁNH TÍN
a) Trí tuệ
Nhận rõ lý nhân quả, lý nhân duyên là tác dụng của trí tuệ. Chính do nhận xét
thấu đáo, phân tích rành mạch, khiến trí tuệcàng ngày càng phát triển. Nếu một đối
tượng trước mắt, chúng ta cứthầm nhận là tựnhiên nó có, do tạo hóa làm nên, thếlà
còn gì phải nhận xét, phải phân tích. Cứthếmãi, trí tuệsẽcùn mằn, không thểnào bén
nhạy được. Đó là cái cớkhiến người ta lười suy xét, lâu ngày trởthành tâm trí ù lỳchai
cứng. Người Phật tửphải sống bằng trí tuệ, nên thấy rõ vạn vật sanh thành hoại diệt
đều nằm trong hệthống nhân quả, nhân duyên. Sựvật hiện có mà không do nhân quả,
nhân duyên là phi lý luận, phản khoa học. Vì thếngười chánh tín là người thực tế,
khoa học, nhận xét bằng trí tuệ.
b) Chịu trách nhiệm
Thâm đạt lý nhân quảnhân duyên, người ấy sẽnhận lấy trách nhiệm nên hư,
hay dở, tốt xấu đều do mình. Mình là chủ động gây thành nhân tốt, tạo ra duyên lành.
Mọi việc đều không được tốt lành là do mình không chịu gây tạo, đây là lỗi tại mình
nào phải tại ai. Biết thế, chúng ta không trốn tránh, không kêu than, trái lại can đảm
chấp nhận đểrồi xoay chuyển. Bởi nhận rõ nhân quảnhân duyên, chúng ta xét một sự
kiện xảy ra tốt xấu, phát xuất từnhân nào, hội đủnhân duyên gì mới xảy ra nhưthế.
Thếthì dù có việc dởviệc hay, chúng ta đều thấy rõ không lầm. Chúng ta nỗlực cố
gắng tạo điều kiện đểchuyển đổi nó. Chịu trách nhiệm đểchuyển đổi, không phải chịu
trách nhiệm đểthông qua, đó là tinh thần của người chánh tín.
c) Tựtín
Biết rõ dởhay do mình, quảthật mình là chủnhân của mọi thành bại. Đau khổ
an vui, chính mình là người tạo ra. Ngày mai tươi sáng, ngày mai tối tăm, ta là người
chủ động. Do thấu hiểu lý nhân quảnhân duyên, con người sẽcó sức tựtín mãnh liệt.
Nhờsức tựtín, con người mới cốgắng chuyển đổi, vươn lên trong mọi lãnh vực. Một
dân tộc có đức tựtín, không bao giờcam chịu khuất phục, chậm tiến. Có tựtín là có
một sức mạnh phi thường. Có tựtín, sựtu hành mới không thối chuyển.
VII.- KẾT LUẬN
Mê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là
không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủtrương
chánh tín, không bao giờchấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý
đạo, nên ghép những tập tục thếgian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật
mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín.
Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê
bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cảnhững kinh Phật
không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một sốngười vì tùy tục, vì thiếu hiểu
Phật pháp vẽbày ấy thôi. Người học Phật chân chánh phải gan dạloại bỏnhững tập
tục sai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trịPhật pháp.
Có khi dẹp bỏnhững điều đó, có thểthiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng
ta cương quyết vì chánh pháp, chớkhông vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê,
không vì sợmất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín
đồ, mới không hổthẹn là hàng Tăng Bảo.
D
TỘI PHƯỚC
I.- MỞ ĐỀ
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự
tu hành. Nếu người tu mà cứlao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội chớkhông phải
là người tu hành. Mọi sựan vui và đau khổgốc từtội phước mà sanh ra. Vì thếmuốn
thấu hiểu sựtu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động
thiết thực trong cuộc sống này, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế
nên người tu hành phải thấu đáo phải phân rành vấn đềtội phước.
II.- THẾNÀO LÀ TỘI ?
Tội là hành động làm cho mình và người đau khổtrong hiện tại và vịlai. Người
làm tội cũng gọi là người dữ, người xấu. Tội, có tội ngoài đời và tội trong đạo. Tội
ngoài đời là những kẻphạm luật pháp nhà nước, bịtù đày đau khổ. Tội trong đạo có
hai loại: tội do hứa nguyện gìn giữmà không giữ, tội làm đau khổchúng sanh. Tội do
hứa nguyện gìn giữmà không giữ, nhưtrước nhận giữnăm giới hoặc mười giới là điều
cao cảquí báu, ởtrước Tam Bảo nguyện trọn đời gìn giữ, mà sau này không giữ được
một hoặc nhiều điều, gọi là tội phạm giới. Tại sao phạm giới gọi là tội? Bởi vì trước
mình đã nhận định những giới luật đó là hay là đúng, nếu giữ được sẽlợi ích cho mình
và chúng sanh, nên nguyện gìn giữ. Sau này mình không gìn giữ, thếlà đã phá hoại sự
lợi ích của mình và của chúng sanh nên phạm tội. Thí dụnhưgiới ăn trộm chẳng hạn.
Bất cứmột hành động nào làm khổcho người hiện tại hoặc mai kia đều là tội. Bởi vì
mình đã gây ra nhân đau khổthì quả đau khổmình phải lãnh lấy. Do làm khổmình
khổngười nên gọi là tội. Tội có tội nhẹvà tội nặng.
a) Tội nhẹ
Những điều làm đau khổcho người cho chúng sanh do thân miệng chúng ta gây
ra mà không cộng tác với ý là tội nhẹ. Bởi vì việc làm ấy là vô tâm, hoặc không có ý
thức. Việc làm vô tâm, khi nạn nhân cảm thông được, họsẽbớt thù hận, nếu họ đại
lượng có thểtha thứluôn. Thí dụchúng ta đi đường, có đứa bé cầm hòn đất ném chơi,
lại trúng vào chúng ta. Nếu chúng ta biết nó không có ý ném mình, tuy đau điếng mà
chúng ta không giận nó. Thếnên mọi hành động bằng thân bằng miệng làm đau khổ
cho người mà không có ý thức là tội nhẹ, xin lỗi hoặc sám hối sẽhết. Việc làm đau
khổchúng sanh chút ít cũng là tội nhẹ.
b) Tội nặng
Những điều làm đau khổcho người cho chúng sanh do thân miệng cộng tác với
ý chúng ta gây ra là tội nặng.
Bởi vì việc làm ấy là có cốtâm, có hữu ý, khiến người oán giận không thểtha
thứ. Thí dụnhưcó người cốtình đánh chúng ta, dù cái đánh ấy bịcản trởkhông chạm
đến thân chúng ta song biết kẻ ấy cốtình đánh mình, chúng ta cũng giận họ đời đời. Vì
thếhành động cốtâm, hữu ý là hành động quan trọng nên tạo thành tội nặng.
Thếnên tội phát xuất từba nghiệp chúng ta. Nơi thân: giết người, trộm cướp, tà
dâm. Nơi miệng: nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói hung ác. Nơi ý: tham, sân và tà
kiến. Sựhợp tác chặt chẽcủa ba nghiệp này là tội nặng.
III.- THẾNÀO LÀ PHƯỚC ?
Phước là những hành động đem lại sựan vui cho mình, cho người ởhiện tại và
mai kia. Người làm phước cũng gọi là người lành, người tốt. Bởi vì những hành động
đem lại sựan vui cho người, người sẽquí mến. Chính sựquí mến ấy nên gặp nhau vui
vẻvà sẵn sàng giúp đỡnhau. Chúng ta giúp đỡhoặc an ủi khiến người được an vui,
người thù đáp lại chúng ta bằng cửchỉbiết ơn vui vẻquí mến, đó là làm phước gặp
phước. Vì thếngười biết làm phước hiện tại được an vui, mai sau vẫn an vui. Làm
phước có hai thứ: phước hữu lậu và phước vô lậu.
A) Phước hữu lậu
Làm cho mình cho người an vui tương đối trong vòng sanh tửlà phước hữu lậu.
Do ba nghiệp chúng ta hoạt động đem lại sựan vui cho người, chính hành vi ấy là sanh
diệt giới hạn, còn trong vòng sanh tửhiện tại cũng nhưmai sau. Chúng ta phải nỗlực
tạo điều kiện cho mình và mọi người thường được an vui. Muốn thực hiện được việc
đó, ngay nơi ba nghiệp chúng ta phải ứng dụng các điều này:
1. Vềthân
a) Cứu mạng: Chúng ta phải sẵn sàng cứu giúp bảo vệsanh mạng người.
Nếu người gặp tai nạn sắp mất mạng, theo khảnăng mình, chúng ta tận tâm cứu giúp.
Giải cứu cho người thoát chết, hoặc ngừa đón những sựviệc có thểlàm nguy hiểm đến
sanh mạng người, đó là việc làm phước của thân. Bởi vì sanh mạng đối với con người
là tối thượng, cho nên ai giải cứu khỏi chết, là an vui và biết ơn vô kể.
b) Bốthí:Kế đến, sẵn sàng cứu giúp người khi gặp cảnh cơhàn nguy
khốn. Nỗi khổ đói rét cũng đe dọa đến sanh mạng, người đang lâm vào cảnh khổnày,
nếu được cứu giúp, họcũng vui mừng vô hạn. Chúng ta muốn được an vui thì phải sẵn
sàng mang sựan vui bủa khắp mọi người, đó là nền tảng phước đức. Hạnh phúc không
phải đến riêng với chúng ta, mà do sựthù đáp từhạnh phúc của mọi người mang lại.
Chúng ta đừng dại khờcứbo bo giữlấy tài sản vô thường làm của riêng mình, cần
phải ban bốcho những người đang thiết tha cần nó. Những cái vô thường mà cứgiữ,
có ngày sẽkhổ đau khi nó không còn ởtrong tầm tay mình nữa. Mượn của cải vô
thường làm phương tiện an vui cho người, nguồn an vui ấy sẽtrởvềvới chúng ta một
cách bền vững lâu dài.
c) Trinh bạch:Cần phải giữhạnh trung thành trinh bạch. Người biết đạo
lý đã không dám xâm phạm đến danh giá và hạnh phúc của gia đình người, còn phải
trung thành trinh bạch với gia đình mình. Tinh thần trung trinh ấy giúp cho người
trong gia đình tín cẩn lẫn nhau. Do sựtín cẩn nhau nên trong gia đình được sựan ổn
vui tươi. Trong gia đình đã thế, chúng ta cần nhắc nhởchỉdạy cho mọi người chung
quanh đều tập hạnh trung trinh này. Được thế, sựan vui không những chỉ ởtrong
phạm vi gia đình, mà tràn lẫn đến xã hội.
2. Vềmiệng
Tu phước ởmiệng phải tập bốn điều này:
a) Nói chân thật:Nói chân thật để đem lại niềm tin tưởng an ổn cho
người. Bất cứ ởtrường hợp nào, chúng ta cũng cốgắng nói lên những lẽthật. Luôn
luôn tôn trọng và yêu chuộng lẽthật, cho nên phát ngôn lúc nào cũng hợp với sựthật.
Chân thật là nguồn gốc tin yêu nhau, do đó mọi sựmến thương được bền bỉ.
c) Nói đúng lý:Nói đúng lý đểgiúp mọi người nhận được lẽchánh.
Trong cuộc sống phức tạp này khiến mọi người khó tìm được con đường chánh. Cho
nên chúng ta cốgắng nói ra lời đúng lý, hầu làm sáng tỏmọi chỗngờvực của người.
Sống đúng, nói đúng, thật là sựhi hữu trong cuộc đời hỗn độn hiện nay. Chúng ta mãi
tôn trọng câu “mặc người phi pháp, chúng ta vẫn giữ đúng pháp”.
c) Nói hòa thuận:Nói hòa thuận để đem lại tình đoàn kết cho mọi người.
Tất cảviệc làm phân ly chia rẽ đều là tạo nên thống khổcho con người. Chúng ta đã
không làm thế, mà luôn luôn dùng lời hòa thuận đểhàn gắn lại những mối tình đã rạn
nứt. Ngôn ngữchúng ta phát ra đều đem lại tình thương gắn bó cho mọi người. Thấy
đâu có sựrạn nứt, có mầm tan rã, chúng ta đều nỗlực dùng lời hòa thuận là chất keo
hàn gắn lại. Tận dụng ngôn ngữmình để đem lại tình đoàn kết an vui cho nhân loại.
d) Nói nhã nhặn:Nói nhã nhặn để đem lại sựôn hòa vui vẻcho người.
Mọi sựcăm phẫn, bực tức đều làm cho người đau khổ. Chúng ta tập nói nhã nhặn là
làm dịu mọi sựbực dọc của người. Lời nói nhã nhặn khiến người dễmến và vui vẻ.
Trọn đời chúng ta đem lại sựan vui cho chúng sanh, không có lý do nào lại dùng lời
thô ác. Chúng ta phải thực hiện lời nhã nhặn mãi mãi với mọi người.
3. Vềý
Chúng ta phải tập từbi, nhẫn nhục và chánh kiến. Mang lại tình thương cho
chúng sanh là tiêu diệt mầm tham lam độc ác. Nỗi khổcủa chúng sanh ngập trời đều
do lòng tham ác của con người tạo nên. Chúng ta tận lực gây dựng tình thương để
giảm thiểu đau khổcho chúng sanh. Tập lòng nhẫn nhục đểchịu đựng mọi cảnh ngang
trái mà không sanh sân hận. Có nhẫn nhục được, chúng ta mới giữ được tình thương
lâu dài với chúng sanh. Chánh kiến là nhận định đúng đắn, đưa chúng ta đi đúng
hướng, sáng suốt vui tươi. Do chánh kiến mới có nói đúng, làm đúng. Ba nghiệp tạo
phước, chánh kiến là đội binh tiên phong. Tóm lại, ba nghiệp làm mười điều trên là tu
phước hữu lậu. Phước này khiến chúng ta qua lại trên con đường an vui tươi đẹp. Mặc
dù còn tương đối sanh tử, song đến đâu cũng là hài lòng mãn ý.
B) Phước vô lậu
Phước vô lậu là sựan vui tuyệt đối không giới hạn. Do thoát ly sanh tửnên an
vui miên viễn. Bởi sựan vui nào mà còn sanh tử đều tạm bợ đối đãi. Chỉcó tiêu diệt
hết mầm sanh tử, an trụvô sanh, mới là an vui viên mãn. Tu phước vô lậu là chúng ta
nhắm hướng vô sanh làm mục đích, hàng ngày buông xảcái chủ động sanh diệt và
dùng trí thấy rõ các tướng giảdối sanh diệt, không lầm, không kẹt nó. Cứthếtiến mãi,
cho đến bao giờviên mãn mới thôi. Mình làm nhưvậy, chỉdạy người làm nhưvậy là
tu phước vô lậu.
IV.- CẦN TRÁNH TỘI LÀM PHƯỚC
a) Tránh tội
Đã biết tội là nhân khổ đau bất nhưý, chúng ta cốgắng tránh đừng gây nên tội.
Cuộc đời đã khổ đau lắm rồi, chúng ta không thểlàm cho nó tươi đẹp, ít ra cũng đừng
tô thêm cho đậm nét khổ đau. Tránh gây khổ đau cho người tức là tránh tạo khổcho
mình. Có ai ngu dại đến nỗi lấy dây tựtrói, lấy roi tự đánh, đểrồi kêu khóc thởthan.
Mầm khổ đau không gieo thì cây khổ đau làm sao đâm chồi nảy lộc. Biết thế, chúng ta
dè dặt tối đa trong việc gieo nhân đau khổ. Dù một tội nhỏ, tránh được, chúng ta cũng
cốgắng tránh. Nhưtrong Luật nói: “Giọt nước tuy nhỏ, rơi mãi cũng đầy chậu lớn.”
Người biết sợtội là người sẽkhỏi tội. Chỉcó kẻliều mạng xem thường tội lỗi, càng lún
sâu trong tội lỗi. Đã có tội lỗi là có khổ đau, nhưcó hình thì có bóng, có tiếng thì có
vang. Người học đạo phải sáng suốt thấy rõ lý lẽ ấy, đểkhông lầm, làm khổmình khổ
người.
b) Làm phước
Hạnh phúc an vui là điều ai cũng ước mơ, mong mỏi. Người học đạo không ước
mơmong mỏi suông, phải thực tếgầy dựng hạnh phúc cho người tức là gầy dựng hạnh
phúc cho mình. Hạnh phúc không thểngẫu nhiên đến với chúng ta, mà do công phu
bồi đắp. Một hành động, một lời nói, một ý nhiệm mầu đem an vui lại cho người,
chính là gây dựng hạnh phúc cho ta. Trong cuộc đời tương phản, kẻbuông xảhết lại là
người được nhiều nhất. Ngược lại, người cốgiữgìn lại là người mất mát nhất. Tạo
hạnh phúc cho mình, không phải bo bo gìn giữnhững cái gì của mình mà phải xảbỏ
cái của mình, tạo cho người an vui. Chúng ta làm cho trăm ngàn người an vui, quả
thực đã tạo trăm ngàn điều an vui cho chúng ta. Vì thếlàm phước không bao giờthấy
đủ, chúng ta làm mãi đến suốt đời, mà vẫn thấy chưa xong. Có một lần đức Phật đang
ngồi trong một tịnh xá, ởphòng khác ngài A-na-luật đang xỏkim vá y, vì mắt không
tỏ, Ngài xỏhoài mà chẳng được. Ngài buột miệng than: “Có ai mắt sáng làm phước xỏ
kim hộtôi.” Đức Phật nghe, Ngài đi đến chỗA-na-luật bảo: “A-na-luật! Đưa kim ta xỏ
hộ”. ThếTôn đầy đủvô lượng phước đức, mà còn mót từcái phước xỏkim. Thửhỏi
chúng ta là người gì mà không cốgắng làm phước? Phước càng to thì an vui càng lắm,
có thiệt thòi gì đâu mà không chịu làm!
V.- KẾT LUẬN
Tội phước là điều thực tếtrên cõi nhân gian. Cổ động khuyến khích người tránh
tội là hành động giảm thiểu khổ đau cho nhân loại. Tán thán ca ngợi làm phước là
mang lại hạnh phúc an vui cho chúng sanh. Lý đáng mọi người chúng ta đều tận lực
làm điều này. Vô lý những kẻ đã không làm, lại công kích người khác làm. Còn ai
không xót xa khi thấy con người sát phạt con người. Người có lương tâm, đầy lòng
trắc ẩn không thểngó lơtrước huynh đệtương tàn. Cho nên tránh tội làm phước là
điều mỗi con người chúng ta phải ứng dụng. Biết tội phước là cội nguồn của đạo đức.
Song chúng ta đừng bịphỉnh gạt bằng những tội phước rỗng. Tội là cấy mầm đau khổ
nơi con người, phước là gieo hạt hạnh phúc cho chúng sanh. Thực tếnhưvậy, không
phải việc huyễn hoặc viễn vông.
D
NGHIỆP BÁO
I.- MỞ ĐỀ
Mọi việc khổvui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứvà
hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉbiết sợ
khổ, cầu vui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thếchẳng khác nào kẻsợ
bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng, muốn nghe nhạc mà bịt lỗtai. Một khi nghiệp quả
đến, chúng ta dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởi nó là kết quảdo hành
động của chính mình đã tạo. Mình làm, rồi mình chịu, đó là lẽcông bằng hợp lý của
kiếp người.
II.- ĐỊNH NGHĨA
Nghiệp báo nói đủlà nghiệp quảbáo ứng. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây
thì nghiệp quảphải đến. Sựbáo đáp thù ứng cân xứng nhau giữa nghiệp nhân và
nghiệp quả. Trước tiên chúng ta cần biết chữnghiệp.
a) Nghiệp:là dịch nghĩa chữKarma tiếng Phạn, chỉhành động tạo tác theo thói
quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác, định nghiệp, bất định nghiệp…
Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sựan lạc cho chúng sanh. Nghiệp ác là hành
động dữlàm đau khổchúng sanh. Định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữcó
cộng tác với ý thức tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động hoặc
lành hoặc dữkhông cộng tác với ý thức nên thành nghiệp không quyết định.
b) Báo:là đền trảmột cách công bằng, không sai chạy, không tiêu mất. Chúng
ta có hành động lành hay dữ, kết quảcủa hành động ấy sẽ đến, hoặc sớm hay muộn
thôi. Thí dụchúng ta mắng chửi người là hành động dữ, người ấy sẽmắng chửi lại
ngay khi đó, hoặc thời gian khác, khó tránh khỏi. Sựthù đáp cân xứng gọi là báo. Báo
có chia ba thứ: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là quảbáo hiện tại, những
hành động lành hay dữngay trong đời này chịu quảbáo. Sanh báo là quảbáo đời sau,
hành động tốt xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quảbáo. Hậu báo là vềsau lâu
xa mới chịu quảbáo. Ví nhưvào đầu mùa mưa, chúng ta đồng thời gieo trồng hạt đậu
phộng, trồng cây chuối, trồng cây mít. Đến ba tháng sau, chúng ta được kết quảcó đậu
phộng. Sang năm, chúng ta mới kết quảcó chuối. Song ba bốn năm sau, chúng ta mới
được kết quảcó mít. Nhưthế, hành động đồng thời mà kết quảsai biệt, tùy loại khác
nhau. Nếu chúng ta đòi hỏi ba thứphải kết quả đồng thời là ngu xuẩn.
III.- TỪ ĐÂU TẠO THÀNH NGHIỆP ?
Nghiệp từthân, miệng, ý chúng ta tạo nên. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành,
nói lành, nghĩlành nên tạo thành nghiệp lành. Thân miệng ý chúng ta làm dữ, nói dữ,
nghĩdữtạo thành nghiệp dữ. Thếnên, chúng ta chủnhân tạo nghiệp cũng chính chúng
ta là chủnhân thọbáo. Ngang đây chúng ta hãnh diện đã thoát khỏi mọi quyền lực
thiêng liêng ban họa xuống phước. Chúng ta cũng hiên ngang thọnhận tất cảquảkhổ
vui, mà không có một lời oán hờn than trách. Chúng ta khôn ngoan biết chọn lựa
nghiệp nhân nào mình thích mà làm,không còn mù quáng làm càn bướng. Đây là sự
trưởng thành, khi rõ nghiệp từ đâu có.
IV.- TỪ ĐÂU CÓ BÁO ỨNG ?
Sựbáo ứng cũng chính nơi mình hiện ra. Mỗi khi chúng ta tạo nghiệp lành hay
dữ, mắt chúng ta thấy cảnh ấy, tai chúng ta nghe tiếng ấy, hạt giống lành dữ ấy đã rơi
vào tàng thức chúng ta. Kẻ đối tượng bịchúng ta làm khổvui cũng thế, do mắt thấy,
tai nghe nên hạt giống biết ơn hay thù hằn đã rơi vào tàng thức của họ. Khi nào đó, cả
hai gặp lại nhau thì hạt giống ân oán ấy trỗi dậy, khiến hai bên tạo thêm một lần
nghiệp lành dữnữa. Cứthếtạo mãi khiến nghiệp càng ngày càng dầy, ân oán càng
ngày càng lớn. Nhưkhi chúng ta gặp một người đang mắc phải cảnh khốn đốn cơhàn,
hình ảnh buồn thảm khổ đau của họhiện bày đầy đủ. Chúng ta trong tay có đủphương
tiện, liền giúp họqua cơn khốn đốn, lúc đó trên gương mặt khổ đau đã ngảsang gương
mặt vui tươi, sáng sủa. Chứng kiến hiện tượng ấy, hạt giống vui tươi đã rơi vào tàng
thức chúng ta. Nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức những hạt giống vui
tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng ta không còn đủnghịlực làm chủ, những hình
ảnh vui tươi ấy sẽhiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnh vui tươi. Ngược lại,
mỗi ngày chúng ta cứgieo rắc khổ đau cho người, những hạt giống khổ đau chứa đầy
trong tàng thức chúng ta, đến khi hơi tàn, lực tận những hình ảnh đó sống dậy, đuổi bắt
đánh đập chúng ta, khiến chúng ta phải chạy chui vào cảnh khổ. Đó là nghiệp báo khổ
vui của mai kia. Nghiệp báo không phải từ đâu đến, mà chính từtàng thức chúng ta
hiện ra. Người xưa thần thánh hoá khảnăng chứa đựng của tàng thức bằng ông thần độ
mạng. Bảo rằng ông thường theo dõi chúng ta, và ghi chép hết mọi hành động thiện ác
của chúng ta, đểbáo cáo với Thiên đình hay Diêm chúa. Hoặc cụthểhóa tàng thức
chứa đựng bằng Đài gương nghiệp cảnh. Bảo rằng chúng ta làm lành hay dữ, sau khi
chết đến chỗDiêm vương, ởtrước sân triều có cái gương lớn, người làm lành làm dữ
dẫn đến trước gương đều hiện rõ ràng đầy đủ, không thểchối cãi được.
V.-NGHIỆP BÁO KHÔNG THỂNGHĨBÀN
Sựgóp nhặt gieo vào tàng thức là một lẽthật, không phải việc huyễn hoặc, do
không tưởng bịa ra. Đây thửcửmột thí dụ, khi chúng ta muốn học thuộc lòng một bài
thơ. Chúng ta đọc một lần, hai lần, cho đến nhiều lần tựthấy nó thuộc. Cái thuộc ấy là
do đâu, chẳng qua mỗi lần chúng ta đọc, hạt giống ấy rơi vào tàng thức, đọc nhiều lần,
hạt giống ấy càng trưởng thành mạnh mẽ, đây gọi là thuộc. Thuộc xong chúng ta
không đọc nữa, thỉnh thoảng trong tàng thức nó trỗi dậy, mỗi lần trỗi dậy, chúng ta ôn
lại đôi ba phen, thếlà thuộc lại càng thuộc. Từmiệng chúng ta đọc, hạt giống thơrơi
vào tàng thức gọi HIệN HạNH HUÂN CHủNG Tử. TừTÀNG THứC THƠTRỗI
DậY, GọI LÀ CHủNG TửKHởI HIệN hạnh. Chúng ta ôn lại đôi ba lần, gọi là Hiện
hạnh huân chủng tử. Thếlà sựhuân khởi không thểnghĩbàn. Nếu cả đời chúng ta
huân chủng tửnào nhiều nhất, đời sau sanh ra hạt giống ấy sống dậy sớm nhất. Bởi thế
mới có các vịthần đồng, xuất hiện, nhưMạc Đĩnh Chi ởViệt Nam mười hai tuổi đã
thông suốt thi pháp, Bạch CưDị ởTrung Hoa chín tuổi đã làm thơ, Pascal ởPháp
mười hai tuổi đã thông Kỷhà học…, cho đến cùng học một lớp mà mỗi đứa bé đều có
khảnăng riêng.
Khi trong kho tàng thức còn chứa chủng tửthì sựhuân khởi không thểnghĩbàn.
Vì thếnó có sức mạnh lôi kéo chúng ta đi thọsanh trong lục đạo không có ngày dừng.
Thếnên, nói đến nghiệp báo là nói đến sựluân hồi sanh tử.
VI.- LÀM SAO HẾT NGHIỆP
Nghiệp đã do chúng ta gây tạo biến chủng tửhuân vào tàng thức. Muốn hết
nghiệp cũng do chúng ta khéo loại hết những chủng tửnghiệp ởtrong tàng thức ra. Khi
kho tàng thức sạch chủng tửthì sức mạnh lôi vào sanh tửkhông còn. Khi chủng tửcòn
trong kho ấy, gọi là tàng thức, là nhân sanh tử. Khi chủng tửtrong kho ấy sạch hết, gọi
là không NhưLai tàng, là kho NhưLai trống, tức là dứt mầm sanh tử. Vì thếmuốn hết
nghiệp sanh tử, chúng ta phải ứng dụng những phương pháp tu đểtiêu diệt các hiện
hạnh từchủng tửdấy khởi. Ví nhưkhi chúng ta học thuộc lòng một bài thơ, song mỗi
lần nhớlại, chúng ta đều bỏqua, thời gian lâu bài thơ ấy sẽquên bẵng. Những chủng
tửkhác cũng thế, mỗi khi khởi hiện hạnh, chúng ta đều thông qua chẳng cho hình ảnh
sống lại, lâu ngày tựnhiên nó mất. Phương pháp niệm Phật, Trì chú, Tọa thiền đều
nhắm vào mục đích này.
VII.- KẾT LUẬN
Thấu rõ lý nghiệp báo, chúng ta cốgắng tạo điều kiện thuần thiện để được quả
báo toàn vui, nếu còn chấp nhận ởtrong sanh tử. Sựchọn lựa khổvui là quyền sởhữu
của chúng ta, không phải Thần thánh, cũng không phải ai khác, có quyền ban khổvui
cho chúng ta. Quyền năng sắp đặt một cuộc sống mai kia, đều do bàn tay chúng ta gây
dựng. Nếu một khi nào đó, chúng ta không chấp nhận cuộc sống luân hồi nữa, cũng
chính chúng ta loại bỏnhững mầm sanh tử đang chứa chấp trong tàng thức của chúng
ta. Thếlà, chúng ta đã giành quyền với tạo hóa, đã tước bỏquyền lực của thần linh và
độc tôn trong việc thoát ly sanh tử.
D
GIÁC NGỘPHÁP GÌ
ỨNG DỤNG TU NGŨTHỪA PHẬT GIÁO
I.- MỞ ĐỀ
Tất cảpháp Phật dạy đều trước phải giác ngộrồi sau mới ứng dụng tu. Cũng
nhưtrước biết đường rồi sau mới đi, trước hiểu rồi sau mới làm. Sựgiác ngộnày là
nhận thấy lẽthật ngay thếgian không phải huyền nhiệm siêu viễn, mà là cụthểthực tế.
Bởi giác ngộrồi mới tu, nên đúng tinh thần đạo giác ngộ. Chúng ta là Phật tửphải thấu
rõ lẽnày, đừng lầm lẫn ứng dụng tu một cách mù quáng. Không hiểu mà làm là việc
làm càn bướng dại khờ. Chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp soi bước đi, để
khỏi vấp ngã rơi hốlọt hầm.
Tổng quát căn bản Phật pháp là Ngũthừa Phật giáo, trước khi ứng dụng tu mỗi
thừa đều phải giác ngộmỗi pháp. Ví như ởbến xe miền Đông tại thành phốHồChí
Minh, trước khi chúng ta mua vé lên một chiếc xe nào là phải ý thức được mình đi đâu,
đi làm gì ? Khi mua vélên xe, chúng ta biết rõ chủ đích và phân biệt rành rẽcon
đường mình đi. Nếu chúng ta mua vé lên xe Tây Ninh là biết rõ mình sẽ đến Thịxã
Tây Ninh, mua vé lên xe Vũng Tàu là biết rõ mình sẽ đến Đặc khu Vũng Tàu. Lên xe
nào đến chỗ ấy là ví dụcho Ngũthừa Phật giáo. Bởi vì thừa là cỗxe hay ngồi xe, sẽ
đưa đến mục đích chúng ta nhắm. Chọn lựa xe đi là theo nhu cầu cần thiết của chúng
ta đã biết. Thếnên trước giác, sau tu là chủyếu của Ngũthừa Phật giáo.
II.- GIÁC NGỘLÝ NHÂN QUẢ, LUÂN HỒI ỨNG DỤNG TU
NHÂN THỪA, THIÊN THỪA
1. Giác ngộlý nhân quả, luân hồi
a) Giác ngộlý nhân quả
Vạn vật và mọi hiện tượng trên thếgian này, nếu đem ra khảo sát, chúng ta sẽ
thấy không có một vật tượng nào thoát ra ngoài nhân quả. Từ động vật, thực vật,
khoáng vật cho đến mọi hiện tượng mà các giác quan chúng ta cảm nhận được, đều
phải có nhân mới thành quả. Ví nhưcon người là quả, xuất phát từbào thai là nhân.
Cây lúa, bông lúa là quả, phát sanh từhạt lúa giống là nhân. Khối đá là quả, kết hợp từ
những hạt bụi là nhân. Dù là những hiện tượng lạxuất phát từcon người hay thiên
nhiên, tuy hiện nay người ta chưa phát giác được nguyên nhân của nó, song chỉlà chưa
tìm ra, chớchẳng phải không nguyên nhân. Thấy quả, chúng ta liền biết có nhân, đó là
tinh thần khoa học, là óc khảo cứu của các nhà bác học. Thấy một thành quả, chúng ta
chưa tìm ra nguyên nhân của nó, là chưa thấu suốt vấn đề. Từmột kết quả, chúng ta
thông suốt nguyên nhân, chúng ta có thểcấu tạo nguyên nhân để được kết quảnhưý
muốn. Ví nhưthấy bông lúa thơm biết từhạt giống lúa thơm, chúng ta muốn sang năm
có lúa thơm ăn, năm này phải lấy giống lúa thơm gieo mạ. Trên lãnh vực khoa học,
người ta thấy nắp vung nồi nước động, biết từhơi nước đun sôi bốc lên, do đó chếbiến
ra các loại máy nổ. Khi thấy chiếc pháo thăng thiên bay vút lên cao nổtung ra, biết từ
nhiên liệu cháy có sức đẩy, người ta chếra các loại phi cơphản lực… cho đến những
ngôn từluận lý cũng phải từquả đến nhân, hoặc từnhân ra quả. Nếu không nhưthếlà
lý luận không chặt chẽ. Ví nhưnói, tôi thích món ăn này (quả), vì nó vừa miệng tôi
(nhân). Tôi không ưa người đó (quả), vì họ ởxấu với tôi (nhân). Vì nghèo (nhân), tôi
không dám ăn xài (quả). Thực tếmà nói, nhân quảbao trùm hết mọi lãnh vực trong
cuộc sống của con người. Mọi hành vi thốlộra, đều lệthuộc nhân quả. Song với người
trí thì biết rõ, kẻngu thì không phân rành.
Nói đến nhân quảlà tùy thuộc thời gian. Bởi vì từnhân đến quả, phải trải qua
giai đoạn khác nhau. Nhưtừmột hạt cam đến thành cây cam và có trái cam, phải trải
qua thời gian dài. Hạt cam hoại đểthành cây cam, hạt cam thuộc quá khứ, cây cam
hiện tại, trái cam vịlai. Rồi trái cam là quá khứ, hạt cam là hiện tại, cây cam là vịlai.
Cứthếxoay vần từnhân đến quả, từquảlại nhân. Vì thếmuốn đoán định nhân quả,
chúng ta phải căn cứtrên ba thời mà xét. Nếu ai chỉcắt xén một chặng mà đoán định,
là sai lầm lệch lạc. Ví như đồng thời trồng cam, mà một người được quảcam sành,
một người được quảcam đường. Nhìn cây cam lá cam giống nhau, mà trái cam lại
khác. Nếu chỉcăn cứcây cam, trái cam mà biện lý lẽ, làm sao hiểu nổi. Chúng ta phải
xét lui vềquá khứ, khi gieo hạt cam loại nào, mới thấy thấu đáo vấn đề. Cũng thế,
trong cuộc sống khổvui tốt xấu hiện tại của chúng ta, khôngnhìn lui vềquá khứ, khó
bềhiểu biết tường tận. Cho nên trong kinh Nhân QuảPhật dạy: “Muốn biết nhân đời
trước, cứxem cuộc sống hiện tại này, cần biết quả đời sau, nên xem hành động hiện
nay.” Hiện tại là kết quảcủa quá khứ, cũng là nhân của vịlai. Cây cam là quảcủa hạt
cam, cũng là nhân của quảcam. Muốn mai kia được nhiều quảcam ngon, hiện tại
chúng ta phải vun quén cho cây cam được sum suê. Đấy là khéo ứng dụng nhân quả.
Hiểu thấu đáo lý nhân quảlà giác ngộlý nhân quả.
b) Giác ngộlý luân hồi
Luân hồi là sựvận hành luân chuyển. Trong bầu vũtrụchúng ta hiện sống đây,
luôn luôn vận hành luân chuyển. Quả địa cầu xoay tròn mãi mãi, sáng tối rồi sáng tối.
Nhân đó lập thời gian: ngày, tháng, năm, xuân, hạ, thu, đông. Thếrồi xuân hạthu đông
lại xuân hạthu đông… Đấy là hiện trạng luân hồi của không gian và thời gian. Cho đến
mọi sanh vật sinh sống trên quả địa cầu, vừa có sựsống là có vận hành lưu chuyển, ở
bên trong mọi vật đều có sựvận hành luân chuyển không ngừng. Dừng đứng lại là mất
sựsống. Nhưnơi con người máu từquảtim chạy ra các huyết quản, từcác huyết quản
trởvềquảtim, sựvận hành ấy không có khi dừng, vừa dừng lại là chết. Các sanh vật
khác cũng thế. Cho nên luân hồi, là một thực thểcủa vũtrụvà chúng sanh. Phủnhận lý
luân hồi là phủnhận sựsống, phủnhận sựbiến thiên của thời gian và không gian.
Thừa nhận lý luân hồi, chúng ta phải thừa nhận hai yếu tốthen chốt của nó là
vận hành và bất tận. Vì mọi hiện tượng trên nhân gian này luôn luôn vận hành thăng
trầm mà bất tận. Sựvật tùy duyên đổi thay, song bản chất của nó không mất. Ví như
nước, tùy duyên nóng hay lạnh hình thái của nó bị đổi thay. Từmột thểlỏng, gặp
duyên sóng nước biến thành thểhơi, gặp duyên lạnh cô đọng lại thành thểcứng. Mọi
sựbiến thểcủa nước đều là tùy duyên. Có khi nó nhẹbàng bạc trong hưkhông, có khi
đọng lại thành khối cứng như đá. Tuy hình thái đổi luôn luôn, mà bản chất nước vẫn
không mất. Nếu ai thấy nước không còn ởthểlỏng, bảo mất là khờ. Hoặc thấy tan
không còn ởthểcứng, bảo hết là dại. Người khôn ngoan biết sựtùy duyên biến thái
của nước, muốn nó là hơi dùng duyên nóng, muốn nó thành khối dùng duyên lạnh. Thế
là tùy duyên ứng dụng một cách linh động. Đó là chỗsửdụng của các nhà khoa học
hiện nay.
Cũng thế, sang lãnh vực con người, biết sựluân hồi tùy nghiệp duyên, người tu
hành khéo tạo nghiệp lành duyên tốt, đểsựvận chuyển đúng theo sởnguyện của mình.
Sửdụng nghiệp duyên theo nguyện vọng sởthích của mình, là người thông suốt lý
luân hồi. Biết rõ luân hồi là biến thểchớkhông mất, người tu không mắc kẹt hai cái
chấp thường kiến và đoạn kiến. Từnghiệp duyên tốt xấu đưa đến thành quảkhổvui ở
mai kia. Chúng ta dại gì không chọn nghiệp duyên tốt để được kết quảan vui. Đây là
sựtu hành của người Phật tửtrong cuộc luân hồi.
2. Ứng dụng tu nhân thừa, thiên thừa
Sau khi thành Phật, đức Thích-ca đã từng bảo: “Ta xem thấy chúng sanh luân
hồi trong sáu đường, nhưngười mắt sáng đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường,
thấy người qua lại của mỗi con đường một cách rõ ràng.” Trong sáu con đường ấy là:
trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạquỉ, địa ngục. Ba con đường trên là tốt, ba con đường
dưới là xấu. Ba con đường trên chọn kỹchỉcó cõi trời, cõi người còn tu được. A-tu-la
nóng nảy khó tu. Vì thếngười tu phải chọn hai con đường trên, gọi là Nhân thừa và
Thiên thừa.
a) Nhân thừa
Tu nhân thừa, trước phát nguyện qui y Tam Bảo đểvạch một lối đi cho hiện tại
và mai sau. Kếgiữnăm giới là nền tảng tạo thành tưcách con người, là con người ai
cũng xem sanh mạng mình là tối thượng, tài sản là huyết mạch, gia đình là tổ ấm an
vui. Vì thếtuyệt đối không được giết người, không được trộm cướp của người, không
được phạm tà dâm. Lại không nói dối đểgây uy tín, sựcảm thông trong gia đình và
ngoài xã hội, không uống rượu đểmình bình tĩnh sáng suốt và khỏi làm phiền hà mọi
người chung quanh. Hiện tại là một con người đúng tưcách con người, vịlai cũng sẽ
làm người xứng đáng danh nghĩa con người. Đó là do thấy được nhân, biết rõ quảvà
nhận được sựbất tận trong dòng sanh mạng của con người, nên ứng dụng tu nhưthế.
b) Thiên thừa
Chúng sanh ởcõi Trời do phước đức đầy đủnên dục lạc sung mãn. Chúng ta
muốn hưởng sựan vui ấy, ngay hiện tại cần phải tu mười điều lành, nhân lành đầy đủ
sẽ được kết quảsanh cõi Trời. Mười điều lành có chia hai phần tiêu cực và tích cực.
Mười điều lành tiêu cực: không giết người, không trộm cướp, không tà dâm, không nói
dối, không nói ly gián, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu, bớt tham lam, bớt nóng
giận, không tà kiến. Mười điều lành tích cực: cứu mạng chúng sanh, bốthí, trinh bạch,
nói chân thật, nói hòa hợp, nói đúng lý, nói nhã nhặn, tập từbi, tập nhẫn nhục, chánh
kiến. Mười điều này nhân thù thắng nên được quảthù thắng nhất trong sáu đường. Vì
thế, người Phật tửtu hành, nếu biết còn luân hồi nên chọn cái luân hồi này là tốt đẹp
hơn cả. Đó là ứng dụng tu Thiên thừa, qua sựgiác ngộlý Nhân quả, Luân hồi.
III. GIÁC NGỘLÝ VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, ỨNG DỤNG TU
THANH VĂN THỪA.
a) Giác ngộlý vô thường, khổ, không
Vạn vật trên nhân gian này đều là tướng di động biến thiên, không một vật nào
tạm yên và đứng nguyên một trạng thái. Sựdi động biến thiên ấy gọi là vô thường. Vô
thường là một lẽthật trùm trên vạn vật. Đã có vô thường phải đến biến hoại (khổ), đã
biến hoại phải bịdiệt mất (không). Ba trạng thái này liên hệdĩnhiên với nhau. Đã thừa
nhận vô thường là thừa nhận KHỔ, thừa nhận khổphải chấp nhận KHÔNG. Vạn vật
cứnhưthếmà tiếp diễn liên miên bất tận.
b) Tu pháp tứ đế
Đức Phật chứng kiến lẽ ấy, nên Ngài nói pháp Tứ đế. Tất cảlà khổ, vì nó là
tướng vô thường biến hoại. KHỔlà một lẽthật nên nói là Khổ đế. Nơi con người sanh
khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Đây là tướng vô thường biến hoại của con người. Dù
là người ởngôi vịnào cũng phải chung chịu bốn tướng ấy. Thếnên khổ đếlà luật
chung của nhân loại, không riêng bởi một cá nhân nào. Chẳng những thếmà còn, Ái
biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tắng hội khổ, và Ngũ ấm xí thạnh khổ. Nghĩa là
ngoài cái khổbiến hoại của bản thân, còn những cái khổtình cảm bất nhưý. Người
thương yêu mà phải xa lìa, khiến cho lòng dạtan nát. Những điều mơ ước mong cầu
mà không toại nguyện, quảlà một tuyệt vọng, một bất mãn tột cùng. Kẻoán ghét mà
phải sống chung cùng, thật là sựbực bội khó tả. Tổng quát ngay nơi thân năm ấm này
là một khối chung hợp toàn những thứbiến hoại đau khổ. Kểcảnhững thứkhổnhỏ
nhiệm thì có đến tám vạn bốn ngàn khổ.
Sựkhổnày không phải ngẫu nhiên mà có chính nó phát xuất từnguyên nhân: si,
tham, sân, mạn, nghi, ác kiến. Nếu kểchi ly có đến tám vạn bốn ngàn thứtrần lao
phiền não. Các thứ đó gọi chung là Tập đế. Do si mê không biết thân tâm nhưthật nên
khởi tham ái thân tâm. Bởi tham ái thân tâm nên mong cầu mọi sựkhoái lạc, gặp sự
chống đối liền khởi tức giận. Do ái ngã nên khinh khi lấn lướt người. Bởi si mê nên
nghi ngờlẽthật và khởi kiến chấp tà ác. Tụhợp những nguyên nhân mê lầm tạm bợ
này làm ngã, quảthật là nhân của khổ, nên gọi là Tập đế, hay Khổtập.
Muốn cho quảkhổtan hoại, không gì hơn đập thẳng nơi tập nhân. Tập nhân đã
tiêu diệt gọi là Diệt đếhay Khổdiệt. Bởi tập nhân là mầm si mê biến hoại, nên khi diệt
sạch chúng thì, trí tuệphát sanh, nhân sanh diệt cũng bặt dứt. Thếlà chứng tứquả
Thanh văn được tịch diệt Niết-bàn.
Song muốn phá hoại tập nhân cần phải có phương tiện. Phương tiện này là ba
mươi bảy Phẩm trợ đạo: Tứniệm xứ, Tứchánh cần, Tứnhưý túc, Ngũcăn, Ngũlực,
Thất giác chi, Bát chánh đạo. Mỗi pháp nhưTứniệm xứ… ứng dụng triệt đểcũng có
thểtiêu diệt được tập nhân, không nhất thiết phải tu đủba mươi bảy phẩm. Những
pháp này quảcó công hiệu tiêu diệt tập nhân, nên gọi là Đạo đếhay Khổ đạo. Chữ đạo
có nghĩa là phương pháp, ba mươi bảy phẩm này là những phương pháp diệt sạch tập
nhân đau khổ.
Trong bốn đếnày đứng vềmặt nhân quảmà nói: Khổ đếlà quả, Tập đếlà nhân
của dòng luân hồi sanh tử. Diệt đếlà quả, Đạo đếlà nhân của dòng giải thoát sanh tử.
Thếnên còn có Tập đếquyết định phải có Khổ đế, biết dụng tu Đạo đế đúng pháp,
nhất định sẽ đạt được Diệt đế. Thếlà hai con đường luân hồi đau khổvà tịch diệt Niết-bàn đã trưng bày trước mắt chúng ta, tùy ý chọn lấy mà đi. Đây là một lẽthật không
thểsai chạy, cho nên Tôn giảA-nan trình lên Phật khi Ngài sắp niết-bàn: “Mặt trời có
thểlạnh, mặt trăng có thểnóng, pháp Tứ đếPhật nói vẫn không thay đổi!”
IV.- GIÁC NGỘLÝ NHÂN DUYÊN ỨNG DỤNG TU DUYÊN GIÁC
THỪA
a) Giác ngộlý duyên sanh vô ngã
Vạn vật có hình tướng đều do duyên hợp. Không có một vật tựthân là một vật,
mà phải do chung hợp nhiều dữkiện mới hình thành. Cái bàn không tựlà cái bàn, mà
phải có gỗ, có đinh, ông thợmộc và dụng cụmới tạo thành cái bàn. Cái cây không tự
là cái cây, mà phải có hạt giống, có phân, có đất, có nước, có ánh nắng và người săn
sóc mới thành cây. Con người không tựlà con người, mà phải do tinh cha, huyết mẹ,
nhờsựbú sữa, ăn uống, hít thở… mới thành con người. Tóm lại cảthếgian này không
có một vật gì tựnó thành nó, mà do duyên chung quanh hợp thành hình.
Đã do duyên hợp thì không chủthể, thếlà vô ngã. Nhưthân xác thịt chúng ta,
nhà Phật bảo là tứ đại hợp thành. Đất nước gió lửa là bốn thứlớn, hợp thành con người
cũng hợp thành sựvật. Thửphân tích con người, chất cứng là đất, chất ướt là nước,
chất động là gió, chất ấm là lửa. Bốn chất này tìm xem cái nào là chủ? Nhẹnhưchất
gió và lửa mà thiếu một, thửhỏi thân này còn chăng? Quảnhiên không thểthiếu một
chất nào mà thân này còn tồn tại. Thếthì bốn chất có khảnăng nhưnhau, vậy cái nào
là chủ? Không có chủtức là vô ngã. Thân đã vô ngã, tâm lại có ngã chăng? Nhà Phật
chia thân này làm năm nhóm: nhóm hình sắc gọi là sắc uẩn, nhóm cảm thọgọi là thọ
uẩn, nhóm tưởng tượng gọi là tưởng uẩn, nhóm suy tưgọi là hành uẩn, nhóm phân biệt
gọi là thức uẩn. Bỏphần sắc uẩn ra, còn bốn thứkia thuộc phần tâm thần. Thếthì bốn
nhóm thọtưởng hành thức cái nào là chủ. Nếu cảm thọlà chủthì tưởng tượng suy tư
phân biệt là gì? Chính nơi tâm thần chúng ta có đủbốn nhóm ấy, mỗi thứhoạt động
một lãnh vực riêng. Thếnên phần tâm cũng không chủthể, ấy là tâm vô ngã.
b) Tu pháp Thập nhịnhân duyên
Mười hai nhân duyên, khởi đầu là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức
duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ
duyên ái, ái duyên thủ, thủduyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Thếlà “cái
này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh”. Vô minh là mê lầm vềbản ngã,
nên mất thân theo nghiệp dẫn là Hành. Nghiệp thúc đẩy thức đi thọsanh là Thức. Thức
tựa vào sựphối hợp của tinh cha huyết mẹlà Danh sắc. Danh là thức, sắc là tinh huyết
cha mẹ, hợp thành thai bào. Thai bào có đủsáu căn là Lục nhập. Khi ra khỏi lòng mẹ
sáu căn tiếp xúc với sáu trần là Xúc. Do sựtiếp xúc có cảm thọkhổ, vui, không khổ
không vui là Thọ. Bởi cảm thọnên sanh yêu thích là Ái. Từyêu thích khởi tâm bảo thủ
là Thủ. Do bảo thủtạo thành nghiệp thiện ác là Hữu. Đã có nghiệp thiện ác là có sanh
đời sau là Sanh. Đã có sanh là phải già chết là Lão tử. Trong mười hai nhân duyên liên
hệquá khứhiện tại vịlai, cứthếxoay vần không có ngày cùng. Đây là mười hai nhân
duyên theo chiều lưu chuyển.
Biết rõ thân tâm này donhân duyên hòa hợp không có chủthểlà vô ngã. Trí tuệ
đạt lý vô ngã này dẹp tan mê lầm vềbản ngã là Vô minh. Thếlà Vô minh diệt nên
Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thức diệt nên Danh sắc diệt, Danh sắc diệt nên
Lục nhập diệt, Lục nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thọdiệt, Thọdiệt nên Ái diệt,
Ái diệt nên Thủdiệt, Thủdiệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Sanh diệt, Sanh diệt nên Lão
tửdiệt. Từ đây vòng xúc xích mười hai nhân duyên tan rã. Chính là câu “cái này không
nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt”. Đây là quán mười hai nhân duyên
theo chiều hoàn diệt.
Do thấu suốt nhân duyên, đạt được trí vô ngã nên chứng quảDuyên giác.
Ngang đây chấm dứt sựluân hồi, hằng an lạc Niết-bàn.
V.- GIÁC NGỘLÝ DUYÊN KHỞI TÁNH KHÔNG, TU BỒ-TÁT
THỪA
a/ Giác ngộlý duyên khởi tánh không
Cũng đứng trên lý duyên sanh, song Bồ-tát không dừng lại ởchỗthân này do
năm uẩn kết hợp là vô ngã, mà còn thấy năm uẩn tánh không. Bởi vì thân này là giả
tướng do năm uẩn kết hợp, chính năm uẩn cũng là giảtướng của cái khác kết hợp và
có cái khác cũng là giảtướng của cái khác nữa kết hợp… Tột cùng tất cảcác pháp đều
là duyên hợp không có chủthể, là tánh không. Bởi tánh không do duyên hợp nên giả
có. Vì cái có ấy là tướng duyên hợp, nên giảdối tạm bợnhưhuyễn hóa. Giảcó nên
chẳng phải không, có một cách tạm bợnên không phải thật có. Thếlà không mắc kẹt ở
hai bên chấp không và chấp có. Đạt tột lý duyên khởi tánh không, Bồ-tát nhìn sựvật
nhưchính bản thân mình, chỉcó giảdanh mà không có thực thể. Bởi không có thực
thể, nên các pháp thấy nhưbọt, bóng, huyễn hóa. Duyên hợp thì các pháp có, duyên
tan thì các pháp không. Sựcó không ấy chẳng qua là tướng của duyên thôi. Thếnên,
Bồ-tát thấy thân nhưhuyễn, ngay khi sanh mà biết vô sanh.
b/ Tu pháp lục độ
Lục độlà sáu pháp: Bốthí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ.
Sáu pháp này tu được cứu kính gọi là Lục Ba-la-mật. Bồ-tát do thấy các pháp như
huyễn nên tu bốthí được cứu kính. Bốthí có chia: Tài thí, Pháp thí, Vôúy thí. Tài thí
lại có ngoại tài, nội tài. Bồ-tát dùng của cải đểcứu giúp người đói khổlà bốthí ngoại
tài. Có khi cần đến sức lực, hoặc thân phần của mình đểcứu giúp người, Bồ-tát sẵn
sàng làm là bốthí nội tài. Song phần tài thí chỉlà phương tiện đầu đểthu nhiếp cảm
tình của người rồi sang pháp thí.Pháp thí là đem chánh pháp chỉdạy cho người được
tỉnh giác. Giáo hóa cho người được giác ngộlà phần giác tha của Bồ-tát. Vô úy thí là
dùng phương tiện giúp người qua cơn kinh sợhãi hùng. Trong mọi hoàn cảnh khủng
khiếp của Bồ-tát đều dùng mọi phương tiện đểan ủi cho người khỏi sợ. Song cái sợto
lớn nhất là biển khổsanh tử, Bồ-tát thường chèo thuyền Bát-nhã cứu người qua khỏi
biển khổlà vô úy thí. Đã thấy các pháp nhưhuyễn, nên Bồ-tát không khước từnhững
điều khó bốthí. Vì thếBốthí được ba-la-mật.
Trì giới là gìn giữgiới pháp của Phật răn cấm. Trong giới Bồ-tát có mười giới
trọng và bốn mươi tám giới khinh, từkinh Phạm Võng. Hoặc Tam tụtịnh giới của
hàng Bồ-tát. Đây là ba nhóm giới thanh tịnh Bồ-tát phải thực hành. Một là Nhiếp luật
nghi giới, những pháp nên lìa Bồ-tát hằng lìa. Hai là Nhiếp thiện pháp giới, những
pháp nên chứng, Bồ-tát đều tu chứng. Ba là Nhiêu ích hữu tình giới, Bồ-tát thường làm
lợi ích chúng sanh. Những giới pháp này tu hành đến cứu kính viên mãn gọi là Giới
ba-la-mật. Chính vì thấy các pháp duyên khởi nhưhuyễn nên Bồ-tát hay làm được việc
khó làm.
Nhẫn nhục là sức cam chịu mọi hoàn cảnh khổ đau bức bách tủi nhục đến với tự
thân. Chúng ta chiến thắng mọi sựthúc giục bức bách của bản thân tạo ra và chiến
thắng những gì khổ đau tủi nhục từbên ngoài đưa đến. Cho đến những điều oan trái
không đâu, hoặc cực kỳvô lý, chúng ta cũng nhẫn chịu được. Có khi phải trảgiá rất
đắt vềdanh dự, vềthân thể, mà vẫn cam chịu đểtròn hạnh nhẫn nhục. Cho nên nhẫn
nhục khi đến cứu kính là một sức hùng dũng phi thường, vì đã chiến thắng hoàn toàn
bản tánh ái ngã và bảo vệngã. Được thếmới gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật.
Tinh tấn là cốgắng nỗlực. Dốc hết khảnăng đểchiến thắng mình, đểchóng
thành đạo quả, là tinh tấn trong phần tựlợi. Dốc hết khảnăng đểcứu giúp người, để
giáo hóa cho họgiác ngộ, là phần lợi tha. Ởhai bình diện tựlợi lợi tha, Bồ-tát lúc nào
cũng nỗlực một cách tột cùng, gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Bởi Bồ-tát thấy đem thân
nhưhuyễn độhữu tình nhưhuyễn, nên không bao giờbiết mỏi mệt và chán ngán.
Thiền định, “thiền” nguyên từchữPhạn Dhyàra (Thiền Na), Trung Hoa dịch là
Tĩnh lự. Có nghĩa là do gá tâm một cảnh khiến những tâm lựlăng xăng được lặng yên.
Song Thiền định trong nhà Phật cũng có nhiều lối, hoặc quán thân tâm này vô chủ để
ngộngã không hoặc quán năm uẩn tánh không đểngộpháp không, hoặc tâm không
chấp cảnh khiến tâm cảnh nhất như. Bởi dừng được vọng tâm nên gọi là tĩnh lự. Thiền
định đến tâm cảnh nhất nhưlà Thiền ba-la-mật.
Trí tuệlà trí vô sư được hiển lộviên mãn. Bởi mây mờvọng lựdứt sạch, nên
mặt trời trí tuệvô sưchiếu sáng rực rỡ. Trí tuệnày là do công phu tu thiền định mà
phát xuất, chớkhông phải do học tập mà được. Cho nên khi trí thểnày hiện bày thì vô
minh phiền não hoàn toàn tiêu sạch. Thếlà đầy đủtrí vô lậu thoát ly sanh tửluân hồi.
Đây là Trí tuệba-la-mật.
Lục độcó nghĩa là do tu sáu pháp này đưa qua biển khổsanh tử. Lại có nghĩa tu
mỗi pháp qua mỗi cái dở: tu Bốthí độbỏn sẻn, tu Trì giới độphá giới, tu Nhẫn nhục
độnóng giận, tu Tinh tấn độlười biếng, tu Thiền định độtán loạn, tu Trí tuệ độngu si.
Tóm lại, Ngũthừa Phật giáo là phương tiện hướng chúng sanh tiến lên, tùy căn
cơvà sởnguyện mà sựtiến lên ấy có cao thấp khác nhau. Đã là phương tiện thì chưa
phải mục đích chánh yếu của đức Phật muốn dạy. Nếu nhằm chỗmục đích chánh của
Phật thì chỉgiáo hóa chúng sanh đều được thành Phật. Tuy nhiên lòng từbi của đức
Phật là nhưthế, song trình độcăn cơcủa chúng sanh thì chẳng đồng. Buộc lòng đức
Phật phải mởrộng Ngũthừa hoặc Tam thừa mà giáo hóa chúng sanh. Nếu chúng ta
ứng dụng tu hành một thừa trong năm thừa, mà tâm niệm vẫn biết rõ rằng đây là
phương tiện đểtiến lên, chớkhông phải chỗan trụvĩnh cửu, là không có lỗi lầm.
Ngược lại, chúng ta tu theo thừa nào chấp chặt vào đó, không chịu phát tâm hướng
thượng, ấy là những kẻrơi trong Hóa thành. Chúng ta là người cầu Phật đạo, phải tu
đến bao giờviên mãn Phật đạo mới được dừng nghỉ. Đây là mục đích tối thượng của
người Phật tửchúng ta.
D
TINH THẦN GIÁC NGỘCỦA ĐẠO PHẬT QUA
NGÀY LỄVU-LAN
Hôm nay nhân ngày lễVu-lan, chúng tôi có một thời thuyết pháp với đềtài
“TINH THẦN GIÁC NGỘCỦA ĐẠO PHẬT”. Chúng tôi sẽchỉrõ tinh thần giác ngộ
của lễVu-lan nhưthếnào cho tất cảquí vịthấy, vì chính đó là tinh thần giác ngộcủa
đạo Phật. Tinh thần giác ngộ đó sẽdiễn tiến từthấp lên cao, đến chỗtột đỉnh nhưthế
nào, chúng tôi tuần tựgiải thích qua cho tất cảquí vịrõ. Trước tiên tôi nói thẳng về
ngày lễVu-lan.
Theo thường ởchùa, ngày rằm tháng bảy là ngày lễ“Tựtứ” của chưTăng cũng
gọi là Phật hoan hỉnhật, cũng gọi là ngày Vu-lan-bồn, dịch âm tiếng Phạn. ỞTrung
Hoa dịch nghĩa là Giải đảo huyền, tức là cứu hay cởi tội khổbịtreo ngược. Nói một
cách khác là cứu tội khổcủa những người đang đọa trong cảnh đau khổ địa ngục ngạ
quỉ. Đó là tên gọi, nhưng sởdĩ đặt ngày lễVu-lan vào ngày rằm tháng bảy là do ý
nghĩa nào, tiêu chuẩn nào đức Phật nhắm nhưvậy?
Chúng tôi lần lượt giải thích các tiêu chuẩn đó. Bởi ngày xưa, lúc đức Phật tại
thế, chưTăng hoặc bốn vịhay nhiều hơn, đều phân tán đi nơi này nơi nọgiáo hóa. Đến
mùa hạ, ở Ấn Độmưa nhiều, nước lũcho nên sự đi lại khó khăn. Đức Phật ra lịnh cho
chưTăng đến mùa hạphải qui tụmột nơi đểthúc liễm tu hành và kiểm soát lẫn nhau,
đểtu hành thếnào cho nghiêm chỉnh. Trong ba tháng hạ, tức là đến ngày rằm tháng
bảy, chưTăng nhắc nhởlẫn nhau trong hành động, ngôn ngữ, tưtưởng còn khuyết,
còn sơsót. Sau đó mỗi nhóm tùy phương tiện mà đi giáo hóa khắp nơi. Nhưvậy, ba
tháng an cưtính từrằm tháng tư đến rằm tháng bảy. Ngày rằm tháng bảy gọi là lễ“tự
tứ”, có nghĩa là: Tự: mình, Tứ: mặc tình, tức là chính mình đi ra giữa đại chúng, giữa
chưTăng cầu thỉnh tất cảchưTăng xét thấy mình có những sơsót nào, những lỗi lầm
nào thì yêu cầu hoan hỉchỉdạy đểcho mình nhận lấy lỗi lầm, ăn năn chừa cải. Đó là
Tựtứ.
Trong bài văn tựtứnói thếnày:
Một vịTăng hay là vịTỳ-kheo đến trước những vịTỳ-kheo khác có đức hạnh
hơn thưa:
“Bạch Đại đức một lòng thương xót, con là Tỳ-kheo A hay B gì đó, trong ba
tháng an cư, Đại đức hoặc thấy hoặc nghe hoặc nghi con có lỗi lầm gì thì thương xót
chỉdạy cho, con sẽphát lồsám hối đúng pháp.”
Nhưvậy, trong ba tháng an cưhoặc đích thân họthấy những cái sơsót của
mình hoặc là họnghe những người xung quanh nói lại những cái sơsót của mình, hoặc
là họthấy cái sơsót mà không biết có đúng hay không, trong lòng còn nghi ngờ. Trong
ba trường hợp đó, mình đều ra cung thỉnh nói thẳng, chỉthẳng ra cho mình biết dù cái
đó chưa phải là tội. Họcòn nghi ngờmà nói ra mình cũng sẵn sàng nghe, xét thấy
đúng là lỗi thì sám hối phát lồ, do đó tội lỗi sẽgiảm bớt. Nhưvậy mới là người làm lễ
tựtứ đúng pháp. Quí vịthấy có gì đặc biệt trong lễtựtứnày không?
Theo tâm lý con người nhưquí vịthấy, tất cảchúng ta ít có người muốn nói cái
dởcủa mình, hoặc che cái hay của mình. Có người nào muốn nghe người ta nói cái
xấu của mình hay không? Đa số đều muốn khoe cái hay mà sợthấy cái dởcủa mình,
cho nên luôn luôn người ta khoe cái hay và giấu cái dởmình. Đó là bệnh phổthông
của mọi người. Cái bệnh đó làm cho con người tiến hay lùi? Nếu có hay một chút đem
ra khoe khoang, còn xấu thì che giấu đểngười ta không thấy, đó là tâm niệm hiếu
danh. Nếu mình một lần làm xấu giấu được, không ai biết, không ai chỉ, không ai nhắc,
thì lần xấu thứhai, thứba sẽtheo đó mà diễn tiến. Càng che giấu tội lỗi thì tội lỗi càng
nhiều. Cho nên cái bệnh che giấu khiến con người thoái bộ. Làm cho con người hư
hỏng là bệnh hay khoe cái hay và che giấu cái dởcủa mình.
Tinh thần người Phật tửlà tinh thần tựgiác, cho nên chúng ta phải tựgiác cái gì
chúng ta xấu. Lỡphạm tội lỗi chúng ta phải nhìn thẳng phải thấy rõ ràng, tựtỉnh, tự
giác. Thấy được tội lỗi của mình, tựmình hối cải. Đó là tinh thần phát lồ. Phát lồlà gì?
– Là vạch cái lỗi của mình trước mọi người, trước chưTăng, trước quần chúng đểcho
người ta thấy rõ mình có cái dở đó, đểmình hứa trước mọi người sẽcải tiến không còn
dởnữa. Tháng này tôi có cái dở đó, tôi phát lồvới quí vị, quí vị đã nhận đã chứng thật
lời của tôi rồi, hứa rằng tháng sau tôi sẽtiến hơn không còn dởnhưvậy nữa. Nhưthế
mỗi tháng mỗi năm tôi đều phát lồ, trước tôi có dởmười, có yếu lắm đi nữa, lần lần tôi
còn dởchín, dởtám rồi bảy chớkhông đến nỗi nào trước sao, sau vậy. Nếu trước phát
lồrồi sau cũng phát lồy nhưthếthì có hổthẹn hay không. Tựnhiên mình hổthẹn,
không thểnào chịu nổi. Giảsửmình có yếu đuối một lần phát lồ, lần sau có phạm hay
có tội cũng ráng nhẹhơn một chút, nếu nhiều lần nhưvậy tựnhiên lỗi càng ngày càng
giảm xuống. Tinh thần phát lồlà tinh thần tựgiác. Nếu mình không biết lỗi thì làm sao
phát lồ. Biết lỗi là tỉnh hay mê? Nếu mê thì đâu biết lỗi. Người mê là người làm quấy
không biết mình là quấy, làm sai không dám nhận mình là sai. Nếu mình quấy tựbiết
mình là quấy đó thật là tỉnh. Tỉnh tức là giác. Nhưng có người có tỉnh có giác mà
không dám nói, không dám trình bày thì sao? – Đó là yếu đuối thiếu gan dạ. Cho nên
đối với người tu phải có tinh thần tựgiác tức biết nhận sựsai lầm, những lỗi của mình.
Phải can đảm trình bày cái quấy của mình trước quần chúng đểngười ta chứng nhận
cho mình điều đó. Hứa trước quần chúng mình sẽcải đổi, chớkhông hứa suông. Hứa
nhưvậy đểmà tiến bộ. Do đó nên người tu theo đạo Phật là người biết tựgiác. Đó là
tựnhận lỗi đểphát lồ. Nhưng tựnhận lỗi không chưa đủ. Khi cái giác mình còn yếu
chưa đầy đủ, cho nên có cái mình biết có cái mình chưa biết, mình dễtha thứcho mình
lắm, mình dễquên cái dởcủa mình lắm. Cho nên đức Phật dạy chúng ta cần phải gan
dạhơn nữa, và phải can đảm nghe lời chỉtrích của bạn bè, của những người thiện tri
thức lớn hơn mình. Nhưvậy khảdĩbao nhiêu lỗi lầm của mình mới tiêu tan được, mới
có thểra ngoài vòng lỗi lầm được. Nếu mình không gan dạnghe, không nhận những
lời chỉtrích thì mình khó mà tiến được. Cho nên tinh thần “Tựtứ” là tinh thần cầu
những người chung quanh mình thấy những điều sơsót những chỗlỗi lầm do mình
không thấy được, nhờchỉcho mình nhắc cho mình đểcải tiến.
Nhưvậy người học đạo, người tu hành, nhất là người sống trong đoàn thểmà
biết tựgiác phát lồlỗi mình và can đảm nghe lời chỉdạy những lỗi lầm những sơsót
của mình, thì người đó có tiến bộhay không? Đương nhiên chúng ta thấy tâm hồn con
người đó là một tâm hồn tỉnh giác sáng suốt và họlà con người có ý chí quảcảm để
cầu tiến. Nếu không cầu tiến thì đâu chịu nghe lời phê bình của người. Dám nghe lời
phê bình đểchấp nhận sửa đổi đó là tinh thần cầu tiến mạnh mẽvô cùng. Do đó hai
điểm quan trọng nhất của tinh thần tựtứlà biết tựgiác đểphát lồsám hối giữa đại
chúng và thành tâm cầu xin chưTăng vì mình chỉlỗi cho. Sau khi được chỉlỗi, vui
mừng sám hối trước đại chúng. Nhưvậy tức là con người tựgiác nhận lỗi đểsửa đổi.
Họsẽtừtừvươn lên, chớkhông bao giờ đứng yên một chỗ. Cho nên người tu mà thiếu
tinh thần phát lồvà thiếu tinh thần tựtứ, người tu đó khó tiến được. Vì vậy trong đoàn
thểchưTăng, đến ngày rằm tháng bảy tức là ngày Tựtứ. Ngày mà toàn thể đều ra giữa
đại chúng phát lồvà cầu xin chưTăng thấy, nghe, nghi những lỗi gì của mình đem ra
chỉdạy cho, đểmình hứa nguyện sửa đổi. Đó là ngày đức Phật vui mừng nhất.
Bởi trông thấy đoàn thể đệtửcủa mình biết tiến bộvà biết tỉnh giác, nên Phật
hoan hỉ. Nếu không làm đúng nhưvậy, đức Phật không vui. Ngày đó là ngày được đức
Phật khuyến khích cúng dường. Vì sao? Vì là ngày chưTăng có tinh thần cao cảgan
dạnhận lỗi mình, và những lời phê bình chỉtrích của chung quanh, hứa sửa đổi. Thật
đó là ngày quí giá đáng khen. Cho nên Phật nói chính ngày này mới là ngày toàn thể
Phật tửcúng dường cầu nguyện có thể được nhưý. Nếu chưTăng không làm được như
vậy thì cầu nguyện chưa chắc được nhưý. Tại sao? Vì người biết tỉnh giác là người có
ý chí cầu tiến thì đối với việc làm của họcó thểviệc gì cũng xong. Đối với sựgiúp đỡ
người thì việc giúp đỡnào cũng thành tựu. Bởi vì lúc nào họcũng tỉnh giác và lúc nào
cũng cầu tiến, người nhưvậy mới đạt được cái gì họmong muốn. Và muốn lợi ích cho
người mới thành tựu viên mãn. Cho nên đức Phật nói chỉcó ngày Tựtứcầu nguyện
mới được nhưý. Thành thử đức Phật khuyến khích, Phật tửthểtheo tinh thần tựtứmà
thực hiện lễcầu nguyện. Nhưng thật ra nhằm khuyến khích chưTăng nhiều hơn,
khuyến khích tinh thần phát lồvà tinh thần tựtứ.
Nhưng gần đây chúng ta đi ngược một chút với tinh thần tựtứcủa chưTăng. Tỷ
dụnhưmột chùa có một hai cô ni, một hai ông thầy, không an cư, không tựtứmà cũng
tổchức lễVu-lan long trọng, nói rằng cúng dường ngày Vu-lan là có phước, nào là
giải đảo huyền, nào là xá tội vong nhân v.v… Mà khi đó quí vịchưa áp dụng đúng tinh
thần tựtứ. Họkhông sống với tính cách đoàn thể, không sống đúng với tinh thần Phật
muốn dạy, mà họhô hào nhưvậy thì quí vịthấy có hợp lý hay không? Vì vậy chúng ta
phải thấy rõ người tu theo đạo Phật là đi trên con đường giác ngộ. Một việc nào cũng
làm đúng theo tinh thần giác ngộ. Ngày tựtứlà ngày tựgiác của mọi người. Sau khi
xét lại cái sai lầm, cái sái quấy của mình trong ba tháng đểmình phát lồsám hối và
đồng thời nhờchung quanh, những người có tinh thần cương trực, chỉnhững lỗi lầm
sơsót của mình. Nhưvậy sựtiến bộcủa mình càng ngày càng vươn lên. Tinh thần giác
ngộnhưvậy mới là tinh thần giác ngộmạnh mẽsáng suốt.
Đó là tôi nói thẳng cho quí vịthấy tinh thần tựtứcủa ngày rằm tháng bảy. Vì
vậy ngày rằm tháng bảy này mới nên làm lễVu-lan, tức là Phật tửmới nên cúng
dường đểtheo sởnguyện của mình. Cái sởnguyện được hay không được, đó là vấn đề
khác. Nhưng điều đáng chú ý hơn hết là đức Phật đặt trọng vấn đềtựtứcủa chưTăng,
mới là ngày quan trọng.
Quí vịnhớtrong kinh Vu-lan, chuyện bà Thanh Đề, nhờngài Mục-kiền-liên
cúng dường chưTăng ngày rằm tháng bảy mới thoát được nghiệp ngạquỉmà sanh lên
cung trời Thiên Hoa Quang. Nhưvậy tinh thần cầu nguyện đó ảnh hưởng thếnào với
người có tội lỗi? Chỗnày tôi nói thêm cho quí vịthấy tinh thần đạo Phật. Chính những
việc làm đó không nằm trong các mê tín mà nằm trong tựgiác, tại sao vậy?
Trước tôi xin kểnhững chuyện khác, dù chuyện này có tính cách ngụngôn,
nhưng đểquí vịthấy tinh thần của đạo Phật. Như đức Phật kểlại tiền thân của Ngài:
“ThuởnọNgài là một đứa con bất hiếu. Khi Ngài chết rồi vào địa ngục. Ngay trong
ngục tối, Ngài thấy ở đàng xa một đóm lửa sáng rực đi đến dần dần tới Ngài. Tới gần
Ngài nhìn rõ ra là người đang bịmột vòng lửa cháy đỏrực trên đầu. Người đó la rên
thảm thiết. Khi tới gần, Ngài hỏi: Anh ơi, anh làm tội gì mà chịu khổlắm vậy? Chàng
đó nói: Không giấu gì ông, thuởxưa tôi ởnhân gian, vì bất hiếu với cha mẹ, nên giờ
đây tôi mới khổnhưthếnày.
Ngài hỏi: Tới bao giờanh mới hết tội đó?
Chàng kia đáp: Chừng nào ởnhân gian có người nào bất hiếu nhưtôi, đến thế
cho tôi, thì tôi mới hết.
Vừa nói thì vòng lửa bên đầu anh kia chụp qua đầu của Ngài. Ngài bị đốt cháy
đỏrực, đau khổquá Ngài rên la thảm thiết. Khi tỉnh lại, Ngài hỏi: Đầu tôi bịvòng lửa
đốt cháy nhưthếnày, thưa anh chừng nào mới hết, mới khỏi cái khổnày? Anh kia nói:
Chừng nào có người ởtrên nhân gian bất hiếu nhưông, xuống thếcho ông thì ông mới
hết.
Khi đó Ngài liền nhớcái khổbị đốt nhưthếnày đau đớn vô ngần, nếu có người
chịu khổnhưmình thì tội nghiệp họquá, chi bằng đểmột mình mình chịu khổthôi.
Cho nên lúc đó Ngài liền phát nguyện: ‘Nguyện tất cảngười trên thếgian, từ đây về
sau đừng có ai bất hiếu nhưtôi, đểmột mình tôi chịu cái khổnày suốt đời suốt kiếp.’
Ngài vừa nguyện xong, bất thần vòng lửa bay đâu mất. Ngài thấy Ngài sanh lại ởchỗ
khác tốt đẹp, không còn vòng lửa nữa.”
Qua câu chuyện đó tuy có tính cách ngụngôn nhưng cho chúng ta thấy rõ một
khi phát tâm từbi rộng lớn, phát tâm đạo đức, thì bao nhiêu cái khổcái xấu tan đi.
Ngài kểthêm một câu chuyện nữa: “Một thuởnọNgài cũng là một người đi săn
bắn tàn bạo. Ngài chết và rơi vào địa ngục. Khi đó quỉsứbắt Ngài kéo trên một chiếc
xe cồng kềnh, phía sau có người cầm roi đánh. Ngài kéo nặng nềquá. Kéo qua chỗtra
tấn người, Ngài thấy những người khác bị đánh đập hành hạ đau khổrên siết quá đỗi.
Ngài động lòng thương nguyện rằng: ‘Tôi xin thếtất cảcái đau khổcủa những người ở
trong đây! Tất cảcái khổcủa những người đang chịu, xin đểcho mình tôi chịu.’ Ngài
vừa phát nguyện nhưvậy thì tựthấy Ngài không còn ở địa ngục nữa.”
Qua hai câu chuyện trên đó, chúng ta thấy bà Thanh Đề, sởdĩra khỏi vòng ngạ
quỉkhông phải chưTăng có tài xuống đó dẫn bà lên. Không phải có một ông Diêm
vương hay ông chúa ngục nào mởthảbà, ân xá cho bà. Cũng không phải ông Phật trên
đài sen xuống cứu bà, mà chính vì tinh thần sáng suốt và ý chí mạnh mẽcầu tiến của
chưTăng đồng chung một tâm niệm hướng vềbà, mong bà cải đổi tâm niệm xấu xa.
Do sựgiao cảm đó mà bà tỉnh giác, chính bà tỉnh giác biết được tội lỗi của bà, nên bà
hối hận chừa bỏ. Do đó bà thoát khỏi cái khổngạquỉ. Thoát khỏi là do tâm hối cải tỉnh
giác chớkhông phải do sức bên ngoài bắt mình hay thảmình. Đó là sựthật do tinh
thần tỉnh giác của con người mà ra. Chỗ đó đối với quí vịhơi lạ, nhưng sựthật là thế.
Chúng ta thấy rằng tất cảcái khổlà gốc ởmê lầm. Mê lầm nên mới có hiểu sai
quấy tựmình thấy mình khổ. Thí dụchúng ta gặp một người mà mình có ác cảm, thấy
mặt họmình vui hay buồn? Người mà mình có ác cảm thấy mặt họlà mặt đổi sắc, cảm
thấy buồn cảm thấy khổ, khi phải đối đầu với họ. Nếu khi đó mình dẹp phiền não, có
tâm niệm sáng suốt hơn, và tựhỏi tại sao mình xấu nhưvậy? Tại sao mình có ác cảm
với người ta? Người ta cũng tốt, tại sao mình có niệm xấu với họ. Tựhỏi nhưvậy là
mình có thểvui cười cùng họvà không còn bực bội khó chịu nữa. Quan niệm bực bội
khó chịu đó là bởi mình cốchấp, mình ghen ghét, mình xấu xa đối với mọi người. Gặp
họthấy họlà mình cảm nhưcó cái gì bực bội, rồi tựmình chuốc khổ. Hết khổkhông
phải Phật cứu mình mà chính là nhờmình đổi được quan niệm của mình.
Đến đây tôi kểmột câu chuyện trong Thiền tông. VịTổthứtưThiền tông là Tổ
Đạo Tín, lúc còn làm Sa-di khi gặp TổTăng Xán (Tổthứba ởTrung Hoa), Ngài thưa:
Bạch Hòa thượng dạy cho con phương pháp giải thoát.
Tổnhìn sững vào mặt hỏi: Ai trói buộc chú?
Ngài quýnh lên không biết ai trói buộc mình. Nhìn lại mình một hồi, Ngài thưa:
Bạch Hòa thượng không ai trói buộc con hết.
Tổbảo: Nhưvậy cầu giải thoát làm gì?
Ngài liền tỉnh ngộ.
Vì mình đeo một quan niệm đen tối nên cảm thấy mình xấu xa đau khổ. Giờ
đây mình xem cái xấu xa đau khổ đó nó có từ đâu? Khi tìm lại thì quan niệm xấu xa
đau khổkhông còn nữa. Nhìn thẳng nó thì không thấy có, lúc đó liền hết khổ. Hết khổ
ngay trong cái mình nhìn thẳng lại nó, mình trông không thấy nó. Nhưvậy đểthấy rõ
cái khổhay không khổgốc ởmê lầm hay giác ngộ. Cho nên người giác ngộlà người
thoát khổ, người mê lầm là người đau khổ.
Đó là then chốt của đạo Phật. Đạo Phật cứu khổkhông có nghĩa là cứu người
này ởtrong địa ngục đem bỏtrên trời. Hay là đem người này ởtrong ngạquỉ đưa lên
một cõi nào khác. Cứu khổchính là chỉdạy cho người ta giác ngộ. Mà giác ngộrồi
liền đó được giải thoát.
Tôi thí dụmột cách cụthểhơn. Thí dụcó người bịbệnh ghiền á phiện. Khi họ
bịghiền mà không có tiền đểmua á phiện, họphải ụa mửa đủthứhết. Hôm nào đây họ
tỉnh giác, họthấy cái ghiền á phiện này là tai họa lớn. Thấy mình bịhao mòn khí lực,
tài sản tiêu hao, làm mọi người lo sợv.v… bây giờnhất định cương quyết bỏ, không
ghiền nữa. Khi họgiác ngộ, biết được tai họa của nó, cương quyết bỏ, thì từ đó vềsau
họsẽthắng được bệnh ghiền. Thắng được bệnh ghiền là họhết khổ. Mà hết khổ đó là
do ai? Do họtựgiác. Phải vậy không? Họbiết được cái dở, cảquyết chừa thì họhết
khổ. Nếu họkhông biết cái đó dở, không biết cái đó là tai họa thì họcứ đi sâu, đi sâu
mãi không bao giờra khỏi khổ. Cho nên có giác ngộmới được giải thoát. Có giác ngộ
mới hết khổ. Đó là sựthật mà lâu nay chúng ta ít có quan niệm rõ. Chúng ta cứtưởng
rằng đi đến chùa cầu cúng rồi Phật làm cho mình hết khổ. Đó là cái hiểu lệch lạc của
chúng ta. Tinh thần Phật tử đi chùa phải là tinh thần cầu học đạo đểthấy phương pháp
tu hành, đểmình được giác ngộ. Mà giác ngộchính là tựmình cứu khổcho mình, chớ
không phải ai cứu khổcho mình được. Vì vậy đức Phật đã từng nói: “Ta không có
quyền ban ơn giáng họa cho ai.” Nếu Ngài có quyền ban ơn giáng họa cho người thì
Ngài thành thần linh mất rồi, không phải là Phật nữa. Chính Ngài dạy phương pháp
giác ngộ, tựchúng ta bỏ đi cái mê lầm, cái sái quấy của mình. Đó là cứu khổ, là điều
căn bản của đạo Phật.
Hôm nay là ngày lễVu-lan, chúng ta phải biết rõ tinh thần Vu-lan. Đó là tinh
thần tựgiác và cầu tiến. Tựgiác bằng cách nhìn thẳng lại những cái sái quấy, những
lỗi lầm của mình. Can đảm ra trước quần chúng đểxin phát lồsám hối. Cầu tiến bằng
cách mong mọi người chung quanh nhìn thấy cái sơsót lỗi lầm của mình, chỉbảo cho
mình chừa cải. Đó mới đúng là tinh thần Vu-lan. Đúng tinh thần đó thì việc làm nào
cũng thành tựu nhưý. Do đó trong đạo Phật, thường nói ngày tựtứlà ngày có công
đức lớn.
LễVu-lan, tinh thần giác ngộlà thế đó, không phải ỷvào sức cầu nguyện mà
không tựgiác. Đức Phật chọn ngày tựtứ đểkhuyên Phật tửlàm lễVu-lan là do ý nghĩa
này.
Giờ đây chúng tôi nói tới giác ngộ. Có phải giác ngộ ởchừng này thôi hay còn
phải giác ngộthếnào nữa? Ở đây chúng tôi cũng lược nêu lên qua một ít điểm giác
ngộ đểquí vịthấy. Với tinh thần Vu-lan giác ngộcủa những người biết tựgiác và biết
cầu tiến. Ởtrong phạm vi phàm phu còn là phàm Tăng chúng ta phải mong giác ngộvà
cầu tiến nhưthế.
Tiến dần lên những bậc Thánh tăng thì sựgiác ngộthếnào? Đây tôi kểtrong
đạo Phật có những vịThánh tăng chứng quảThanh văn, Duyên giác hay là Bích-chi
Phật đến Bồ-tát v.v… Những vịgiác ngộ đó nhưthếnào? Những hàng Thanh văn sau
khi nghe Phật nói pháp Tứ đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đếvà Đạo đế, các vịnhận đúng
nhưthật, đúng tinh thần giác ngộ. Nhận rõ ràng không nghi ngờgọi là chứng đạo hay
thấy đạo. Khi thấy đạo, chứng đạo rồi bước vào hàng Tu-đà-hoàn lần đến A-la-hán.
Nhưvậy chỗgiác ngộ đó nhưthếnào? Thí dụnhưnghe đức Phật nói: “tất cảthếgian
là khổ” chưTỳ-kheo thấy nhưthếnào? Biết lời Phật đúng hay là không đúng? Phần
nhiều vịnói thếgian là khổ, cứnghĩkhổlà đói khổ, là lạnh khổlà đau ốm v.v… Cho
những điều khổ đó là khổcủa Phật nói. Sựthật đức Phật nói thếgian khổ, là vô
thường. Tại sao vô thường là gốc của khổ? Bởi vì thông thường kểnào Tứkhổ, nào
Bát khổ. Tứkhổlà sanh lão bệnh tử. Bát khổlà Tứkhổthêm cầu bất đắc khổ, ái biệt ly
khổ, oán tắng hội khổ, và ngũ ấm xí thạnh khổ. Nhưvậy cái khổ đó ởtrong qui luật vô
thường. Người ta ai không nghĩrằng mình sanh ra lớn lên, trong khi tuổi trẻcòn khỏe
mạnh sung túc, ít năm thấy mình già mặt nhăn má cóp. Lúc đó có buồn hay không?
Răng lung lay nhai không biết ngon, mắt mờthấy không xa không rõ. Tất cảnhững
hiện tượng đó đều là hiện tượng khiến mình không được vui. Không được vui tức là
khổ, là bất nhưý. Thường thường cái khổlà cái bất nhưý? Ý mình không muốn bịmắt
mờtai điếc, răng rụng, má cóp, mà tất cảcái đó nó tới, mình có vui hay không? Đó là
bất nhưý, mà bất nhưý là khổ. Cái khổ đó là gì? – Là vô thường. Mình đang mạnh
khỏe, hoạt động tựdo, tới lui tựtại, phát lên đau rên hì hì đi không được, hoạt động
không được, mình có khổhay không? Đó là bất nhưý, đó là khổ. Nhưvậy sanh già
bệnh chết đều là tướng trạng vô thường, đều là khổ. Cái khổ đó có người nào khỏi hay
không? Nếu nói khổdo đói rách thì đức Phật nói không phải chân lý, mà nói riêng cho
một nhóm người nào thôi, vì có người không đói không rách thì họkhông khổ. Khổlà
nói chung cho toàn thểcon người. Con người nào cũng nằm trong luật Vô thường. Mà
đã nằm trong vô thường thì bất nhưý. Đã bất nhưý thì khổ đau. Cái khổ đó nếu chúng
ta thấy tường tận tức là nhận chân được khổ đế. Nhận chân được khổ đếrồi, vậy khổtừ
đâu mà có? – Từtập đế. Tập đếlà gì? Đức Phật nói là tham sân si. Nếu nói rộng ra thì
mạn, nghi, ác kiến, tức là sáu thứcăn bản phiền não, nói rộng nữa thì tới mấy chục thứ
phiền não. Tóm lại tất cảphiền não gốc từtham sân si mà ra.
Sởdĩchúng ta thấy chúng ta già nên buồn, bất nhưý là tại sao? Là tại chúng ta
có lòng tham muốn mình được trẻmãi. Nếu chúng ta không có lòng tham muốn trẻ
hoài thì già đến có buồn không? Tóm lại trong ba cái tham sân si, si là gốc. Tại si mà
mình không thấy được vô thường, không nhận được lý vô thường nên mình mới tham
hoài, mới nghĩtới sống mãi. Phải vậy không? Nghe đến cái chết là run lên, nghe đến
cái già thì buồn đi. Đó là tham. Nếu mình biết rõ được lý vô thường là mình phá được
cái si rồi. Trong cái vô thường mà nghĩlà thường, là si mê. Biết rõ lý vô thường mong
cầu được trẻmãi, tham được khỏi chết v.v… không còn nữa. Mà cái tham không còn
thì cái già chết còn không? Nhưvậy phá được cái si thì khổtheo đó mà hết.
Cái sân cũng vậy. Sởdĩchúng ta thấy người khác mình ghét mà gặp mặt nhau
thì bực bội gọi là oán tắng hội khổ. Chúng ta nhận được lý vô thường rồi phải biết rằng
con người mình là vô thường mọi người cũng vô thường, thì giận nhau hờn nhau làm
gì? Tha thứcho rồi, mình có sống đời đâu mà ôm ấp giận hờn. Tha thứ được thì mình
hết khổ, cho nên nhận chân được lý vô thường thì tâm sân dịu xuống. Dịu xuống thì
bớt khổ. Nhưvậy tham sân si là gốc của khổlà Tập đế. Khổlà quả, tham sân si là
nhân. Tham sân si giảm thì khổquảtheo đó mà giảm bớt. Quí vịthấy chúng ta tỉnh
giác hay là chúng ta giác ngộ được nhân khổthì cái quảkhổtheo đó mà hết. Sởdĩ
chúng ta khổlà vì chúng ta tham danh, tham lợi, tham đủthứ. Cho nên mất một cái thì
chúng ta khổmột cái, mất nhiều cái thì chúng ta khổnhiều cái. Chúng ta tham nên
muốn cái gì cũng gom vềmình cho nhiều. Mất là đau khổliền. Nhưvậy khổlà tựlòng
tham. Nếu chúng ta biết tất cảchúng ta đều là vô thường, đã là vô thường thì phải làm
sao? – Không nên ôm ấp. Đã là vô thường thì phải chia sớt nhau. Vô thường mà ôm
giữ, điều đó không phải là vô thường. Phải vậy không? Nếu biết được lý vô thường thì
chúng ta phải san sẻphải chia sớt. Nhưvậy là chúng ta dứt lòng tham, tức hết khổ.
Chúng ta làm bểcái chén, buồn hai ba ngày. Bởi tại chúng ta tưởng cái chén là còn
hoài, nên lỡbểchúng ta buồn. Nếu biết đó là vô thường lỡbểrồi thì thôi. Dè dặt mai
đừng cho cho bểnữa. Cái khác cũng thế. Biết được lý vô thường nên chúng ta không
ôm ấp, không gìn giữriêng cho bản thân mình. Thân mình là vô thường sựvật cũng vô
thường, tại sao mình cứgom góp? Tại sao mình cứgiữgìn? Khi gom góp gìn giữ đó là
thỏa mãn lòng tham. Khi biết được vô thường thì đâu còn tham nữa. Hết tham là mình
hết khổ. Chính vì ngộ được lý vô thường, theo đó khổsẽgiảm. Vì vậy nên các vịA-la-hán không còn khổnữa. Còn mình chưa biết được lý vô thường nên mới khổ. Nhưng
có nhiều người nói: “Nói nhưthầy cái gì cũng vô thường hết thì ai muốn làm gì nữa.”
Nhưvậy là lầm ý của Phật. Đức Phật nói vô thường đểmà tiến bộchớkhông phải vô
thường đểmà buông tay.
Quí vịnhớbài kinh nhật tụng hằng ngày ởchùa, tụng kinh Di-đà rồi chúng ta
tụng thêm:
Thịnhật dĩquá
Mạng diệc tùy giảm
Nhưthiểu thủy ngư
Tưhữu hà lạc
Đại chúng đường cần tinh tiến
Nhưcứu đầu nhiên
Đản niệm vô thường
Thận vật phóng dật.
Nghĩa là: Ngày nay đã qua, mạng sống theo đó mòn đi, nhưcá cạn nước, còn có
gì vui? Thếnên, toàn thể đại chúng gắng mà tinh tấn. Nhưcứu lửa cháy đầu, chỉnhớ
vô thường, dè dặt chớbuông lung.
Hiểu được lý vô thường rồi phải nỗlực việc đáng làm phải làm liền đừng chần
chờ. Thấy người ta khổ, đói rách mình có thểgiúp được, không nên nói đểmai mốt sẽ
giúp. Điều đó không phải là hiểu lý vô thường rồi. Biết được lý vô thường cái đáng
làm phải làm ngay. Mai mốt biết mình còn hay không? Việc phải làm là làm liền. Giúp
được cái là phải giúp liền. Tu được là cốgắng tu liền chớ đừng chờtới mai tới mốt.
Chính đó là biết lý vô thường. Cho nên càng nghĩ đến vô thường càng gắng làm lành
làm phải, càng gắng giúp ích cho mọi người và càng cốgắng tiến tu. Đó là hiểu lý vô
thường. Chớnói vô thường rồi buông tay chờchết là trái với ý của đức Phật dạy. Vì
vậy cho nên, chúng ta hiểu rõ được tinh thần đó, hiểu được lý vô thường rồi, chúng ta
mới có thểthương nhau, giúp đỡnhau mà không có lòng tham gom góp vềmình.
Đó là tinh thần của đạo Phật.
Thí dụchúng ta đi chung một chiếc tàu, chiếc tàu bịgiông bão muốn chìm. Tất
cảngười trong tàu đều là người thân và biết sốphận của mình mong manh rồi. Giảsử
lúc đó có người bịsóng nhồi ngã qua mình người kia hoặc là té đạp lên chân người
khác. Lúc đó những người bịté vô mình, hoặc bị đạp trên chân có nên giận không?
Hẳn là không? Vì lúc đó ai cũng có tâm niệm rằng mạng sống mình không còn bao lâu
nữa, giận hờn làm chi. Lo sao cho khỏi cái khổnạn này, thì giờ đâu mà giận hờn. Đây
cũng vậy. Nếu chúng ta hiểu lý vô thường là sao? Nhưtrong kinh TứThập Nhị
Chương đức Phật hỏi các vịTỳ-kheo: “Mạng người sống được bao lâu?” Một thầy Tỳ-kheo trảlời: “Sống được vài năm.” Ngài nói: “Ngươi chưa hiểu đạo.” Thầy Tỳ-kheo
khác trảlời: “Sống được trong một bữa ăn.” Ngài nói: “Ngươi chưa hiểu đạo.” Đến vị
sau nói: “Chỉsống trong hơi thở.” Ngài gật đầu nói: “Ông thấy đạo rồi.” Nhưvậy thấy
đạo là thấy được lý vô thường. Nếu mình thấy mạng sống trong hơi thở, khi hơi thở
này còn thì chúng ta phải làm lợi mình lợi người chứ. Mạng sống đã mong manh như
vậy, tại sao mình còn ôm ấp giận người này buồn người kia, trách người nọ. Nhưvậy
có phải tựmình giết mòn mình hay không? Mà giết mòn một cách vô ích. Vì chúng ta
biết lý vô thường nên phải vươn lên, phải làm lợi mình lợi người, đừng sơsót một giờ
phút quí báu nào hết. Đó mới là hiểu được tinh thần vô thường. Biết vô thường mà tinh
tấn nhưcứu lửa cháy đầu. Quý vịthấy có ai bịlửa cháy đầu mà còn đi chơi thong thả
hay không? Hay phải tay quơmiệng la đủthứhết. Đâu có thểchần chờ được. Chính
chúng ta cũng vậy. Nhận được lý vô thường của Phật dạy, chúng ta phải tỉnh giác phải
cốgắng làm lợi ích cho mình cho người. Đó là tinh thần vô thường. Tôi đã nói cái khổ
đếvà tập nhân của khổ đế.
Tiếp theo đây là diệt đếvà đạo đế, tức là diệt được hết tập nhân. Tập nhân là gì?
Là tham sân si. Nếu diệt được thì an nhiên tựtại, đó là Niết-bàn. Muốn diệt được hết
tập nhân phải làm sao? Tức là phải tu Ngũcăn, Ngũlực, Thất bồ đềphần, Bát chánh
đạo v.v… Đó là những phương pháp diệt hết mầm đau khổ. Nhưvậy thấy rõ pháp tứ đế
thì chứng được quảA-la-hán. Đó là cái giác ngộcủa bậc thánh, nhà Phật gọi là hàng
thánh nhịthừa.
Tiến lên một bậc nữa có những vịra đời ởthếgian mà không gặp Phật pháp,
không nghe được pháp Tứ đếcủa Phật, bỗng nhiên thấy những cuộc hưng suy của
cuộc đời hoặc là thấy mùa thu lá rụng, mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc v.v… tức là
sựdoanh hưtiểu trưởng của sựvật rồi tựnhiên giác ngộ được lý vô thường. Đó là bậc
Độc giác. Tựmình giác ngộkhông qua lời Phật dạy, khỏi nghe giáo lý mà được giác
ngộ. Kế đến là bậc Duyên giác. Có những hàng nghe đức Phật nói vềmười hai nhân
duyên: vô minh duyên hành… cho tới lão bệnh tử. Mười hai nhân duyên đó nhưsợi
dây chuyền nó liên kết không rời. Thấy rõ được lý mười hai nhân duyên tiến tu để
được giải thoát đó gọi là bậc Duyên giác. Nhưvậy chúng ta thấy là A-la-hán là Duyên
giác cũng gọi là người giác ngộ, giác ngộ, ởkhía cạnh này hay ởkhía cạnh khác.
Cho tới giác ngộcứu kính mà ở đây chúng ta đang thực hành. Giác ngộcủa
hàng Bồ-tát nhưtrong các kinh: kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm, kinh Niết-bàn
v.v… là chỉcho giác ngộcứu kính của đạo Phật. Giác ngộcứu kính đó là giác ngộthế
nào? Bởi vì hàng Nhịthừa chúng tôi thường gọi là Thanh văn hay Duyên giác đều là
nằm trong các pháp đối đãi. Nhưhàng Thanh văn thì thấy có KHỔ, TẬP là nhân quả
của luân hồi. DIỆT, ĐẠO là nhân quảcủa giải thoát. Tức là bên này là luân hồi, bên
kia là giải thoát, có đối đãi. Hàng Duyên giác cũng vậy, thấy mười hai nhân duyên đi
chiều thuận là luân hồi. Ngược lại đi chiều hoàn diệt là giải thoát, tức vô minh diệt thì
hành diệt v.v… Nhưvậy cũng là ởtrong đối đãi mà ởtrong đối đãi thì giác ngộ đó
chưa phải là cứu kính, theo tinh thần kinh Niết-bàn.
Cho nên trong kinh Niết-bàn có thí dụgọi “Xuân trì thập lịch”. Tức là mùa
Xuân lặn dưới ao mò lên một hòn sỏi, hòn gạch. Xuân trì là cái ao mùa Xuân, thập lịch
là lượm gạch hay ngói. Vì trong đó đức Phật nói: Thí nhưmùa Xuân ao nước trong, có
một sốngười bơi thuyền ởdưới ao chơi. Bỗng nhiên có người cầm hòn ngọc quí
buông tay rớt xuống ao. Rớt rồi bao nhiêu người lặn xuống mò. Có người được hòn
sỏi, mừng quýnh đưa lên nói tôi được ngọc rồi, nhưng giơtay lên là hòn gạch chớ
không phải ngọc. Khi nhiều người ùa nhau lặn mò, nước đục ngầu, không thấy được
hòn ngọc. Kẻnắm gạch, người nắm ngói gì đó v.v… đưa lên hô là được ngọc mà sự
thật không phải. Người khôn ngoan chờcho nước lắng lặng trong trẻo, mắt nhìn kỹ
thấy viên ngọc đang ởchỗnào, nhảy xuống một cách từtừ, lượm lên nói tôi được hòn
ngọc, thì chừng đó mới là ngọc thật. Nhưvậy thí dụ đó nói cái gì? Tuy hàng Thanh
văn Duyên giác cũng thấy được đạo, ngộ được đạo, nhưng mà giác ngộ ởmột khía
cạnh của sự đối đãi, cũng nhưngười lặn xuống ao lượm được gạch tưởng là ngọc. Chỉ
có Bồ-tát là sáng suốt, đợi nước trong trẻo thấy rõ ràng hòn ngọc nó nằm ởchỗnào,
mới lặn ngay chỗ đó nắm đưa lên. Chừng đó mới là ngọc thật. Các hàng Bồ-tát không
mò ngọc trong khi nước còn đục, mà đợi nước trong rồi tựmình thấy ngọc, thấy rồi
mới nắm lấy được hòn ngọc. Quí vịnhớtrong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói: các hàng
Thanh văn được Niết-bàn. Niết-bàn đó đức Phật cho là gì? Là “Hóa thành” là cái thành
Hóa ra đểtạm nghỉchớkhông phải là thật. Mà thật thì phải tới “Bảo sở” tức là tới nơi
chân chánh, mới là thật. Đó là đểthí dụcho Bồ-tát.
Nhưvậy tại sao tôi nói thí dụ đó? Bởi vì hàng Bồ-tát dụcho người ngồi trên
thuyền đợi nước trong thấy hòn ngọc nằm ngay chỗnào, rồi mới lặn nhè nhẹ, từtừ đến
ngay chỗ đó nắm lên. Chừng đó mới thật là được hòn ngọc. Nói tóm lại thấy rồi mới
nắm lên. Nhưvậy đúng là tinh thần của Thiền tông gọi là KIẾN TÁNH KHỞI TU.
Thấy được cái đó rồi mới khởi tu, đó là tinh thần cứu kính của Phật giáo. Vì Phật giáo
đi đến chỗcứu kính không còn đối đãi. Còn đối đãi là chưa đến giác ngộcứu kính. Thế
nên trong kinh Bát-nhã mở đầu cho Đại thừa nói: “Sắc bất dịkhông, không bất dịsắc,
sắc tức thịkhông, không tức thịsắc.” Mới nghe không ai hiểu gì hết, gì mà sắc sắc
không không. Nhưng sựthật đó là một lẽthật cứu kính, bởi chúng ta mê lầm, nhìn
tướng trạng thô, thấy cái bàn này gọi là sắc, còn ởchỗtrống này gọi là không. Mình
cho sắc với không là hai cái khác nhau. Phải vậy không? Đây là sắc, đây là không, hai
cái khác nhau, một cái có tướng trạng có hình dáng sờmó được, còn một cái trống
rỗng không có gì hết. Đó là chỗchúng ta thường lầm. Chỗtrống không chúng ta cho
đó là không nhưng con mắt Phật giáo không phải vậy. Ngay cái có nó có cái không,
ngay cái không đã có cái có. Cái có thô thiển này chúng ta nhìn thấy một hình sắc dầy
đặc, nhưng với kính hiển vi mấy trăm lần thì chúng ta thấy nó thưa hở. Nhưgương mặt
chúng ta thấy nhưláng, nhưng với kính phóng đại vài chục lần thôi thì sẽthấy nó sần
sùi, có hang lỗ. Nhưvậy nó có hay là không có là tại con mắt thô hay tế. Nơi hình
tướng này có lồng cái không trong đó, còn ngay chỗkhông này có cái sắc trong đó.
Nhưchỗkhông này có ánh sáng xuyên qua thì chúng ta sẽthấy bao nhiêu là bụi bặm
lăng xăng ởgiữa này. Nhưvậy nó đâu phải là không. Nó chỉkhông là không tướng
trạng thô kệch mà có những tướng vi tếtrong đó, chớkhông phải là không hẳn. Chúng
ta cứcực đoan cho đây là không hẳn hay có hẳn, thành ra không nhìn tường tận các
pháp ở đời.
Người hiểu đạo thấy trong cái có đã lồng cái không, trong cái không đã lẫn cái
có. Thấy nhưvậy, các Ngài thấy không còn có hai riêng rẽ, không còn có hai đối đãi.
Còn thấy hai đối đãi là chưa phải thấy cái thật. Nếu tới chỗthật là không có hai. Mà
nói nhưvậy thì ai cũng không chấp nhận hết. Tại sao vậy? – Bởi vì tới giác ngộcứu
kính thì không hai mà còn có hai thì chưa phải giác ngộcứu kính. Nhưng mà làm sao
quí vịthấy không hai cho được. Vì thếgian này là thếgian đối đãi. Thật ra nếu quí vị
xét cho tường tận, thật tình còn đối đãi thì chưa phải cứu kính. Tại sao? Bởi vì cái thể
cứu kính nó không hai. Cũng nhưPhật và chúng ta. Chúng ta thấy Phật là giác ngộcòn
chúng ta là mê lầm. Phật và chúng ta là một hay hai. Nếu chúng ta thấy Phật và chúng
ta là một hay là hai thì không biết ai trúng ai trật. Thông thường nói nếu không là hai
thì là một chớgì?
Có thểtôi đi từtừcho quí vịthấy. Chúng ta thấy đức Phật với chúng ta là hai, vì
Phật là giác mà chúng ta làmê, cho nên là hai. Nhưng mà chúng ta mê là mê cái gì?
Phật giác là giác cái gì chứ? Chính cái đó mới là quan trọng. Tôi thí dụbây giờ đem
vàng làm ra chiếc vòng tay, và chiếc cà rá. Đây là chiếc vòng, đây là chiếc cà rá, như
vậy quí vịthấy hai hay là một? Đương nhiên là hai rồi, vòng khác cà rá khác. Đó là ta
nhìn trên giảtướng của hai món đó. Nếu nói vềthể, hai món đó là một hay là hai? – Là
một. Nhưvậy trên hai cái, thểcà rá và vòng cũng là vàng thôi. Vàng có một có hai
không? Vàng là vàng nó không có một hai. Có một hai là lập ra để đối đãi chiếc cà rá
là một chiếc vòng là hai, chớvàng là vàng không có một, hai. Thành ra một hai là đối
đãi trên giảtướng của hai món đồthôi. Còn cái thểcủa món đồlà vàng không nói một
hai. Nói một hai là nói cái giảtướng. Cho nên còn có một hai là còn trong đối đãi. Vì
vậy mà có vịTăng hỏi vịThiền sư: “Phật và chúng sanh là một hay là hai?” Ngài trả
lời:
Duy dưnhất đoá tại
Minh nhật khủng tùy phong.
Dịch:
Chỉcòn thừa một đóa
Ngày mai ngại gió rơi.
Ngài không nói hai hay một mà nói bây giờtôi chỉthấy còn thừa một đóa hoa,
ngày mai e gió cũng rụng luôn. Nhưvậy giai đoạn đầu thấy Phật và chúng sanh là hai,
nhưng bước vào giai đoạn kếthấy Phật và chúng sanh không là hai nữa, nên gọi là
một. Mà cái một đó tạm thời thôi, chớcái một đó không phải là cứu kính. Vì cái một
đó tạm đặt với cái hai, đến cứu kính một cũng không còn. Cho nên bây giờtạm thấy
còn một đóa hoa, ngày mai gió thổi, nó cũng rơi luôn không còn nữa. Còn nói một là
nói tạm chớnó không thật. Còn nói một là đối với hai. Tới chỗcứu kính thì cái hai
không còn nữa. Nói nhưvậy cho quí vịthấy chỗgiác ngộ đó cần phải thấy nhưthế.
Cho nên Thiền tông kểrằng sau khi ngộ đạo, đức Phật nói nhưtrong kinh Hoa Nghiêm
chép: “Lạthay! Lạthay! Tất cảchúng sanh đều có đầy đủtrí tuệ đức tướng NhưLai,
vì bịvọng tưởng mê lầm che lấp không thấy, không hiểu không biết.”
Ngài thấy rõ chúng sanh ai cũng đều có trí tuệ đức tướng Phật hết. Nhưvậy
thành Phật là thành cái chúng sanh sẵn có. Ngộ đạo là ngộcái sẵn có ởchúng sanh, và
chúng sanh mê là mê cái sẵn có mà quên đi. Cái mình sẵn có mà quên đi gọi là mê.
Thành Phật không có gì lạ, là nhận được cái sẵn có của chính mình. Vì vậy có một vị
Thiền sư ởtrong hội ngài Qui Tông, nửa đêm la: “Tôi ngộrồi, tôi ngộrồi.” Trong đại
chúng ai cũng lấy làm lạkhông biết ông ấy ngộcái gì? Sáng hôm sau ngài Qui Tông
lên pháp tòa hỏi: “VịTăng hồi hôm nói ngộrồi ra đây xem.” VịTăng bước ra. Ngài
hỏi: “Ông thấy cái gì mà nói ngộ?” Ông ấy trảlời bằng câu: “Sưcô thịnữnhân tác.”
Nghĩa là: Sưcô vốn là người nữlàm ra chớkhông có gì lạhết. Ngài Qui Tông gật đầu
nói: Chính ông ngộ.
Nhưvậy ngộlà cái gì? Thường thường chúng ta tưởng ngộlà ngộcái gì ởbên
trời kia, chớkhông ngờchính ngộlà ngộcái sẵn có của mình. Mình cứnói thành Phật
là có hào quang rực rỡhay có gì lạ. Những cái đó phải có mới là Phật, không ngờ
thành Phật là SỐNG LẠI VỚI CÁI SẴN CÓ CỦA CHÍNH MÌNH. Cái sẵn có của
chính mình, nếu mình sống được với chính nó, mình trởvềvới chính nó, đó gọi là giác
ngộthành Phật. Tại sao vậy? Vì cái mình có mà mình bỏquên gọi là mê, giờ đây mình
biết được gọi là giác. Giác tức là ngộ. Người giác ngộtức là Phật, chớkhông có gì lạ
hết.
Nhưvậy nói ni cô tưởng đâu cái gì xa lạlinh thiêng cao cả, nhưng sựthật ni cô
vốn là một cô gái. Bây giờcạo đầu mặc áo thành sưcô chớcó gì lạ đâu? Nói Phật,
tưởng Phật ở đâu và có gì lạ đời, không ngờcũng chính là cái sẵn có của mình chớ
không phải đâu lạ. Cho nên một vịkhác, sau khi ngộ đạo cũng làm bài thơ, câu chót
ông nói rằng: Lý Bạch nguyên lai thịtú tài. Tức là ông Lý Thái Bạch, nhà thơai nghe
nói cũng nể. Mà xét kỹlại ông cũng chỉlà ông tú tài nhưbao nhiêu ông tú tài khác,
chớkhông có gì lạ. Chính cái đó là đểchỉcho cái ngộlà ngộcái sẵn có của mình. Vì
vậy đức Phật sau khi thành Phật, Ngài nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ
thành.” Bởi vì Ngài có cái đó, tất cảchúng sanh cũng có cái đó. Không phải Ngài ngộ
cái gì khác, mà ngộngay trong thân tứ đại ngũuẩn này là cái thân vô thường sanh diệt,
có sẵn cái không sanh không diệt. Nhận được cái không sanh không diệt nơi mình gọi
đó là ngộ đạo, chớkhông phải tìm cái gì xa xôi. Mà cái không sanh không diệt đó nơi
phàm phu cũng có. Cũng nhưsưcô có sẵn ởnhững cô cưsĩ đầu có tóc, chớcó gì lạ
đâu. Chỉcần một khi nào đó thay đổi hình thức, đổi thay tâm niệm là thành sưcô chớ
gì? Nhưvậy không có gì xa lạ, mà mình tưởng cái đó ở đâu, từphương trời nào đến.
Thếnên tinh thần giác ngộcủa đạo Phật là giác ngộngay cái thực tếhiện tại. Vì vậy
người giác ngộrồi thì không còn thấy hai. Đó mới là giác ngộcứu kính.
Không thấy hai cho nên không nghĩrằng cõi mình đây là cõi Ta-bà khổ, còn cõi
Cực Lạc là cõi Phật A-di-đà an vui. Quí vịcó nghĩbỏcõi này chạy qua bên kia vui hay
không? Nếu ngay trong cõi khổ, khéo biết thì mình được vui rồi. Mình mê thì tạo
nghiệp xấu xa là khổ. Ngay trong cái khổmà biết chuyển hướng, biết thay đổi tâm
niệm, biết làm những điều lành điều phải, biết chia cơm xẻáo với mọi người, biết sống
trong tình đoàn kết anh em, tựnhiên mình vui. Cái khổlà cũng tựmình tạo, tựmình có
những tham, tựmình có những sân, tựmình có những si, rồi mình đau khổ. Phải vậy
không? Nếu dẹp bỏtham sân si rồi, ngay cõi này có phải là cực lạc hay chưa? Vậy có
nên tìm cực lạc bên kia hay không? Nếu chúng ta thấy bên kia là Cực Lạc, bên này là
Ta-bà, là còn thấy hai. Mà còn thấy hai là còn thấy đối đãi, chưa là lẽthật. Vậy người
hiểu đạo đúng theo tinh thần Đại thừa là ngay ởtrong các cảnh khổ, ngay trong cái chỗ
mà người ta cho là xấu xa mình khéo chuyển thành an lạc, tốt đẹp, chớkhông phải bỏ
đây cầu kia.
Đó là tinh thần đạo Phật. Đạo Phật không có bỏ đểtrốn đểcầu. Có nhiều người
lầm nghĩrằng mình tu là phải trốn thiên hạ, phải bỏhết những cái gì đâu đâu. Đó là
lầm lẫn. Tu là chính mình phải thay đổi những cái tâm xấu xa của mình là tham sân si.
Nếu chuyển được tham sân si thì Ta-bà thành Cực Lạc. Còn không chuyển được tham
sân si, ôm tâm niệm tham sân si, cầu vềCực Lạc, Cực Lạc cũng biến thành Ta-bà. Vì
còn tham sân si, thì ở đâu cũng rầy lộn đánh lộn. Mà rầy lộn đánh lộn, giành giựt đó là
gốc của Ta-bà. Cho nên chúng ta chuyển đổi được tâm niệm tham sân si thì ngay Ta-bà thành Cực LạC. CÒN KHÔNG CHUYểN ĐổI ĐƯợC TÂM NIệM THAM SÂN SI
THÌ CựC LạC BIếN THÀNH Ta-bà. Đó là sựthật cho nên hiểu đạo thì chúng ta nên
hiểu nhưvậy. Ngay trong cuộc đời này, dù ởtrong hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta
cũng vẫn an vui. Chúng ta thấy đây không phải là khổ, chính đây nếu ta khéo chuyển
thì cõi này là cõi Cực Lạc, chớkhông phải chờvềCực Lạc mới thấy Cực Lạc. Như
vậy tinh thần đạo Phật đến chỗcứu kính giác ngộmới thấy rằng chính mình và mọi
người, chính mình và các hoàn cảnh đều không phải là vấn đềhai ba. Ngay nơi tâm
niệm mình chuyển hướng hết những cái xấu xa của mình thì hoàn cảnh nào cũng là
hoàn cảnh tốt đẹp. Ởtrong chỗnào cũng là chỗtiến bộ, chớkhông phải xấu xa. Xấu xa
chính vì cái ấp ủtham lam, ấp ủsân si của mình nên thấy xấu xa. Dứt hết những cái đó thì
tựnhiên nó sáng sủa tốt đẹp.
Thếnên các Thiền sưlúc nào cũng thấy cõi đời là đẹp. Đẹp nhưmột bài thơ. Tại vì
thấy ở đâu cũng là tốt, ở đâu cũng là sáng sủa. Còn chúng ta vì mang cặp kính ủrũbuồn
bã, nên thấy cái gì cũng buồn. Phải vậy không? Nếu mình mang cặp kính tươi sáng trong
lòng, nhìn cái gìmà không vui. Phải vậy không? Khi nào trong quí vịtâm hồn đương ưu
tưbuồn bã thì nhìn thấy cái gì cũng buồn bã theo. Nếu tâm hồn quí vịsáng suốt phấn
khởi vui vẻthì nhìn cái gì chẳng vui vẻ. Cho nên chúng ta cần tạo một tâm hồn vui vẻ
sáng sủa và tỉnh giác thì ngoại cảnh theo đó mà sáng sủa. Nó không còn tối tăm mờmịt
nữa. Tối tăm mờmịt đó là cái mê đen tối của tham sân si, chớkhông phải gì khác.
Hôm nay là ngày Phật hoan hỉtôi nhắc lại những điểm then chốt cho tất cảquí vị
cùng chúng tôi, mọi người chúng ta đều nỗlực vươn lên. Làm sao luôn luôn tỉnh giác từ
thấp lên cao và luôn luôn với tâm niệm cầu tiến lợi mình lợi người đểcho chính mình
càng ngày càng được an vui, xã hội càng ngày càng thêm tốt đẹp. Đó mới là tinh thần giác
ngộcủa đạo Phật.
D
PHÁP TU CĂN BẢN CỦA PHẬT TỬ(PHẬT PHÁP
HÓA NHÂN GIAN)
Đa sốngười xưng là Phật tửmà không biết rõ đường lối tu hành, ai bày sao làm
vậy, trởthành mê tín sai lầm, khiến người đời phê bình đạo Phật là huyền hoặc, là vô
ích. Đểbổcứu những sai lầm ấy, chúng ta phải biết rõ đâu là pháp tu căn bản phải
hành, đâu là lối tu siêu thoát phải đến. Ứng dụng Phật pháp ngay trong cuộc sống thực
tếcủa chúng ta, đểminh chứng rõ ràng đạo Phật cứu khổthật sự, đạo Phật mang hạnh
phúc cụthểlại cho con người. Được thế, chúng ta mới khỏi hối hận là đệtửcủa Phật
mà làm nhục nhã cho đạo Phật.
PHÁP TU CĂN BẢN
Bước đầu trên đường tu hành của người Phật tử, phải “chuyển ba nghiệp ác
thành ba nghiệp lành”. Ba nghiệp là thân miệng ý của chúng ta. Khi xưa chưa biết tu,
chúng ta buông lung thân miệng ý làm những việc xấu xa tàn bạo độc ác. Đã tạo những
điều xấu xa tàn bạo độc ác là làm đau khổcho mình, cho người, cho gia đình, cho xã
hội. Những kẻcướp của giết người sớm muộn gì cũng ngồi khám, cha mẹvợcon ở
nhà đau khổ, gia đình của nạn nhân cũng khổ đau, chánh quyền cũng phải bận tâm
điều tra truy nã. Chỉmột việc làm cuồng dại độc ác của một vài người, khiến guồng
máy xã hội bịrối bời. Hành động ấy gọi là tạo nghiệp ác. Ngày nay biết tu, chúng ta
chuyển thân miệng ý làm việc tốt đẹp thanh cao hiền thiện. Thấy người trên đường bị
tai nạn xe cộ, mà không có thân nhân, chúng ta thành thật xót thương, dùng lời hiền
hòa an ủi, đích thân săn sóc chở đến bệnh viện… đây là tạo nghiệp lành. Làm được
việc lành bản thân chúng ta đã vui, người bịtai nạn cũng bớt khổ, người chung quanh
trông thấy cũng tán thành. Hành động lành này là cụthểxây dựng xã hội tốt đẹp. Hành
động xấu mà cứlặp đi lặp lại mãi là nghiệp ác, vì đã thành thói quen khó sửa đổi. Ví
nhưngười uống rượu, uống một vài lần không thành ghiền (nghiện), ngày nay uống
ngày mai uống, uống nhiều ngày nhưvậy thành người ghiền rượu. Cái ghiền là thói
quen, gọi là nghiệp. Người thấy ai thiếu thốn liền giúp đỡ, lúc nào cũng thế, lâu ngày
thành thói quen là nghiệp lành. Cũng là thói quen, một thói quen đưa đến đau khổ, một
thói quen khiến đến an lạc. Vì thế, người Phật tửphải tránh thói quen đau khổ, phải tạo
thói quen an lạc, đó là tu chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành. Kẻngu muội mới tìm
hạnh phúc trên đau khổcủa người khác, người sáng suốt chỉthấy hạnh phúc khi giúp
người khác hết khổ.
QUAN NIỆM SAI LẦM
Có nhiều Phật tửphát tâm qui y chỉvì cầu cho gia đình bình an, cuộc sống được
mọi sựnhưý. Vì thế, gia đình có người bệnh hoạn hay xảy ra tai nạn gì thì thỉnh thầy
cầu an. Nếu thầy bận việc không đi thì phiền não, giận không đi chùa. Trong cuộc sống
gặp nhiều điều bất nhưý thì buồn, cho rằng Phật không hộ độ. Nghe miếu Bà, miếu
Ông nào linh ứng liền đến đó cầu xin. Chỉvì mong được bình an mà đi chùa, đến với
đạo, khi mục đích ấy không thành thì họbỏ đạo dễdàng. Lại có những người sau khi
qui y rồi thì mọi việc đều giao phó cho thầy, cất nhà cũng thỉnh thầy coi ngày, gảcưới
con cái cũng thỉnh thầy xem tuổi, đau ốm bệnh hoạn cũng thỉnh thầy cầu an, ma chay
cũng thỉnh thầy cầu siêu. Thầy là người chịu mọi trọng trách trong gia đình, nếu thầy
không chiều theo là buồn, không đi chùa. Lối qui y này, giống hệt đi đóng tiền bảo
hiểm cho cá nhân và gia đình vậy.
Lại có những người tu một cách hời hợt, chỉbiết giờtụng kinh, giờniệm Phật,
ngày ăn chay là tu. Ngoài những giờ đó ra, mọi việc đều nhưai, ăn miếng trảmiếng
không thua kém. Một ngày mười hai giờ, chúng ta chỉtu có một hai giờ, làm sao đủ?
Mười giờtạo ác, hai giờtu thiện thì quá ít oi. Hoặc một tháng ăn sáu ngày chay, chỉtu
trong sáu ngày này, còn hai mươi bốn ngày kia không tu thì có thấm vào đâu. Có khi ai
lỡxúc phạm đến họtrong những ngày chay, họsẽnói “hôm nay tôi ăn chay, nếu
không ăn chay thì biết!” Tu nhưthế, quảthật rất hời hợt.
Còn tệhại hơn, có người sợtu thiền đổnghiệp. Mỗi khi phát nguyện tụng kinh
Pháp Hoa chẳng hạn, ởgia đình có xảy ra tai biến gì, liền đổthừa tại tụng kinh đổ
nghiệp. Không biết đổnghiệp là rơi rớt hết hay sanh ra nghiệp? Nếu đổnghiệp là rơi
rớt hết thì cốgắng tụng cho nó rớt sạch luôn. Nếu đổnghiệp là sanh ra nghiệp thì điều
này thật là vô lý. Vì giờtụng kinh thì ba nghiệp thanh tịnh – thân nghiêm trang là thân
nghiệp thanh tịnh miệng tụng lời Phật là khẩu nghiệp thanh tịnh – ý duyên theo lời kinh
là ý nghiệp thanh tịnh – làm sao sanh ra ác nghiệp được? Tin nhưthếthật là hoàn toàn
vô căn cứ. Người Phật tửphải sáng suốt không nên tin theo lối nhảm nhí ấy.
TU LÀ TUYÊN CHIẾN VỚI MA QUÂN
Người phát tâm tu hành nhưmột chiến sĩtuyên chiến với ma quân. Chúng ta
phải hùng dũng quyết chiến. Trước tiên, chúng ta chiến đấu với bọn ma phiền não
nghiệp chướng của mình. Ví nhưngười vừa phát nguyện tu hạnh nhẫn nhục, liền bị
người thóa mạ, tâm sân hận nổi lên, ngay đây phải dẹp bỏ, đè bẹp nó là thắng, đểnó
phát hiện ra miệng, ra thân là thua. Có người trước đã ghiền (nghiện) rượu, nay phát
tâm qui y thọtrì năm giới ngang đây phải bỏ(cai) rượu, nếu can đảm bỏ được là thắng,
bỏkhông được là thua. Thắng được cơn giận dữnổi lên là thắng ma phiền não, thắng
được bệnh ghiền lâu năm là thắng ma nghiệp chướng. Phiền não nghiệp chướng của
chúng ta rất nhiều rất nặng, chiến thắng được nó phải là một dũng sĩkiên cường. Hai
thứnày là nội ma.
Những khó khăn chướng ngại do ngoại cảnh gây nên là ngoại ma. Một người
tuổi độba mươi, đã có gia đình, vừa thọngũgiới xong, liền có một người đẹp đeo đuổi
mến yêu. Chiến thắng tình cảm bất hợp pháp này là một trận chiến gay go, nếu đương
sựkhông can đảm quyết liệt, khó mà giữtoàn vẹn được giới thứba đã thọ. Một người
khác sau khi qui y thọgiới rồi, nguyện bỏ(cai) rượu, trong lúc tranh đấu một mất một
còn với con ma ghiền, lại gặp bạn bè mời đi nhậu, còn dùng nhiều thủthuật bắt ép,
trường hợp này không phải là người có ý chí kiên cường thì khó mà thắng được, ngoại
cảnh chướng ngại nhiều khó thểkểhết, người Phật tửhùng dũng quyết thắng, đừng để
giặc ngoại ma áp đảo phải đầu hàng.
Đã là chiến đấu thì phải đương đầu, vì vậy chúng ta không thểkhiếp nhược yếu
hèn chỉmột bềcầu được bình an. Người chiến sĩcó đối đầu với giặc, chiến thắng được
giặc, mới thăng quan tiến chức, mới có ngày ca khúc khải hoàn, quàng vòng hoa danh
dựvào cổ. Người tu cũng vậy, chiến thắng được nội ma, ngoại ma, mới có ngày bước
lên đài vinh quang của con người vẹn toàn đức hạnh. Đã là chiến sĩthì mắt phải sáng,
tai phải thính luôn luôn theo dõi mọi hành động của kẻthù. Một phút giây hời hợt sơ
suất có thểtán thân mất mạng. Người tu cũng thế, phải thấy rõ từng tâm niệm, từng
hành động của mình, một phút giây lơi lỏng, bọn giặc phiền não nổi dậy, phải bịmất
giới thân tuệmạng. Do đó, không thểchỉtu trong giờtụng kinh, niệm Phật, ăn chay
mà phải tu trong mọi lúc mọi giờ. Được vậy mới mong chiến thắng bọn ma quân.
Tu là dẹp bỏnhững thói hưtật xấu, tuổi trẻchưa tập nhiễm những cái dở ấy,
ngang đây biết tu thì dễbiết dường nào. Người chưa biết uống rượu, không tập uống
rượu thật là dễ. Người đã ghiền rượu, bỏkhông uống rượu là thiên nan vạn nan. Biết tu
từthuởnhỏthì thuận lợi dễdàng biết mấy, để đa mang nhiều bệnh nhiều tật rồi mới tu,
thật là khó khăn trăm bề. Song người có ý chí mãnh liệt thì cái khó nào cũng làm được.
CỤTHỂHÓA PHÁP TU CĂN BẢN
Đểcụthểhóa pháp tu căn bản này, đức Phật bắt buộc người Phật tửsau khi qui
y Tam Bảo phải thọtrì năm giới. Trong năm giới ba giới đầu là giữthân không tạo
nghiệp ác, hai giới sau giữkhẩu không tạo nghiệp ác. Thếlà, người Phật tửchỉmới
chuyển hai nghiệp. Chuyển hai nghiệp thôi, mà công hiệu lợi ích đã to lớn lắm rồi.
Nhưngười không sát sanh, là không giết người (chỉtrừtrường hợp nghĩa vụquân sự),
không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, bản thân họ đã là
một con người tốt. Họlại giảm được bao nhiêu việc lo âu sợsệt tốn hao trong cuộc
sống hiện tại. Cha mẹanh em vợchồng con cái nhờ đó được an ổn vui tươi. Mọi người
trong xã hội khỏi phải phiền hà lo âu vì họ. Chúng ta có thểhình dung trong một xóm,
mà mọi người đều giữnăm giới hết, trong xóm đó có xảy ra chuyện giết hại, trộm
cướp, lừa đảo, hiếp dâm và say sưa phá làng phá xóm không? Chắc hẳn là không, trừ
phi những kẻkhác xâm nhập vào. Chúng ta hiện nay đi đâu cũng lo âu sợsệt là tại
sao? Phải chăng, vì sợngười hãm hại, sợngười móc túi giựt đồ, sợngười lường gạt…
Chánh quyền phải bận tâm nhọc sức điều tra theo dõi, vìdân chúng không biết tu. Nếu
người dân biết tu và chịu tu nhưvậy, chánh quyền sẽthảnh thơi nhàn rỗi biết chừng
nào. Bởi vì con người ai cũng có sẵn những thói xấu, nếu không cấm đoán hạn chế, nó
sẽtạo ra lắm chuyện xấu xa hèn hạkhổ đau cho nhau. Vì lòng từbi, đức Phật nhưbắt
buộc các đệtửcủa Ngài phải tuân theo những điều cấm đoán, nhờ đó sẽdẹp bớt những
thói xấu, nết tốt dần dần tăng trưởng, khổ đau sẽtiêu mòn, an vui thêm lớn. Đây là chủ
đích cứu khổcủa đạo Phật.
Đểthành một con người hoàn hảo hơn, Phật dạy phải tu Thập thiện. Pháp Thập
thiện mới thật sự đầy đủtu chuyển ba nghiệp. Chuyển ba nghiệp ác của thân, không sát
sanh, không trộm cướp, không tà dâm. Chuyển bốn nghiệp ác của khẩu: không nói dối,
không nói lật lọng (ly gián), không nói hungác, không nói vô nghĩa (thêu dệt), chuyển
ba nghiệp ác của ý: bớt tham, bớt sân, không tà kiến (chấp lệch, sai). Mười điều lành
này xây dựng một con người toàn hảo. Chúng ta phân tích từtế đến thô sẽthấy pháp
Thập thiện công hiệu không thểkểhết. Một con người không bịtham lam xúi giục thì
sẽlàm chủmình trước mọi thứcám dỗcủa trần gian. Tài sắc danh lợi không lung lạc
được, người này mới hoàn toàn thanh bạch cao thượng. Không bịnóng giận áp đảo,
chúng ta mới bình tĩnh sáng suốt giải quyết mọi vấn đề. Làm chủ được nóng giận,
chúng ta không nói lời thô ác, không có hành động tàn nhẫn. Đời chúng ta không bị
hối hận bao giờ, người thân chúng ta không hềchán ghét. Sựviệc xảy đến, giải quyết
một cách sáng suốt khôn ngoan chúng ta mới đủkhảnăng đảm đang việc lớn được.
Mọi lý thuyết, mọi vấn đề, chúng ta không thấy một chiều, không nhìn phiến diện,
quần chúng mới dễcảm thông, mới thật lòng yêu mến. Tà kiến là cái thấy lệch lạc,
thấy sai lầm cục bộ, dễsanh tranh cãi, dễsanh oán hờn. Không tà kiến là một tâm hồn
cởi mở, bao dung, suốt thông, trong sáng. Không tà kiến, chúng ta hòa hợp được mọi
người, mọi chánh kiến khác nhau. Cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, nẩy mầm từ
thông cảm nhau hay chống đối nhau. Không tà kiến mà lại có chánh kiến, thật hạnh
phúc thay cho kiếp con người. Thân khẩu trởthành hay hoặc dở đều phát nguồn từý
tốt hay xấu. SởdĩThập thiện xây dựng con người hoàn hảo là chú trọng đến ý nghiệp.
Pháp ngũgiới mới chuyển hóa hai phần nổi, thân khẩu mà thôi. Bởi vậy Phật tửchúng
ta không phải chỉdừng ởNgũgiới mà phải tiến lên Thập thiện mới thật đầy đủ.
TU CHUYỂN BA NGHIỆP LÀ CĂN BẢN PHẬT PHÁP
Đời Đường ởTrung Hoa, có một Thiền sưthấy trên cây có chỗthuận tiện ngồi
tu được, ông liền gác cây bẻnhánh lót thành chỗngồi, giống như ổquạvà ngồi đó tu.
Thời gian sau, ông ngộ đạo tại đây, dân chúng gọi Ngài là Ô Sào Thiền sư(Thiền sư
ngồi trong ổquạ). Ông Bạch CưDị, nhà văn nổi tiếng thời ấy, được cửlàm quan ở
huyện này, nghe danh tiếng Thiền sưÔ Sào, ông liền đến hỏi đạo. Khi gặp nhau, ông
hỏi nhiều câu, câu chót: “Thếnào là đại ý Phật pháp?” Thiền sưÔ Sào ngồi trên ổquạ
đáp: “Chưác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tựtịnh kỳý, thịchưPhật giáo.” (Chớ
tạo các điều ác, vâng làm mọi việc lành, giữtâm ý trong sạch, đây lời dạy chưPhật.)
Ông Bạch CưDịcười thưa: “Bài kệNgài dạy, con nít tám tuổi cũng thuộc rồi.” Thiền
sưbảo: “Phải, con nít tám tuổi cũng thuộc, song ông già tám mươi làm chưa xong.”
Bạch CưDị đảnh lễrồi lui về.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy cốt yếu của đạo Phật là dạy Phật tửphải
chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện. “Chớtạo các điều ác” là dừng ba nghiệp
ác. “Vâng làm mọi việc lành” là tu ba nghiệp lành. “Giữtâm ý thanh tịnh” phải chú
tâm nhiều vềý nghiệp. Ý nghiệp thanh tịnh thì thân khẩu mới tốt, mới thanh tịnh. Ý
nghiệp là chủ động, nên dành riêng một câu đểthấy tầm vóc quan trọng của nó. Dạy tu
chuyển ba nghiệp thanh tịnh này, không phải chỉriêng Phật Thích-ca dạy mà chưPhật
đều dạy nhưthế, “đây lời dạy chưPhật”. Còn một điểm quan trọng chúng ta phải chú
ý, Bạch CưDịnghe bài kệnày thấy dễnhớdễhiểu nên xem thường bảo rằng “con nít
tám tuổi cũng thuộc”. Thiền sưgiáng cho ông một đòn đau điếng bằng câu, “con nít
tám tuổi cũng thuộc, song ông già tám mươi làm chưa xong”. Đạo là đểhành đểtu chớ
không phải hiểu nhớsuông. Nếu hỏi đạo đểhiểu nhớ, chỉlà việc đùa cợt vô ích. Ứng
dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, mới thấy hữu ích thật sự. Dầu một thứthuốc hay đến
đâu, nếu người ta chỉbiết tên, đọc nhãn hiệu, nghiên cứu công thức, mà không chịu
uống thì con bệnh không bao giờlành. Phật tửchịu thực hành lời Phật dạy, nhưcon
bệnh chịu uống thuốc, mọi bệnh khổkhông còn đeo bám chúng ta. Học Phật pháp để
hiểu đểnói, nhưngười khoe ăn nhiều thứbánh vẽ, mà bụng vẫn đói. Người học đạo để
hành, đểtu mới thật chân chánh Phật tử.
Kết thúc bài này, chúng ta thấy trọng tâm chủyếu đạo Phật dạy “chuyển hóa ba
nghiệp ác thành ba nghiệp thiện”, là căn bản bước đầu không thểthiếu, ởmỗi người
Phật tử. Mỗi người hoàn thiện thì xã hội mới toàn mỹ. Chúng ta tu chuyển nghiệp ác
thành nghiệp thiện là tựmình thẳng tiến trên bước đường đạo đức, đóng góp sựvui
tươi an lạc cho gia đình mình, xây dựng hoàn hảo cho xã hội văn minh. Văn minh ở
đây là văn minh đạo đức, văn minh của tình thương chia ngọt sẻbùi, văn minh của
những con người thanh bai cao thượng. Cho nên trong kinh Thập Thiện nói người tu
Thập thiện sẽ được sanh lên cõi trời, gọi là Thiên thừa Phật giáo. Song với chúng tôi,
người tu Thập thiện là con người hoàn hảo, trong xã hội có đa sốngười tu Thập thiện
là xã hội văn minh hoàn hảo. Đây là Phật pháp giáo hóa dân gian.
D
TU TRONG MỌI HOÀN CẢNH
Có nhiều người nghĩrằng, tu là phần riêng của những kẻrảnh rang nhàn hạ,
những người thừa của thừa tiền, còn mình làm đầu tắt mặt tối, cơm không đủno áo
không đủ ấm, có thì giờ đâu mà nói chuyện tu. Hoặc có những người nghĩ, tu là việc
của những kẻthiếu phước bần hàn, cô quả, tật nguyền, nhờtu họ được an ủi bớt khổ,
còn ta phước nhiều của lắm, thân quyến đầy đàn, đẹp đẽsang trọng mà tu làm gì. Lại
có người nghĩ, tu là việc của những kẻtội lỗi ác độc, bởi họtạo nhiều tội lỗi nên phải
tu đểchuộc tội, còn tôi hiền lành có làm gì hại ai đâu mà tu. Bởi có những quan niệm
này, nên người ta không màng không nghĩ đến tu. Họ đâu biết rằng, mọi chúng ta
trong tâm niệm có cảxấu lẫn tốt, nếu thảnổi mặc tình niệm xấu hoành hành, là sống
theo bản năng, mất hết tưcách của con người và sẽgây tội lỗi ngập trời. Đểhạn chế
tâm niệm xấu, khiến nó tiêu mòn, khởi dậy tâm niệm tốt, khiến nó tăng trưởng, đây là
việc làm của người tu. Có giảm tâm niệm xấu, tăng tâm niệm tốt, người này mới đủtư
cách con người và làm nhiều việc tốt đẹp với mọi người chung quanh. Thếlà, có hoàn
cảnh nào mà chẳng nên tu?
TU TRONG CẢNH BẬN RỘN
Có những người bận lo sinh kếgia đình, tửng bưng sáng đã có mặt ởchợ, đến
sẩm tối mới vềtới nhà, rồi lo ăn uống giặt giũcho con cái là tối mò, có rảnh lúc nào
đâu mà tu? Nếu bảo những người này phải tụng kinh, phải lần chuỗi niệm Phật, chắc
hẳn không thếnào làm được. Nhưng tu ở đây là, bỏý nghĩxấu, nuôi dưỡng ý nghĩtốt,
bỏlời nói dữ, nói lời nói lành, dừng những hành động ác, tạo những hành động thiện,
có mất thì giờchút nào mà tu không được. Trái lại, chính khi buôn bán làm ăn ấy,
chúng ta có ý nghĩtốt, thốt lời nói lành, có hành động thiện, người khách hàng mến
thương, khiến khách mua hàng càng lúc càng đông, việc làm ăn dễphát đạt. Ví nhưcô
bán hàng có khách đến mua, giá món hàng một ngàn đồng, cô nói một ngàn hai, chờ
khách trảmột ngàn là cô bán. Song trớtrêu, người khách không trảmột ngàn, mà trả
ba trăm. Trường hợp này, nếu cô bán hàng không biết tu thì nổi giận quát tháo ầm ĩ,
gây ra cuộc cãi vã ồn ào. Ngược lại, cô bán hàng biết tu, chỉcần cười, nói nhẹnhàng
“trảchưa tới giá, bán không được”. Mọi việc êm ái, không ai thiệt thòi gì, mai kia
người khách ấy còn có thể đến gian hàng này mua hàng. Trước những cảnh bất nhưý,
chúng ta biết kềm hãm sựnóng giận, biết lựa lời ôn hòa để đáp, biết giữthái độbình
tĩnh, là khéo tu. Ởgiữa chợ, mỗi ngày sựbất nhưý diễn ra liên tục, nên tu hành là điều
tối cần cho người sống trong hoàn cảnh này. Vì thếngười xưa nói: “Nhất tu thị, nhịtu
sơn.”
Nếu là người nông phu làm nghềruộng khi vác cuốc ra đồng, chúng ta nghĩ
“cần mẫn làm cho lúa trúng, đểcó cơm cho gia đình mình ăn, vơi ra giúp đồng bào
mình cùng có cơm ăn”. Quan niệm ấy là ý nghĩlành, đó là tu. Thấy thửa ruộng bên
cạnh tốt hơn ruộng mình, không có tâm đốkỵ, mà lòng mừng thầm bạn mình được lúa
trúng, gia đình ấm no…, mình gắng học hỏi theo cách làm ăn ấy, đây là tâm niệm của
người biết tu. Lại, khi làm việc đắp bờcuốc ruộng, trong tâm vừa nảy ra niệm xấu, ta
liền diệt trừ, trong tâm nảy ra niệm tốt, ta liền khơi dậy cho nó tăng trưởng, ấy là tu,
một cuốc là một câu niệm Phật, hoặc một cuốc tận kim cang địa ấy là tu.
Là học trò bận việc học hành, công phu tu không hềchướng ngại. Khi cắp sách
đi học, em nghĩ“ta cốgắng học cho giỏi, đểmai kia giúp cha mẹkhi tuổi già, có tài để
góp công mình xây dựng quê hương tốt đẹp hơn”, đó là em tu. Thầy giáo, cô giáo nhọc
sức giảng dạy bài vở, em lắng nghe và cốhọc thuộc, vì thương sợthầy cô buồn, đấy là
em biết tu. Bạn bè trong lớp có những trò học giỏi hơn em, em không ganh tỵ, trái lại
còn kính phục đểbắt chước theo, ấy là tâm niệm người tu. Người tu là người biết phục
thiện, mỗi khi có lỗi lầm bịrầy, bịphạt, biết lỗi sửa ngay, không oán hờn trách móc.
Có những đứa học hành thua kém và thiếu phương tiện hơn em, em thương mến hướng
dẫn và giúp đỡnó, là em khéo tu. Xã hội ngày mai sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn, chính
nhờnhững mầm non biết tu.
TU TRONG CẢNH NGHÈO KHÓ
Chúng ta nghèo tiền nghèo của chớ đâu có nghèo ý nghĩ, lời nói, hành động.
Chuyển hóa ý nghĩxấu thành tốt, lời nói dữthành hiền, hành động ác thành thiện là tu.
Việc này đâu đòi có tiền có của, nhàn rỗi mới làm được. Chính trong cuộc sống vất vả
nghèo nàn của chúng ta cần thiết phải có nó. Nhưcó người nghèo khó vất vảmà lòng
tốt, lời nói hiền hòa, hành động lương thiện, khiến mọi người thương mến giúp đỡ, nhờ
đó mọi khó khăn giảm bớt đi. Ngược lại, nếu ởtrong cảnh khó khăn mà ý ngang
ngạnh, lời nói hung dữ, hành động bạo ngược, khiến ai nghe thấy cũng ghét cũng lánh
xa, nhờ điều gì họcũng không giúp, thì khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, tâm
hồn trong sáng, lời nói hiền hòa, hành động thanh cao, dù chúng ta sống trong cảnh
nghèo vẫn thấy êm đềm hạnh phúc. Chồng biết nhường vợ, vợbiết kính chồng, con
hiếu thuận cha mẹ, cha mẹthương yêu con cái, gọi là cuộc sống hạt muối cắn hai, thật
là lý tưởng biết bao.
TU TRONG CẢNH BỆNH HOẠN
Bình thường người ta cho khi bệnh hoạn là chướng ngại tu hành, đây cũng là
quan niệm sai lầm vềviệc tu. Nếu thấy tụng kinh, tọa thiền mới là tu, khi bệnh hoạn
tụng kinh không nổi, tọa thiền không được, đó là chướng ngại tu. Song tu cốt ngăn
ngừa phiền não, chiến thắng vọng tưởng, dù có tụng kinh tọa thiền, không tụng kinh
tọa thiền đều tu được. Nếu có người bệnh nặng không đi đứng được, nằm một chỗ, khi
ấy nằm nhiếp tâm niệm Phật, niệm chí tử, chẳng buồn nghĩ đến ai, lo việc gì, chỉmột
bềniệm Phật thôi. Đây là tu đại tinh tấn theo pháp môn Tịnh độ, đâu có chướng ngại
gì. Hoặc có người bệnh, không niệm Phật mà thích quán chiếu, liền quán thân này thấy
nó là gốc khổ đau, là tướng vô thường, là hiện tượng nhớp nhúa, là không có chủ,
nương thân bệnh quán chiếu tường tận nhưvậy, thấy được tướng thật của thân, đây là
pháp trí tuệsẽgần với Niết-bàn, là tu thiền. Khổnỗi, người Phật tửbình thường tinh
tấn tu hành, gặp lúc bệnh hoạn lại thối chuyển, sanh phiền não với con cháu, đây là
việc đáng tiếc. Khi mạnh chúng ta tu, đểkhi yếu bệnh có đủ đạo lực tiếp tục, vì lúc này
là lúc gần với tửthần, là phút chiến đấu cuối cùng, nếu ngang đây mà dừng, mà hướng
đi chiều khác, thật là một việc hoài công vô ích. Bởi vậy nên, Phật tửchúng ta phải
thấy khi bệnh là cơhội tốt, dồn hết tâm lực vào sựtu, chuyên tâm không lơi niệm,
được vậy là gần với Phật, gần Niết-bàn, mới mong thoát khỏi khổluân hồi muôn kiếp.
TU TRONG CẢNH TẠI GIA
Có một sốPhật tửnghĩrằng, ởtại gia phiền rộn khó tu, được xuất gia rảnh rang
tu hành mới giải thoát. Quan niệm này cũng không đúng. Nếu thấy tại gia là nhiều
việc, vào chùa chắc gì ít việc? Người xưa nói: “Ca-sa vịtrước hiềm đa sự, trước dĩca-sa sựcánh đa.” (Ca-sa chưa mặc than nhiều việc, được mặc ca-sa việc lại nhiều.) Câu
này thật là chua chát đối với người tu. Đây quảlà sợông táo gặp ông lò, chạy ô mồ
mắc ô mả. Chúng ta đâu không nghe quí thầy trụtrì thường than: “Trụtrì làm dâu trăm
họ.” Thếlà ít việc hay nhiều việc, phiền rộn hay rảnh rang. Yếu điểm tu hành là hiểu
đạo, vững lòng tin. Đủhai điểm này, ởtại gia hay xuất gia đều tu được. Nếu không đủ
hai điểm này, dù ởchùa chưa chắc đã tu được. Chúng ta phải khéo linh động trong mọi
hoàn cảnh, đừng đòi hỏi phải cảnh thế ấy tu mới được. Sự đòi hỏi đó là cái cớ để
chúng ta không tu. Vì có những người không thểtạo được hoàn cảnh nhưý. Có những
Phật tửnam cũng nhưnữ, con cái đầy đàn đầy đống mà cứnằng nặc đòi xuất gia,
quăng đại cho người ởnhà làm sao thì làm. Nếu thỏa mãn nguyện vọng, vào chùa một
lúc, gặp khi gia đình thiếu thốn, con cái nheo nhóc, nóng lòng rồi gởi ca-sa cho chùa
trởvềnhà. Đây là việc làm nông nổi.
CHỨNG MINH MỌI HOÀN CẢNH ĐỀU TU ĐƯỢC
Ngày xưa, đời Đường ởTrung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn, vẫn làm cư
sĩtại gia, mà tu đến được chỗsanh tửtựtại. Trong giới học Phật từtrước đến nay vẫn
ngưỡng mộcông đức tu hành của gia đình ông. Nhưtrong bài sám tu Tịnh độ đã đọc
buổi tối, có câu “in nhưthiền định họBàng thuởxưa…” Ông Bàng Long Uẩn trước
theo Nho học, sau nghiên cứu Phật thấy thích thú, ông tìm đến tham vấn các Thiền sư.
Ban đầu, ông đến hỏi Thiền sưHy Thiên (Thạch Đầu): “Người không cùng muôn pháp
làm bạn là người gì?” Hy Thiên liền bụm miệng ông. Ngay đây ông được ngộ. Sau ông
đến tham vấn Mã Tổ(Đạo Nhất), cũng đem câu ấy ra hỏi. Mã Tổbảo: “Ông hớp một
ngụm cạn hết sông Tây Giang, ta sẽvì ông nói.” Ông càng tin sâu hơn.
Gia đìng ông, hai ông bà và một con trai, một con gái. Ông cất nhà gần chân
núi, mỗi ngày chẻtre đan sáo, cô con gái gánh ra chợbán. Sống đạm bạc qua ngày để
tu hành. Một hôm, trong nhà cùng ngồi bàn việc đạo, ông nói: “Nan nan nan, thập tạ
du ma thọthượng thang.” (Khó khó khó, mười tạdầu mè trên cây vuốt.) Bà đáp: “Dị
dịdị, bách thảo thượng đầu Tổsưý.” (Dễdễdễ, trên đầu trăm cỏý Tổsư.) Cô con gái
tên Linh Chiếu đáp: “Dã bất dị, dã bất nan, cơlai khiết phạn, khốn lai thùy.” (Cũng
chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói đến thì ăn mệt ngủkhò.) Với cái nhìn của ông, thấy sự
tu hành thật khó khăn vô kể, giống nhưngười trèo lên cây cao mà bịthoa dầu, trèo lên
tuột xuống, không có chỗ đểbám. Trái lại, bà thấy việc tu rất dễ, vì nhìn ở đâu cũng
thấy ý Tổsưtràn khắp. Cô Linh Chiếu dung hòa, không nói khó, không nói dễ, khó dễ
là hai bên, vượt qua hai bên (nhịkiến) tâm sẽthanh tịnh thản nhiên, khi ấy chỉ đói đến
thì ăn, mệt đến thì ngủ. Câu nói của cô Linh Chiếu dễbịngười sau hiểu lầm, người ta
nghĩrằng tu thiền là đói ăn mệt ngủ, rồi sống theo bản năng, thật là tai họa, chủyếu cô
nói là, khi nào tâm ta không còn mắc kẹt hai bên, khó dễ, tốt xấu, hơn thua, hay dở…,
mới đến chỗ đói ăn mệt ngủ.
Lại, ông có làm bài kệnói sự đoàn tụcủa gia đình ông nhưsau:
Hữu nam bất thú
Hữu nữbất giá
Đại gia đoàn biến đầu
Cộng thuyết vô sanh thoại.
Dịch:
Có con trai không cưới vợ
Có con gái không gảchồng
Cảnhà cùng sum họp
Đồng bàn lời vô sanh.
Vềgià, một hôm ông lên ngựa giữa ngồi chuẩn bịtịch, bảo Linh Chiếu: “Con ra
sân xem đúng ngọvô cho cha hay.” Cô Linh Chiếu ra xem trởvào thưa: “Gần đúng
ngọ, mặt trời bịnguyệt thực, cha ra xem.” Ông ra sân xem, trởvào, thấy Linh Chiếu
lên ngựa giữa ngồi kiết già tịch. Ông nói: “Con gái ta lanh lợi quá!” Lo mai táng Linh
Chiếu xong, ông báo tin cho thân hữu hay sắp tịch. Hôm ấy bạn bè tụhội, ông nằm gối
đầu trên đầu gối Châu Mục Công, nhắm mắt thịtịch. Tin này đến bà Long Uẩn, bà ra
đồng cho con trai hay, người con trai đang đánh trâu cày ruộng, bà bảo: “Con ơi! Ông
già vô tri và con bé ngu si đã bỏmình đi rồi.” Người con trai thưa: “Vậy hởmẹ!” Liền
đứng thẳng tịch. Bà nói: “Thằng ngu si này cũng đi nữa.” Bà lo mai táng con trai xong,
lên núi tịch. Đây là hiện tượng sanh tửtựtại của gia đình ông Bàng Long Uẩn. Ông
Long Uẩn đan sáo, cô Linh Chiếu bán sáo ngoài chợ, con trai ông cuốc cày ngoài
ruộng, bà Long Uẩn ởnhà nấu cơm, đều tu hành đắc lực đến sanh tửtựtại. Tại sao
chúng ta lại đổtại hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ, tu không được?
Đến đời Trần ởViệt Nam, vua Trần Thánh Tông và TuệTrung Thượng Sĩ, một
ông vua, một ông quan vẫn tu hành đắc lực. Chúng ta ôn lại câu chuyện sau đây. Nhân
ngày làm tuần cho Hoàng thái hậu, vua Thánh Tông thỉnh các bậc tôn túc đến dựtrai,
trong đó có TuệTrung Thượng Sĩ. Nhà vua yêu cầu các Ngài trình bài kệngắn đểthấy
chỗkiến giải của các ngài, qua nhiều bài kệ, nhà vua không hài lòng bèn trao giấy bút
cho Thượng Sĩ. Thượng Sĩviết một mạch:
Kiến giải trình kiến giải
Tợniết mục tác quái
Niết mục tác quái liễu
Minh minh thường tựtại.
Dịch:
Kiến giải trình kiến giải
Nhưdụi mắt thấy quái
Dụi mắt thấy quái rồi
Rõ ràng thường tựtại.
Nhà vua đọc xong, liền phê tiếp ởsau:
Minh minh thường tựtại
Diệc niết mục tác quái
Kiến quái bất kiến quái
Kỳquái tất tựhoại.
Dịch:
Rõ ràng thường tựtại
Cũng dụi mắt thấy quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tựhoại.
Kiến giải của chúng ta không thật, giống nhưdụi mắt trong hưkhông có những
đốm hoa. Khi con mắt bình thường trởlại thì những đốm hoa không còn. Những đốm
hoa mất đi, ấy là con mắt sáng. Tâm chúng ta bịkiến giải che mờ, một khi kiến giải
lặng mất, lúc ấy mới là tâm chân thật sáng suốt. Vua Thánh Tông và Thượng Sĩchỗ
thấy nhưnhau, khác nhau chỉ đối ngược ý trước sau mà thôi. Thượng Sĩnói con mắt
dụi thấy hoa đốm, khi hết lòa con mắt trước đã sáng rỡ. Thánh Tông nói con mắt trước
đã sáng rõ, do dụi nên thấy hoa đốm, chính khi thấy hoa đốm, biết là không thật thì hoa
đốm tựmất, trởlại con mắt sáng nhưtrước.
Vua Thánh Tông đau nặng, Thượng Sĩbiên thơhỏi thăm. Vua trảlời bằng hai
câu thơ:
Viêm viêm thửkhí hạn thông thân
Vịtằng uyển ngã nương sanh khố.
Dịch:
Hừng hực hơi nóng toát mồhôi
Chiếc khốmẹsanh chưa từng ướt.
Thượng Sĩbệnh sơsài, Ngài kê một giường gỗnằm tại Dưỡng Chân Trang.
Ngài nằm nghiêng bên phải theo phép cát tường, mắt nhắm lại, người hầu và thê thiếp
khóc rống lên. Ngài mởmắt ngồi dậy, sai lấy nước rửa tay súc miệng, liền quởnhẹ
rằng:
Sống chết là lẽthường, buồn thảm luyến tiếc chi, làm não chân tánh ta.
Nói xong, Ngài nằm xuống yên lặng mà tịch.
Một ông vua khi sắp chết, thấy thân tứ đại tan rã đau đớn, song còn một cái
chưa bao giờtan rã, đây là “chiếc khốmẹsanh”. Một ông quan sống trong cảnh thê
thiếp tôi tớ đầy nhà, mà vẫn nhẹnhàng thanh thản ra đi, trước mọi người khóc than
luyến tiếc. Nếu vì bận rộn khó tu, ai bận rộn hơn một ông vua, nhất là ông vua vì dân
vì nước trước cuộc xâm lăng của phương Bắc. Ai bịràng buộc hơn một ông quan, có
đủthê thiếp tôi tớ đầy nhà. Những vịnày tu được, chúng ta không còn lý do gì thối
thác khó tu.
Tóm lại, chúng ta là con người chưa có ai toàn hảo, cần phải biết tu đểchận
đứng những điều xấu dởxuất phát từba nghiệp của mình. Đồng thời chúng ta khéo
nuôi dưỡng những hành động tốt đẹp từthân miệng ý phát ra. Dừng ác nuôi thiện là
điều không thểthiếu, nơi con người muốn vươn lên. Khước từtu hành, là chúng ta
khước từsựtiến bộ, là khước từmọi đẹp đẽcao quí, khước từsựan vui hạnh phúc.
Nếu ai quyết chí vươn lên, muốn sống cuộc đời an lạc, muốn gia đình hạnh phúc,
muốn xứsởhuy hoàng, tu là chủyếu thực hiện những điều mong muốn ấy.
D
HOA SEN TRONG BÙN
Có lắm người xuất gia cũng nhưtại gia cho rằng, chúng ta tu không thểnào giác
ngộthành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã
thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh
nhằm thời mạt pháp căn cơyếu kém ngu độn v.v… làm sao tu thành Phật được? Ở đây
chúng ta hãy nhìn Thái tửlà một con người, thật là người đểlấy làm mẫu mực hướng
theo tu hành.
THÁI TỬTẤT-ĐẠT-ĐA (Siddharta)
SỐNG TRONG HOÀNG CUNG
Khi là một ông hoàng ởtrong cung cấm, Thái tử bị mọi thứ dục lạc bủa vây:
nào là vợ đẹp, hầu xinh, Ngài có cả thảy ba bà vợ, bà Cu-tỳ-gia (Gapica), bà Gia-du-đà-la (Yasodhara), bà Lộc Giả(Urganica) và cung phi mỹ nữ. Nào là đàn ngọt hát hay,
cả ngày âm thanh dằng dặc không dừng nghỉ. Nào là sựchiều chuộng của vua cha, xây
cung điện thích hợp bốn mùa, tạo cảnh vui thích không đểNgài có một phút đăm
chiêu. Đây là cảnh thiên đàng ngay trong trần thế, Ngài vui hưởng cảnh này đến năm
mười chín tuổi.
THÁI TỬ ĐI TU VÀ THÀNH PHẬT
Chỉmột lần Thái tửtrông thấy cảnh già, bệnh, chết của con người, Ngài khổ
đau trằn trọc. Tại sao người ta phải chấp nhận lớp người này sanh ra, già, bệnh, chết,
rồi lớp khác tiếp tục, cứthếtiếp tục mãi không có ngày cùng? Ngài cương quyết đập
tan cái tiền lệ ấy. Vì thế, bao đêm Ngài thức trắng, lòng Ngài băn khoăn đau xót giày
vò, cốt tìm ra lối thoát đểcứu mình, cứu chúng sanh. Từ đây, sắc đẹp hát hay, trở
thành trơtrẽn tầm thường trước mắt Ngài. Thức ngon vịngọt, trởthành nhạt nhẽo chán
ngán, khi chúng đểvào miệng Ngài. Ngài ê chềngán ngẩm mọi thứdục lạc tạm bợtrá
hình. Ngài cương quyết rời hoàng cung xuất gia tầm đạo. Mặc dù con đường này giăng
trải trước mắt Ngài muôn vàn nguy hiểm thập tửnhất sanh, Ngài chấp nhận phải dấn
bước. Thếlà Ngài xuất gia lúc mười chín tuổi.
Bao nhiêu năm lang thang trong rừng sâu học đạo, con người vương giảcủa
Ngài đã pha màu sương gió, đã từng trải mọi thứ đắng cay, song ý chí kiên cường quả
cảm của Ngài không suy giảm. Học đạo không thỏa mãn, Ngài nguyện thực hành khổ
hạnh tột cùng. Nhưng thân sắp hoại mà đạo chưa thấy, Ngài phải sống trung hòa và
đến dưới cội bồ-đềngồi tu bốn mươi chín ngày đêm liền ngộ đạo. Ngang đây, Ngài
thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Đã qua rồi, con đường tầm đạo ngót mười một
năm.
Sau khi Ngài thành Phật, Ngài nhìn hồsen thấy có những hoa đã nởtròn đầy, có
những hoa còn búp son trinh, có những hoa đang trụhình trong nước, có những mầm
sen còn vùi trong bùn nhơ. Song tất cả đều có khảnăng nởtròn khoe sắc, nhảhương
tinh khiết. Chúng đồng trong lòng đất nhớp nhúa vươn lên, khi được hớp sương phơi
nắng, chúng đều tròn đủsắc hương nhưnhau. Ngài thấy con người cũng thế, khi sanh
ra và lớn lên trong vòng mê dục, một phen tỉnh giác con người sẽtiến lên bậc giác ngộ
khó gì. Thếlà, Ngài lấy hoa sen đểbiểu trưng cuộc sống và giáo lý của Ngài. Kinh
Diệu Pháp Liên Hoa là hình ảnh cụthểnhất.
PHẬT NGỒI TRÊN ĐÀI SEN
Chúng ta đọc lịch sửPhật, ai cũng biết Bồ-tát đến cội bồ-đềtrải cỏlàm tòa
ngồi, và thành đạo ngay dưới cội cây này. Hiện nay chúng ta thờPhật đúng theo tài
liệu lịch sử, phải đểNgài ngồi trên tòa cỏ. Tại sao ngày nay chùa nào thờPhật cũng
ngồi trên tòa sen? Đây là đểbiểu trưng con người của Ngài. Vì trước kia là ông hoàng,
Ngài cũng nhiễm ô ngũdục, nhưmầm sen còn ởtrong bùn. Khi Ngài vượt thành xuất
gia là mầm sen ra khỏi bùn, mà còn ởtrong nước. Lúc Ngài ngồi tu ởdưới cội bồ-đề
và thành đạo là hoa sen ra khỏi nước nởtròn đầy hương thơm ngào ngạt. Hoa sen lại
tượng trưng cho sựbình đẳng giữa mọi người. Đã là mầm sen thì mầm sen nào cũng
có khảnăng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổhoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào.
Đã là con người thì con người nào cũng có khảnăng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức
tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả. Phật quảkhông phải của riêng một người nào, mà
của chung tất cảai có ý chí thoát trần, có quyết tâm đạt đạo. Vì vậy, Phật quảgọi là Vô
thượng giác, là giác ngộkhông ai trên, song có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh
hoa sen đểnhắc nhởPhật tử, ởgiữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệsáng
ngời của mình.
Bài kệnói :
Nhưgiữa đống rác nhớp. Quăng bỏnơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở. Thơm sạch đẹp ý người.
Cũng vậy, giữa quần sanh. Uế, nhiễm, mù, phàm tục
Đệtửbậc Chánh Giác. Sáng ngời với trí tuệ.
(Pháp cú câu 58-59)
Hoa sen mọc chỗnhớp nhúa mà thơm tho tươi đẹp, sống trong đời nhiễm nhơ
mù tối, người Phật tửchúng ta phải khéo dùng trí tuệvượt ra đểcứu mình, và cứu
người. Cái quí của hoa sen là sanh từchốn bùn lầy mà tinh khiết, cái cao cảcủa người
tu là sống trong mọi dục lạc nhiễm ô mà vượt ra an toàn siêu thoát. Hoa hường, hoa
lan thơm hơn hoa sen, mà không được nhắc tới, vì sanh ởchỗ đất sạch. Nếu Thái tửlà
người từtrên trời rơi xuống mà đắc đạo thì không có giá trịgì. Chính trong vòng kềm
tỏa của dục trần, mà thoát được mới là bậc đại hùng.
CÁ NHẢY KHỎI LƯỚI
Đời Tống ởTrung Hoa có hai Thượng tọa Thâm và Minh. Hai vịcó duyên sự
cùng sang đò qua sông Hoài. Đang sang sông, thấy người bủa lưới đang kéo, có con cá
to nhảy khỏi lưới ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗtay khen: “Hay thay! NhưThiền sư.”
Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: “Phải ởngoài lưới mới hay, đợi vào lưới rồi mới
nhảy là muộn.” Thượng tọa Thâm nói: “Huynh Minh chưa hiểu.” Đi hơn dặm đường,
Thượng tọa Minh bỗng nhận ra chỗsai, liền sám hối.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy thếnào? Con cá trong lưới nhảy là hay, con
cá thong dong ngoài lưới là hay? Đạo lý nhà Phật dạy, trong cảnh bủa vây của phiền
não mà thoát ra được mới thật là hay. Đây mới thi thố được sức mạnh phi thường của
con người thoát tục. Nếu ởngoài lưới nói gì nhảy, không nhảy làm sao biết được sức
mạnh của mình. Hơn nữa, bản thân con người đầy đủtam bành (tam độc), lục tặc (sáu
giặc) lại sáu trần dụdỗcuốn lôi, nếu không phải là bậc siêu quần bạt tụy làm sao thắng
trận giặc nội công ngoại kích này. Cùng là cá, bao nhiêu con khác bịlưới cuốn không
thểgiãy vùng, cuối cùng bịngười đánh cá bắt bỏvào giỏ, chỉmột con này nhảy vọt
khỏi lưới, không đồng với người xuất trần thoát tục là gì? Nếu chúng ta sanh ra đã là
Thánh thì còn nói gì tu. Chính vì chúng ta mang đầy đủthói hưtật xấu trong mình,
chứa đầy tham sân si trong lòng, cho nên gặp cảnh thì nhiễm, trái ý thì sân, quẳng
chúng thoát ra, thật là điều khó khăn trăm phần, ai làm được điều đó, đáng cho chúng
ta chấp tay tán thán. Vì thế, TuệTrung Thượng Sĩ đã làm bài kệ:
XUẤT TRẦN
Tằng vi vật dục dịch lao khu
Bài lạc trần hiêu thếngoại du
Tán thủna biên siêu Phật Tổ
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.
Dịch:
Ra khói bụi hồng
Đã từng ham muốn phải long đong
Ném quách mà ra khỏi bụi hồng
Buông thõng bờkia lên Phật Tổ
Một lần phủi giũmột lần xong.
Bởi vì chúng ta chạy theo vật dục nhân gian nên phải khổsởgian nan. Nếu can
đảm ném phắt hết, vượt ra ngoài vòng trần lụy, quảlà can đảm phi thường. Có thể,
mới buông thõng tay bước lên ngôi nhà Phật Tổ được. Song phải mạnh dạn dứt khoát,
một lần bỏ đi không thèm ngó lại. Chớ đừng học thói nhầy nhụa, dùng dùng thẳng
thẳng cắt không đứt, bứt không rời, một chân bước tới hai chân bước lui, không làm
nên trò trống gì, chỉchuốc trò cười cho hàng thức giả. Bởi vậy nên nhà thiền thường
dùng câu “giết người không ngó lại” là ý này. Phải can đảm dứt khoát thì việc khó mấy
cũng thành công.
TRẦN NHÂN TÔNG ÔNG VUA, TU SĨ
Vua Trần Nhân Tông sanh năm 1258, lên ngôi vua năm hai mươi tuổi, xuất gia
năm bốn mươi mốt tuổi và năm mươi mốt tuổi tịch (1308). Suốt hai mươi năm, Ngài là
bậc nhân chủlãnh đạo quốc gia giữnước chăn dân, ngồi trên ngai vàng sống trong
cung ngọc, mọi thứdục lạc đều dưthừa. Hai phen cầm quân chống giặc xâm lăng,
nhân mạng hy sinh rất lớn. Bổn phận giữnước chăn dân, Ngài làm đầy đủ. Năm bốn
mươi mốt tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, đi xuất gia. Lúc nhỏNgài đã được vua cha
và thầy là TuệTrung Thượng Sĩchỉdạy đạo lý thiền nhuần thấm sâu xa, nên khi xuất
gia Ngài không cần tầm học, chỉthực hiện điều đã học được.
Trong mười năm, là kẻxuất gia Ngài mang hiệu Trúc Lâm Đầu-đà, tích cực
hoạt động truyền bá chánh pháp. Trong giới xuất gia, Ngài giáo dục chúng Tăng, có
khảnăng đảm đang Giáo hội. Trong dân chúng, Ngài đem pháp Thập thiện giáo hóa
toàn dân, khiến Phật pháp mởrộng trong nhân gian. Công tác hoằng truyền Phật pháp,
giáo hóa nhân dân, Ngài làm suốt đời không dừng nghỉ.
Khi sắp tịch, Ngài nằm tại Ngọa Vân am sai người gọi Bảo Sát đến. Ngày một
tháng mười một, đúng nửa đêm, sao sáng đầy trời, Ngài hỏi: Bây giờlà giờgì? Bảo
Sát thưa: GiờTý. Ngài đưa tay ra hiệu mởcửa sổ đểnhìn ra ngoài, nói: Đến giờta đi
vậy. Bảo Sát hỏi: Tôn đức đi đâu bây giờ? Ngài đọc lại bài kệ:
Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng nhưthịgiải
ChưPhật thường hiện tiền
Hà khứlai chi hữu?
Dịch:
Tất cảpháp chẳng sanh
Tất cảpháp chẳng diệt
Nếu hiểu được nhưthế
ChưPhật thường hiện tiền
Nào có đi có lại?
Bảo Sát hỏi thêm: Khi chẳng sanh chẳng diệt thì sao? Ngài khua tay nói: Thôi
đừng nói mê nữa. Rồi Ngài ngồi theo kiểu sưtửtọa mà tịch… (Tam Tổthực lục).
Qua ba giai đoạn trên, chúng ta thấy Ngài sống giai đoạn nào ra giai đoạn ấy.
Lúc làm vua thì quên mình giữnước, hết dạchăn dân. Khi đi tu, nhiệt tâm vì đạo mài
miệt tu hành, chẳng ngại nhọc nhằn hết tình với Tăng tục. Vì thế, trên đường đời Ngài
thành công viên mãn, trên đường đạo thì đạo quảviên thành. Chính thái độdứt khoát
tích cực, nên lãnh vực nào Ngài cũng thành công. Ngài cũng hưởng dục lạc trong
hoàng cung, cũng cầm binh khiển tướng ngoài trận mạc, nếu nói là tội lỗi thì cũng tràn
trề. Song khi dứt khoát tiến tu thì cắt đứt mọi quá khứ, sống kham khổtu hành, nên lấy
hiệu Đầu-đà (khổhạnh). Với ý chí cương quyết đó, chỉtrong vòng mười năm, Ngài đã
tiến đến chỗsanh tửtựtại. Đây là tấm gương sáng rỡ đểnhắc nhởchúng ta, không sợ
mình trước mê lầm tội lỗi, chỉsợxuất gia rồi mà thái độvẫn mập mờ. Ngài là con
người thấy được đạo lý và sống được đạo lý. Chúng ta đọc bài kệkết thúc bài phú Cư
Trần Lạc Đạo của Ngài thì rõ:
Cưtrần lạc đạo thảtùy duyên
Cơtắc xan hềkhốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch:
Trong đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt nghỉliền
Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớhỏi thiền.
Sống ngay trong lòng trần tục mà khéo biết đạo vẫn thấy an vui. Duyên cảnh
đổi thay tùy thời linh động, nhưkhi đói thì ăn, khi mệt thì nghỉ, đừng cốchấp cứng
nhắc mà tựkhổ đau. Phật đã sẵn nơi ta, khỏi phải nhọc nhằn sang đông tìm tây. Cái
khôn ngoan khéo léo của chúng ta là “đối cảnh tâm không động”, chính nơi đây là
thiền rồi, còn thưa hỏi đâu nữa. Người học đạo nhận thấy Phật đã sẵn nơi tâm mình,
song muốn Phật hiện thì tâm đừng chạy theo cảnh. Đây là lối tu thật giản đơn, thật cụ
thể, mà người đời khó tin khó nhận. Người ta chỉtin Phật ởTây phương, phải siêng
năng lễbái thì được phước, được Phật rước vềcõi Phật. Bởi vậy TổLâm Tếnói:
“Người ngu cười ta, kẻtrí biết ta.” Cười, vì thấy không tụng kinh lễbái, chẳng biết tu
cái gì? Biết, vì thấy lối tu tếnhịcụthểthiết thực, không còn gì nghi ngờ. Một ông vua,
xuất gia chỉcó mười năm mà đạt đạo nhưvậy, thật đáng quí kính biết dường nào. Cho
nên triều đình tôn xưng Ngài là Điều NgựGiác Hoàng.
THÁI TỬTẤT-ĐẠT-ĐA VÀ TRẦN NHÂN TÔNG
Thái tửlà ông hoàng chưa từng đối đầu với mọi việc khó khăn ở đời, chỉthấy
cảnh già, bệnh, chết là phát tâm đi tu. Mục đích Ngài đi tu đểtìm phương pháp phá vỡ
cái luật khắc nghiệt của kiếp con người mà muôn thuở đã chấp nhận. Ngài phải trảcái
giá rất đắt là, mười một năm nằm gió phơi sương lang thang trong rừng núi, ăn uống
sơsài cho đến kiệt sức. Đến khi giác ngộviên mãn phương pháp giải thoát sanh tử
tuyên bốthành Phật. Đây là người khai mởcon đường đạo giác ngộgiải thoát. Tức là
Ngài đã phá vỡluật khắc nghiệt (già bệnh chết) chi phối mình và đem ra chỉdạy mọi
người. Việc làm của Ngài là muôn thuởkhông hai.
Vua Trần Nhân Tông là người kếthừa con đường của Phật đã vạch sẵn. Bởi kế
thừa nên công phu đơn giản và nhẹnhàng, chỉcần đem đuốc mình mồi vào đuốc Phật
là cháy sáng. Do đó đi tu Ngài không khổcông tầm đạo, chỉcần ứng dụng đạo đã sẵn
vào việc tu hành là thành công. Tuy vậy cũng không phải là việc dễdàng, mặc dù có
công thức chỉrõ, muốn ứng dụng công thức ấy phải gan góc cùng mình, phải mạnh tay
chặt đứt mọi xiềng vàng xích ngọc, phải hùng dũng nhảy vọt khỏi mấy lớp rào tình
cảm bịt bùng.
Hai Ngài đều chôn mình trong cung vàng điện ngọc, bịbao vây bởi đám cung
nữphi tần, bịphủkín trong tiếng đàn ngọt hát hay, bịsiết chặt bởi mùi thơm vịquí.
Song cảhai đều quảcảm thoát ra không chút đoái hoài luyến tiếc. Do đó hai Ngài làm
được việc khó làm, đểlại cho đời tấm gương phi phàm xuất chúng. Hai Ngài là hai
mầm sen chôn sâu trong vũng bùn ngũdục, vươn lên khỏi nước nởtròn tươi thắm và
tỏa ra mùi hương tinh anh thanh khiết bủa khắp cảtrần gian.
Qua những hình ảnh trên, chúng ta có đủkinh nghiệm trong việc tiến tu, không
còn e dè nghi ngại gì nữa. Bởi vì không có vịnào đã là thánh rồi thành thánh, mà tất cả
đều bịbao vây bởi phiền não dục trần. Cái đặc điểm của các ngài là nhạy cảm sớm
thức tỉnh và anh dũng khi cần thoát nó. Điều đó chúng ta có thểhọc được, có ai thấy
cảnh già bệnh chết mà chẳng buồn, có ai không khí khái khi thốt ra những lời thềbán
mạng. Chỉcần chúng ta triệt để ứng dụng cái nhạy cảm của mình đểphát chí tu hành,
khéo xoay chuyển cái khí khái của mình vào con đường quyết tửcầu đạo. Dám hạ
quyết tâm trên đường hành đạo, chúng ta sẽthu gặt được kết quảchắc chắn không
nghi. Chúng ta là những mầm sen phơi mình trên bùn ngũdục, thoát khỏi nó đểvươn
lên có khó gì? Chúng ta đâu có cung vàng điện ngọc, đâu có cung phi mỹnữ… mọi dục
lạc tìm cầu rất khó, nếu thoát nó thì hết sức nhẹnhàng, chỉcần một cái nhảy nhẹ đã ra
khỏi rồi, thếmà chúng ta cứchần chừkhông ưng nhảy. Đây là yếu điểm muôn kiếp
chịu trầm luân của chúng ta.
D
BỒ-TÁT SỢNHÂN CHÚNG SANH SỢQUẢ
Là con người ai cũng sợkhổcầu vui, song người mê chỉbiết sợquảkhổcầu
quảvui. Ngược lại người tỉnh chỉsợnhân khổ, tạo nhân vui. Hai bên có cái nhìn khác
nhau, bên nào sẽ đạt được nhưsởnguyện? Dù ngây thơthếmấy, người ta vẫn biết,
không tạo nhân lành mà cầu quảtốt là chuyện không đâu; sợquảkhổmà cứtạo nhân
ác là việc khó tránh. Nhân áckhông gây, dù chẳng sợquảkhổ, nó vẫn không đến; nhân
lành cứtạo, dù chẳng cầu quảvui, nó vẫn bò sang. Cho nên người trí nhìn từcái nhân
mà chọn lựa, chọn nhân lành bỏnhân ác. Cả đời mãi gây tạo nhân lành, loại trừnhân
ác, người này bảo đảm gặt hái những kết quả đẹp đẽan vui. Ai say sưa tạo nhân ác,
chẳng bao giờnghĩtới nhân lành, chắc chắn sẽthu lượm được muôn vàn đau khổ, dù
họsợsệt khẩn cầu quả ấy đừng đến. Cho nên câu châm ngôn nhà Phật, ít Phật tửnào
không thuộc, là “Bồ-tát sợnhân chúng sanh sợquả”.
NGHĨA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH
Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, thấy tận cái manh nha cái đầu mối của
sựkhổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn ngay cái mầm đau khổ
chúng ta đừng gieo, cái mầm an vui phải tung vãi. Không gieo nhân khổthì quảkhổ
làm gì có. Cứtung vãi nhân vui thì quảvui không vời cũng đến. Đây là hành động của
người giác ngộ. Chúng sanh là những kẻmê, chỉnhìn trên cái quảmà sợmà cầu. Luôn
luôn sợkhổcầu vui, mà nhân đau khổkhông tránh, nhânan vui không tạo. Một khi
quả đau khổ đến thì cầu khẩn van xin, song làm sao qua khỏi, vì đã hình thành. Cầu
mong mơ ước quảan vui, nhưng nhân không gây thì quảtừ đâu mà đến. Đây là hình
ảnh trái ngược của kẻmê người giác. Tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thểbỏ, cái giác
này ai cũng có thểlàm. Chỉlà nhắm vào nhân là giác, ai không thểlàm được việc đó.
Thếnên, Bồ-tát là chuyện tất cảchúng ta có thểlàm được và chúng sanh chúng ta cũng
bỏ được.
BỒ-TÁT SỢNHÂN
Bồ-tát là con người giác ngộvà hay làm giác ngộngười khác. Bởi giác ngộnên
thấy rõ cái gì là nhân đau khổliền sợhãi tìm mọi cách đểdiệt trừ. Thấy tham lam và
keo kiệt là nhân đau khổ, Bồ-tát tu bốthí đểtiêu diệt nên nói bốthí độsan tham. Thấy
buông lung ngạo mạn là nhân phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu trì giới đểkhửdẹp, nên nói
trì giới độphá giới. Thấy nóng giận là nhân gây nhiều tội lỗi. Bồ-tát tu nhẫn nhục để
dẹp, nên nói, nhẫn nhục độsân hận. Thấy lười biếng bê tha là nhân hưthân mất công
đức, Bồ-tát tu tinh tấn để đánh đuổi, nên nói tinh tấn độgiải đãi. Thấy tâm tán loạn là
nhân điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định đểthu nhiếp, nên nói thiền định độtán loạn.
Thấy ngu si là nhân trầm luân sanh tử, Bồ-tát tu trí tuệ đểchiếu phá, nên nói trí tuệ độ
ngu si.
SởdĩBồ-tát tu Lục độlà đểdiệt trừsáu cái nhân xấu xa tội lỗi mù tối hiểm
nguy, dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái nhân ấy bịtiêu diệt
hoàn toàn là giác ngộgiải thoát. Giai đoạn tu Lục độlà đang hành hạnh Bồ-tát, đến khi
giác ngộlà Bồ-tát thật sự. Phần này là tu hạnh Bồ-tát nặng vềtựgiác.
CHÚNG SANH SỢQUẢ
Chúng sanh là những con người mê muội, một bềsợkhổmà không biết nguyên
nhân. Thấy cái gì khổ đau đến là kinh hoàng khiếp sợvan xin cầu cứu, mà không biết
cái khổ ấy xuất phát từnguyên nhân nào. Khi cái khổqua rồi, thì bình thản nhưthường
không biết gì tu sửa. Những cái quảchúng sanh sợnhất là:
Sợngười khác giết hại mình, mà tâm giết hại người không bỏ. Còn ôm mưu đồ
giết hại người thì quảngười giết hại mình làm sao tránh khỏi. Sợngười khác lén lấy,
cướp giựt tiền bạc của cải của mình mà tâm tham lam của người không chừa. Đã tham
của người thì người tham của mình là sự đương nhiên. Sợngười ta xâm phạm tiết hạnh
vợcon mình, mà mình vẫn dòm ngó thèm thuồng vợcon người. Ôm lòng phá hoại sự
trinh bạch của gia đình người thì người phá hoại hạnh phúc gia đình mình khó tránh
khỏi. Sợngười ta dùng lời lường gạt vu cáo mình, mà mình vẫn thích lường gạt vu cáo
người. Đã có cái nhân lường gạt vu cáo người thì quảngười lường gạt vu cáo mình
làm sao trốn được. Sợsay sưa như điên nhưdại bịngười cười chê, mà rượu không từ
không kiêng. Sẵn sàng uống rượu thì phải chấp nhận say sưa. Đây là những cái quả
mà chúng sanh sợhãi. Song sợquảmà không tránh nhân, thật là khờkhạo ngây thơ.
Đó là nói lên tính mê muội của con người, được gọi là chúng sanh.
BỒ-TÁT TẠO NHÂN
Đến phần giác tha, Bồ-tát thấy bổn phận mình phải đem sựgiác ngộlại cho mọi
người. Để đạt mục đích ấy, Bồ-tát phải tạo dựng cho mình đầy đủnhững điều thiết yếu
này: Một là Bồ-tát phải thông suốt Phật pháp (nội minh). Vì mục đích dạy người tu
theo đường lối giác ngộmà không thông suốt giáo lý Phật thì không thểthực hiện
được. Hai là Bồ-tát phải thông hết các môn tâm lý học, xã hội học, khoa học… (ngoại
minh). Có suốt thông các môn này thì sựgiáo hóa không bịchướng ngại. Ba là Bồ-tát
phải biết các môn y dược (y phương minh). Trịcho người được lành bệnh, chỉdạy đạo
lý cho họrất dễdàng, vì họcó cảm tình sẵn sàng nghe mình dạy. Bốn là Bồ-tát phải
học các nghềnghiệp thật hay thật khéo (công xảo minh). Cần giúp đỡmọi người,
chúng ta phải có tài giỏi nghềkhéo, vừa chỉdạy dân chúng, vừa gầy được nền kinh tế
tốt đẹp cho đồng bào. Nhờtài nghệ đặc biệt của mình, người ta mới đến cầu học, là cơ
hội tốt đểgiáo hóa họ. Năm là Bồ-tát phải giỏi ngoại ngữ(thanh minh). Muốn tiếp xúc
với nhiều hạng, nhiều giống người, cần phải biết nhiều thứtiếng. Biết tiếng họ, chúng
ta mới dễthông cảm và giáo hóa họ. Tạo dựng cho mình đầy đủnăm điều kiện này,
Bồ-tát mới làm tròn sựnghiệp giác tha. Chúng ta không thểôm ấp lý tưởng suông rằng
“thệnguyện giác tha”, khi đó nơi mình không có một chút khảnăng, một ít phương
tiện thì sựgiác tha trởthành vô nghĩa. Trước tiên chúng ta phải tạo dựng cho mình đầy
đủ điều kiện thiết yếu (ngũminh), sau đó mang hành lý lên vai tiến trên đường giác
tha, chúng ta mới làm tròn nhiệm vụ.
Tạo dựng cho mình đủnăm điều kiện trên rồi, Bồ-tát còn phải ứng dụng bốn
việc thì sựgiáo hóa mới dễthành tựu: Một là Bồ-tát phải sẵn sàng giúp đỡtiền bạc của
cải hoặc sức lực của mình khi người cần. Nhờsựgiúp đỡngười ta dễcó cảm tình,
nhiếp hóa họmới được (bốthí nhiếp). Hai là Bồ-tát phải nói lời hòa nhã dịu dàng dễ
mến. Dù chúng ta có giúpai bao nhiêu, mà thốt ra những lời thô bạo họ đều bực bội
chán ghét. Khéo dùng lời hiền hòa nhu nhuyến nhiếp hóa người (ái ngữnhiếp) là dễ
thành công. Ba là Bồ-tát phải xông pha làm những điều gì để đem lợi ích thiết thực cho
người. Chúng ta không phải chỉnói suông, mà phải làm thật sự. Ai cần điều gì có thể
làm được, chúng ta phải nỗlực làm giúp, để đem đến kết quảlợi ích cho họ. Nhờbàn
tay của mình giúp họthành công một việc, sau đó mình đem chánh pháp giáo hóa họ,
họdễdàng thu nhận (lợi hành nhiếp). Bốn là Bồ-tát phải lăn xảvào trong mọi ngành
mọi nghề đểcùng làm cùng sống với họ. Dễthông cảm nhau nhất là bạn đồng nghiệp.
Đồng trong một cảnh ngộ, có bàn luận điều gì thật là dễcảm thông. Chính chỗchung
nghềnghiệp, chúng ta đem chánh pháp giáo hóa họ được sựchấp nhận không khó
khăn gì (đồng sựnhiếp). Bốn điều này là phương tiện không thểthiếu của Bồ-tát trên
con đường giác tha.
CHÚNG SANH CẦU QUẢ
Chúng sanh không ưa tạo nhân tốt mà mong cầu quảtốt. Quảtốt làm gì đến
được, bởi không có nhân. Tuy thếmà họvẫn ước mơtrông đợi quảtốt. Nhưngười ta
cứmong cho mình được sống lâu mạnh khỏe, mà không chịu cứu người giúp vật. Sanh
mạng của người không được tôn trọng mà muốn mọi người tôn trọng sanh mạng mình
là điều không thể được. Hoặc cầu mong mình được giàu có ai nấy đều ủng hộmình,
mà không chịu làm việc bốthí, giúp đỡngười lúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia
đình mình hòa vui hạnh phúc vợcon đều trinh bạch, mà không chịu sống hạnh trinh
bạch với mọi người. Cũng có người cầu xin đừng ai lừa gạt mình, mà không chịu nói
lời chân thật. Quảlà muốn đi bên tây mà hướng mặt về đông. Có người cầu nguyện gia
đình mình sum họp thuận hòa, mà không dùng lời khuyên can cho mọi người cùng hòa
hợp. Có người cầu mong đừng ai dùng lời hung ác nói với mình, mà mình không chịu
dùng lời hiền hòa nói với người. Có những người muốn ai cũng trình bày lẽthật với
mình, mà mình không trình bày với người. Có những người cầu mong đừng ai tham
lam với những cái có của mình, mà mình không chịu bỏlòng tham với những cái có
của người. Có những người cầu xin đừng ai giận hờn mình, mà mình chưa chịu hỉxả
cho người. Có những người cầu cho mình có trí tuệsáng suốt, mà những cốchấp tà
kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứcầu mong này không bao giờngười ta toại nguyện,
chỉvì mong quảmà không chịu tạo nhân. Đây là sựcầu mong suông của những con
người mê muội.
SỰSAI BIỆT GIỮA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH
Nhìn trên cái “SỢ” giữa Bồ-tát và chúng sanh đã quá khác biệt nhau. Bồ-tát biết
là nhân đau khổliền hoảng sợtìm mọi cách đểtiêu diệt chúng. Còn một chút mầm đau
khổ, Bồ-tát vẫn không an. Bởi vậy Bồ-tát luôn luôn ứng dụng Lục độ đểkhửdẹp mọi
mầm nhân đau khổ.
Nhân đau khổ đã diệt sạch, quả đau khổ do đâu đến được, nên Bồ-tát không bao giờ quan tâm đến quả. Không sợ quả mà quả cũng không đến. Ngược lại, chúng sanh nơm nớp sợquảkhổ, mà nhân đau khổkhông ngăn ngừa, cho nên càng
sợ chúng lại càng đến. Người ta khóc lóc than van khi gặp quả khổ, mà không chịu
nhìn xem quảkhổ ấy do ai gây nên. Kêu trời trách đất hận người, chỉlà việc vô ích, có
khi quảkhổlại tăng thêm. Không trời Phật nào cốlàm chúng ta khổ, do sựdại khờngu
muội của chúng ta tạo thành những nhân đau khổ, nhân đã có thì quảcốnhiên phải
đến. Khóc than oán trách chỉlàm thêm đậm nét khổ đau mà thôi.
Đến phần giác tha, Bồ-tát cốtạo cho mình đầy đủkhảnăng, nào Ngũminh, nào
Tứnhiếp pháp, làm thuyền bè cứu vớt chúng sanh. Bồ-tát không mong ước viển vông,
mà phải cụthểthực tếnhìn thẳng vào lẽthật. Cho nên phải rèn luyện mình có thật tài,
thật đức, mới nói đến sựgiáo hóa mọi người. Bồ-tát không có thái độngây thơnhư
những người nói từbi, nói thương chúng sanh, mà chỉcó ở đầu môi. Bồ-tát là con
người hành động, mang trí tuệvà tài năng của mình đi vào cuộc đời, sống bên cạnh
quần chúng, nhưpháp “Lợi hành” và “Đồng sự” của Tứ-nhiếp-pháp , Bồ-tát không
phải những hình ảnh thờ ởchùa ngồi trên tòa sen hay cỡi sưtử, mà là những người có
kỹnăng khéo léo, mình mẩy lem luốc, đang loay hoay trong xí nghiệp, trong hãng
xưởng chếtạo, tựmình làm và chỉdạy người làm, đây là “Công xảo minh” trong Ngũ
minh. Ngược lại, chúng sanh một bềmong cầu quả đẹp, mà không tạo những nhân tốt.
Quả đẹp làm sao có, khi nhân tốt chúng ta chẳng gieo. Muốn gặt quảmà không gieo
nhân; nếu được, quả ấy chỉlà quảgian lận, quảcướp giựt, bất chánh. Ví nhưcó người
thấy hàng xóm trồng cam trái chín oằn cây, mê quá lại hái ngang, nếu chủvườn thấy
đánh gãy tay, nếu không thấy hái được đem về, cũng là cái quả ăn cắp, cái quảxấu xa
nhục nhã. Cầu quảmà không chịu gây nhân, là kẻmơ ước hão huyền, xa rời thực tế, là
kẻlười biếng muốn ăn mà không chịu làm. Không gây nhân cầu quả, là kẻmê muội
nên gọi là chúng sanh.
Bồ-tát và chúng sanh, nào có cách biệt bao nhiêu, chỉchịu đổi cái nhìn. Nhìn
thẳng vào nhân đểthấy rõ nhân khổthì tránh, nhân vui thì hành là Bồ-tát. Chỉmột bề
sợquảkhổ, cầu quảvui, mà không cần biết nguyên nhân, là chúng sanh. Bồ-tát, chúng
sanh trên con người không khác, chỉkhác cái nhìn nhân và nhìn quảthôi. Nhưhai
người cùng đứng một địa điểm, một người xây mặt về đông, một người xây mặt về
tây; nếu người xây mặt vềtây chịu quay lại nhìn về đông, thì đâu có khác nhau. Như
thếthì tất cảchúng sanh đều có khảnăng làm Bồ-tát, không phải việc Bồ-tát chỉdành
riêng cho Bồ-tát, còn chúng ta không có phần.
Xuyên suốt bài này, chúng ta thấy rõ Bồ-tát và chúng sanh cách nhau chừng kẽ
tơsợi tóc. Chúng sanh đổi cái “sợquả” thành “sợnhân” là chuyển thành Bồ-tát. Thật
là mê giác chỉkhác nhau một cái nhìn. Bồ-tát ở đây rất gần gũi thân thiết với chúng
sanh. Có khi là ông thầy giảng kinh cho mọi người nghe, đâu không phải là Bồ-tát, vì
ngài thông suốt “Nội minh”. Có lúc là ông thầy xem mạch bốc thuốc cho mọi người,
âu cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hành “Y phương minh”. Một người thợgiỏi đang
hướng dẫn chỉdạy đàn em với nhiệt tình không vụlợi, biết đâu chừng cũng là Bồ-tát,
vì ngài thực hiện “Công xảo minh”. Cho đến người bạn cùng cuốc rẫy trồng khoai mà
nói đạo lý chân thật chúng ta nghe, ai ngờlà Bồ-tát, vì Ngài thực hành “Đồng sự
nhiếp”. Bồ-tát là những con người thiết thân với chúng ta, chỉkhác với chúng ta ởchỗ
thấy rõ nhân ác đểtránh, nhân thiện đểtạo. Còn chúng ta chỉmột bềsợquảkhổcầu
quảvui, mà không chịu thấy tường tận nguyên nhân của nó. Gần đây bên ngành y học
cũng có câu “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”, cũng na ná sợnhân hơn là sợquả. Đạo Phật
là đạo giác ngộ, thấy nguyên nhân rõ ràng là giác, giác là Bồ-tát. Chúng ta tu theo Phật
là đi trên con đường giác, xét rõ nguyên nhân của mọi việc xảy ra đểngừa tránh là theo
hạnh Bồ-tát. Mọi người chúng ta đều có khảnăng thực hiện việc “sợnhân”, thì chúng
ta ai cũng làm Bồ-tát được.
D
CHẤP LÀ GỐC ĐẤU TRANH LÀ NGUỒN
ĐAU KHỔ
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ…, người nghèo có cái khổ
của người nghèo, người khá giảcó cái khổcủa người khá giả. Biết là mình khổmà
không biết cái khổ ấy xuất phát từnguyên nhân gì. Khi khổ đến, người ta chỉbiết kêu
Phật kêu trời than vắn thởdài, cam chịu bất lực. Người học Phật không chấp nhận như
vậy, mà phải phăng tìm tận cội rễthửxem nó phát xuất từ đâu. Không một kết quảnào
xảy ra mà không có nguyên nhân. Vậy khổtừnguyên nhân nào tạo ra? Chính “cố
chấp” là nguyên nhân đấu tranh và đau khổ. Hết cốchấp là hết đấu tranh, hết đau khổ.
Chúng ta đọc đoạn kinh Phú-lâu-na sau này thì thấy rõ.
ĐẠI Ý KINH PHÚ-LÂU-NA
ThếTôn ởnước Xá-vệ(Savathi) vườn Thái tửKỳ-đà (Jetavana) tịnh xá ông
Cấp Cô Độc (Anathapindika), tôn giảPhú-lâu-na (Punna) đến xin Phật dạy pháp tu
tóm gọn đểvào rừng tinh tấn tu hành. Phật dạy: Nếu mắt thấy sắc đuổi theo chấp chặt
là đau khổ. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý duyên pháp
đuổi theo chấp chặt là đau khổ(xa Niết-bàn). Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng cho đến ý
duyên pháp không đuổi theo không chấp chặt là hết đau khổ(gần Niết-bàn). Phật hỏi
Phú-lâu-na: Sau khi hiểu rồi, ông đến chỗnào tu? Phú-lâu-na bạch: Con đến nước Du-na ởphương Tây tu. Phật bảo: Dân xứ ấy hung hăng bạo ngược, họsẽmắng nhiếc
nhục mạông, ông nghĩsao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa
dùng tay đánh đập con. Phật bảo: Chúng dùng tay đánh đập ông, ông sẽnghĩsao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện không lấy đất đá ném con. Phật bảo:
Chúng lấy đất đá ném ông, ông sẽnghĩsao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn
hiền thiện chưa dùng cây, gậy đánh đập con. Phật bảo: Chúng dùng cây, gậy đánh đập
ông, ông sẽnghĩsao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa lấy dao
bén đâm chém con. Phật bảo: Chúng lấy dao bén đâm chém ông, ông sẽnghĩsao?
Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiện chưa giết con chết. Phật bảo: Chúng
giết ông chết, ông sẽnghĩsao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiện đã
giúp con giải thoát thân ô uếkhổ đau này. Phật bảo: Ông nên đến đó độnhững người
chưa được độ.
Phú-lâu-na đến xứ ấy an cưba tháng chứng được Tam minh và độ được năm
trăm cưsĩnam, năm trăm cưsĩnữ.
GIẢI RỘNG PHÁP TU
Mắt thấy sắc đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Vì con mắt chúng ta nhìn
sựvật không có cái thấy đồng nhất, do còn thói quen huân tập lâu đời của mỗi người
cộng thêm vào trong đó, nên thấy có sai biệt. Thấy sai biệt mà mỗi người đều cho
mình thấy đúng sựthật thì sựcãi vã không thểtránh khỏi. Có cãi vã là có buồn khổ,
nên chấp chặt là đau khổ. Ví nhưnăm cô đi chợcùng vào hàng vải. Có một loại vải mà
nhuộm đủnăm màu, năm cô nhìn qua mỗi cô thích mỗi màu khác nhau. Cô thích màu
xanh cho màu xanh là đẹp, cô thích màu hồng cho màu hồng là đẹp… Nếu mỗi cô đều
khẳng định màu mình thích là đẹp tuyệt, các màu khác không thểsánh được, sẽcó trận
cãi vã nổi lên chăng? Hẳn không tránh khỏi. Cãi vã là nhân giận hờn thù địch, đưa đến
kết quả đau khổ. Ai có thể đứng ra phân giải màu nào đẹp hơn màu nào. Chân lý sẽ đi
về đâu? Chúng ta khéo biết mỗi người có cái thấy khác nhau, chỉcó cái đẹp riêng của
mỗi người, không có cái đẹp chung cho tất cả, thông cảm nhau, đừng cãi vã vô ích, đây
là biết sống không gây đau khổ. Nếu thấy sắc liền đuổi theo là nhiễm ái, có nhiễm ái là
có bảo thủ. Ái, thủlà nhân sanh tử đau khổ ở đời vịlai. Chính ái thủcũng là nhân đấu
tranh ngay trong hiện tại. Ta thấy sắc đẹp ấy ta thích, người khác thấy đẹp cũng thích.
Nếu ta được thì người mất, ai cũng muốn được thì phải đấu tranh, có đấu tranh là có
đau khổ. Bởi đấu tranh nên phiền não, đây là nhân xa Niết-bàn.
Tai nghe tiếng đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Tai chúng ta nghe tiếng
cũng không đồng nhau. Bởi mỗi người do huân tập sai biệt cao thấp, nên có nhận định
khác nhau. Ví nhưcùng nghe một bài pháp, mà có kẻkhen hay có người chê dở, hoặc
người khen đoạn này, kẻkhen đoạn khác. Nhưcùng nghe một bản nhạc, người tài tử
chuyên nghiệp chê nhạc không hay, người mới bập bẹvài nốt nhạc khen bản nhạc rất
hay. Cái nghe của chúng ta còn tùy thuộc chỗhuân tập mà đánh giá khác nhau. Nếu
bảo cái nghe của ta là chân lý, cái nghe của người khác cũng nhận là chân lý. Hai chân
lý mà sai biệt nhất định phải tranh cãi. Đã tranh cãi thì đi đến khổ đau. Nên nói chấp
chặt là đau khổ. Thếmà người đời nói: “Cái gì tai nghe mắt thấy mới là sựthật.” Tai
nghe tiếng mà chạy theo tiếng cũng là đau khổ. Vì tiếng có hay dở, có tốt có xấu, có
khen có chê. Nếu nghe khen ta mừng, nghe chê ta giận, nghe hay ta thích, nghe dởta
bực, đây là gốc phiền não, là nhân đau khổ, cũng là xa Niết-bàn.
Mũi ngửi mùi đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Mũi chúng ta cùng ngửi
một thứmùi, mà kẻkhen thơm người chê hôi, tùy thuộc sựhuân tập khác nhau. Ví như
một trái sầu riêng, người quen ăn nói là thơm, người chưa từng ăn nói là hôi. Hai
người đồng ngửi được mùi sầu riêng, mà hai người nhận định trái nhau. Nhưvậy,
thơm là chân lý, hôi là chân lý? Nếu ai cũng cho mình là chân lý thì khó tránh khỏi
một trận cãi vã. Lại nữa, nhưmùi nước mắm biển, người quen ăn khen thơm, người
không quen ăn chê hôi. Làm sao đánh giá đúng sựthật của nó. Chúng ta quen thói,
mình nói thơm bịngười khác chê hôi là nổi giận. Nhân đấu tranh từ đây phát khởi, quả
đau khổnhân đó mà thành. Nếu chúng ta phóng tâm chạy theo mùi thơm, dễbịchúng
phỉnh gạt, đi đến chỗsa đọa. Đây cũng là tâm ái nhiễm, sanh ra bảo thủ, tạo thành
nhân sanh tử đau khổ ở đời sau.
Lưỡi nếm vị đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Lưỡi chúng ta nếm vịcũng
không nhất định giống nhau, tùy thuộc chỗhuân tập riêng của mỗi người. Chính chúng
ta cũng thừa nhận mỗi người có khẩu vịkhác nhau. Nếu mỗi người chấp chặt khẩu vị
của mình là đúng thì sựtranh cãi không có ngày dừng. Ví nhưngười quen ăn mặn khi
nấu canh nếm thửrất vừa ăn, múc bưng lên bàn gặp người quen ăn lạt nếm thửliền chê
mặn. Cảhai đều nếm đến vịcanh, một bên bảo vừa ăn, một bên chê mặn. Chân lý về
bên nào? Nếu mời người thứba nếm thử, người này quen ăn mặn thì đồng ý với người
ăn mặn, quen ăn lạt thì đồng ý với người ăn lạt. Nếu chấp theo cái lưỡi của mình thì sự
cãi vã không tránh khỏi. Có những thức ăn người chồng thích người vợkhông thích,
người cha ưa, con không ưa. Chúng ta khẳng định theo khẩu vịmình bắt mọi người
phải theo thì họbực bội. Bực bội thì mầm đấu tranh dễbùng nổ. Chính đây là gốc đau
khổ. Người chạy theo vịngon đòi thỏa mãn cái lưỡi, họphải nhọc nhằn không có ngày
cùng. Anh thợmộc làm mỗi ngày được năm ngàn đồng (5.000đtiền VN), hai bữa ăn
đòi phải ngon, chắc anh không còn dư đồng nào đểgiải quyết những nhu cầu khác, và
anh sẽkhông có ngày nào được nghỉ. Thích thức ăn ngon là ái nhiễm vị, có ái nhiễm
thì có bảo thủ, ái thủlà nhân sanh tử đau khổ ở đời sau, là xa Niết-bàn.
Thân xúc chạm đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Thân xúc chạm cảm
giác không giống nhau, tùy cơthểmỗi người. Một người mập (béo), một người ốm
(gầy) ởchung nhau một căn phòng. Khí hậu khoảng mười tám độC, người mập (béo)
cảm thấy mát, người ốm (gầy) phát run. Người ốm lại đóng kín cửa sổ, người mập bực
bội mởtoác ra. Thếlà, sự ẩu đảphải đến. Bởi chấp chặt vào cảm giác riêng mình, nên
dễnổra sựchống đối. Ởchung mà chống đối nhau là phiền não, là khổ đau. Hơn nữa,
đuổi theo xúc dục là nhân tan nát gia đình, là mầm trầm luân khổhải.
Ý duyên pháp trần đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Pháp trần là bóng
dáng ngoại cảnh do huân tập in sâu vào ý căn (não bộ) mà thành. Ý y cứnhững bóng
dáng sẵn có ấy, nhận định mọi sựviệc xảy ra, giống nhưngười mang một thứkiếng
màu nhìn cảnh vật. Bởi sựhuân tập từmỗi gia đình, hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên
sựnhận định của mỗi người cũng khác nhau, nhưmỗi người mang một thứkiếng màu.
Chấp chặt nhận định riêng tưcủa mình, bắt mọi người phải giống nhưvậy, là không
thể được. Cho nên sự đấu tranh cãi vã xảy ra thường nhật, vì chỗkhông đồng ý nhau.
Vợchồng cãi vã đến ly dịcũng vì không đồng ý. Anh em chống đối nhau đến tình cốt
nhục phải phân ly, cũng vì không đồng ý. Cha có thểtừcon, cũng vì con không giống
ý mình… Vợchồng làm sao đồng ý nhau được? Vì vợquen nếp nội trợ, giao thiệp với
phái nữ, còn chồng hoạt động bên ngoài, phần lớn tiếp xúc phái nam, sựhuân tập hai
bên khác nhau quá nhiều, làm gì có nhận định giống nhau nhưmột được. Thếmà đòi
mọi việc phải đồng ý nhau, có chỗbất đồng liền sanh sự, quảlà điều không hợp lý.
Cha và con lại khó đồng ý nhau. Vì cha được học hỏi huân tập hoàn cảnh khác, con
được học hỏi huân tập một hoàn cảnh khác. Nếu con giống hệt cha là con đã lạc hậu, vì
sống lùi lại hai ba thập kỷ. Hiểu nhưvậy, chúng ta muốn được cuộc sống vui hòa, cần
phải thông cảm nhau và xảcái chấp riêng biệt của mình, mới đem lại đời sống an lành
hạnh phúc.
Nếu ý đuổi theo pháp trần là loạn động điên đảo, là phiền lụy khổ đau. Muốn
tâm an định, ý dừng lại không chạy theo pháp trần, lúc ấy là hết khổ, gần Niết-bàn.
Trên đây là nói rộng pháp tu ngàiPhú-lâu-na nhận được một cách đơn giản nơi
đức Phật. Ứng dụng pháp tu này chỉtrong vòng ba tháng Ngài chứng được Tam minh
và độ được hàng ngàn cưsĩ.
LÝ DO NÀO NGÀI TU CHỨNG NHANH CHÓNG
a) Khéo ứng dụng pháp tu. – Do Ngài khéo ứng dụng pháp tu đúng nhưthật nên
kết quảnhanh. Sáu căn là cội nguồn tội lỗi, cũng chính sáu căn là gốc giải thoát. Cho
nên mê lầm sáu căn là “lục tặc” (sáu đứa giặc), tỉnh giác sáu căn là “lục thông” (sáu
pháp thần thông). Chúng ta tu mà không nắm được cội rễnày, cứxoay quanh hình
thức bên ngoài, nên tu cả đời mà ít thấy tiến bộ. Vì tu mà vẫn thấy thịphi, vẫn tranh
hơn thiệt… làm sao hết phiền não, nên càng tu càng xa Niết-bàn.
b) Tâm can đảm không sợhiểm nguy. -Sau khi Phật hỏi ông định đến đâu yên
tu, Ngài thưa đến phương Tây nước Du-na. Phật liền cảnh cáo dân xứ ấy hung hăng
bạo ngược…, Ngài vẫn không chút nao núng và bạch một cách thoải mái với Phật. Phật
thấy ý chí vững chãi và tâm hiền hòa bao dung của Ngài, nên đồng ý cho đi. Chính
Phật cũng thấy trước là Ngài sẽthành công, nên bảo “ông nên đến đó độnhững người
chưa được độ”. Nếu chỉriêng ý chí kiên cường xem thường họa hoạn cũng chưa đủ
cho Ngài sớm đắc đạo, còn nhờtâm đại hỉxảdù gặp cảnh nào vẫn thấy người ta còn
tốt. Mặc người đối xửcách nào, Ngài vẫn không ôm một chút oán hờn thù giận. Ngược
lại, chúng ta thì sao? Gan dạxông pha vào chốn hiểm nguy đã không có, ai chạm đến
bản ngã thì hận thù không thểtha. Vậy chừng nào chúng ta mới đắc đạo?
KINH PHẠM VÕNG CŨNG ĐỒNG Ý TRÊN
Trong kinh Phạm Võng mỗi khi kết thúc kiến chấp của ngoại đạo, đức Phật đều
nói: “ChỉNhưLai biết rõ chỗlầm chấp đó và biết nhiều hơn nữa họ đã tin nhưthếnào,
chấp nhưthếnào, có báo ứng nhưthếnào, nhưng NhưLai không hề đểý chấp trước
nên được giải thoát tịch diệt. NhưLai biết rõ sựsanh khởi và tận diệt của thọ, biết sự
ái nhiễm và tội lỗi của thọ, biết sựthoát ly các thọvà đem trí tuệquán sát bình đẳng
mà được giải thoát hoàn toàn.” (Kinh Phạm Võng. Trường A-hàm tr. 261 H.T. Trí Đức
dịch.)
Qua đoạn kinh trên, chúng ta thấy Phật biết tất cảchỗchấp của ngoại đạo và
biết nhiều hơn, song Phật không chấp trước nên được giải thoát tịch diệt. Đây là Phật
đánh giá đầy đủbiết chấp là triền phược trầm luân, biết tất cảmà không chấp là giải
thoát tịch diệt. Đến đoạn sau, Phật biết rõ sựsanh khởi và diệt tận của thọcho đến biết
sựthoát ly các thọ… Chữthọ ở đây là sáu căn tiếp xúc sáu trần là xúc có cảm thọlà
thọ, ái nhiễm là ái, tội lỗi là thủ, tạo thành đau khổ đời này và nhân sanh tử đời sau. Do
Phật dùng trí tuệquán sát bình đẳng các thọ, dù thọlạc, thọkhổ… bản chất nó là duyên
hợp hưdối, vô thường không lâu bền nên không ái nhiễm mà giải thoát.
Lại một đoạn khác, Phật nói: “Các đạo sĩvà Bà-la-môn sởdĩchủtrương thế
gian thường trú cho đến chủtrương chúng sanh hiện tại Niết-bàn, cũng bởi họdựa vào
sựxúc đối phân biệt của sáu giác quan, nếu không xúc đối thời cũng không thểcó các
chủtrương…
Nếu vịTỳ-kheo nào đối với sáu xúc đối của sáu giác quan biết được một cách
đúng đắn nhưthật vềsựphát khởi, sựdiệt tận, sựnhiễm ái, sựtội lỗi, và sựthoát ly nó,
thì sẽvượt ra ngoài vòng các kiến chấp sai lầm trên.” (Trường A-hàm tr 269 H.T Trí
Đức dịch). Ngoại đạo do sáu căn tiếp xúc sáu trần cảm thọthếnào chấp cứng thế ấy,
cho cái ta nhận được là chân lý, khác với cái nhận của ta đều sai lầm. Bởi chấp như
vậy nên kẻnày cãi vã kẻkia, nhóm này chống đối nhóm khác. Sựcãi vã chống đối ấy
rốt cuộc không đi đến đâu, chỉôm ấp phiền não thù hận. Vì cái cảm nhận của họlà cục
bộ, là phiến diện, làm sao giải quyết thỏa mãn được cái toàn diện. Chỉcó những người
qua sựxúc đối, có cảm nhận, biết rõ bản thân nó do duyên hợp sanh khởi, rồi vô
thường hoại diệt, ái nhiễm nó sẽtạo nghiệp đau khổ, gỡbỏnó sẽthoát ly ngoài vòng
kiến chấp, được giải thoát Niết-bàn.
Cũng kinh Trường A-hàm, Phật có thí dụMù rờvoi. Câu chuyện thếnày: Một
hôm nhà vua ngựtại triều muốn thửnghiệm những người mù. Vua sai các quan tìm
một sốngười mù dẫn đến trước sân triều và dẫn một con voi đến. Công việc ổn định
xong, nhà vua và quần thần ra trước sân triều dựcuộc thửnghiệm. Vua bảo một vị
quan sắp đặt những người mù đứng hai hàng, khoảng giữa là chỗcon voi đứng. Xong
xuôi, vịquan bảo những người mù rằng: Trước các người là một con voi, hãy tiến đến
rờxem, rờrồi diễn tảhình dáng con voi cho nhà vua và bá quan nghe, ai diễn tả đúng
được hậu thưởng. Sau khi ào vào mò rờ, người chụp được cái chân nói con voi giống
cây cột, người rờnhằm cái bụng nói con voi giống cái trống, người chụp được cái đuôi
nói con voi giống chổi chà…, mỗi người trình bày con voi mỗi cách. Chính vì mình sờ
tới nắm được nên khẳng định con voi nhưthế, người khác cũng sờtới nắm được cũng
khẳng định chỗbiết của mình. Vì mỗi người đều chấp chặt vào chỗxúc chạm riêng
mình nên không ai chịu nghe ai, nổra một cuộc cãi vã ồn náo. Những người mù yêu
cầu nhà vua và bá quan phân giải xem ai đúng. Trường hợp này, vua và quan là người
mắt sáng thấy rõ con voi, sẽ đáp thếnào? Chỉcó cách nói rằng “các anh đều đúng cũng
đều không đúng”. Những người mù có thỏa mãn chăng? Hẳn họlên án những vịnày
“ba phải”. Bởi vì sựviệc hoặc đúng, hoặc sai, không thểcó vừa phải vừa sai được.
Song nhà vua và bá quan thấy rõ toàn bộcon voi, làm sao chấp nhận một bộphận con
voi là toàn thể được, cũng không thểphủnhận một bộphận con voi không dính dáng
gì đến con voi. Những người mù ví dụchúng ta chỉxúc chạm một phần chân lý rồi
chấp chặt vào đó tranh cãi nhau. Nhà vuavà bá quan thí dụ đức Phật và các vịBồ-tát
đã giác ngộthấy chân lý viên mãn nên không chấp, cũng không vềhùa với một phe
nhóm nào. Bởi vậy nên đức Phật gọi là Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí, tức là Trí
biết tất cảvà Trí biết tất cảloại. Cho nên đức Phật nói “NhưLai biết tất cảmà không
chấp trước được giải thoát tịch diệt.” Ngược lại, chúng ta sống trong mù tối quen rồi,
chụp được điều gì hay liền cho là cứu kính, tuyên bốcho mọi người biết, nếu có ai
thấy khác chúng ta, liền bảo họnói bậy là sai lầm. Do đó mà sựtranh cãi càng ngày
càng tăng, khổ đau càng ngày càng nhiều. Nếu chúng ta biết, cái thấy của mình chỉlà
một góc một cạnh chân lý, nếu có ai thấy khác cũng là một góc một cạnh chân lý khác,
chúng ta và họ“đều một phần đúng”, bổtúc cho nhau là hay, chống đối nhau là dở.
Thếgian này, mọi người đều có cái nhìn nhưvậy thì sống an lạc vô biên.
Trong kinh Phật nói vềtôn trọng chân lý và bảo vệchân lý rằng: “Nếu ai nói
vấn đềnày tôi thấy nhưthếlà đúng, đây là cái thấy của tôi.” Người này biết tôn trọng
chân lý. Ngược lại, “nếu ai nói vấn đềnày tôi thấy nhưthếlà đúng, người nào thấy
nhưtôi là phải, thấy khác tôi là sai là bậy.” Người này không biết tôn trọng chân lý và
bảo vệchân lý. Hầu hết chúng ta đều đứng vềhàng ngũvới người sau, người không
biết tôn trọng chân lý. Vì thếchúng ta bao giờcũng thấy mình phải, mọi người đều sai,
đây là cái bệnh muôn đời của chúng ta.
KINH KIM CANG BÁT-NHÃ TINH THẦN CŨNG TƯƠNG TỢ
Hai câu hỏi chủyếu của toàn quyển kinh Kim Cang do tôn giảTu-bồ-đềhỏi
Phật là: “Nếu có người thiện nam thiện nữphát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh
giác làm sao an trụtâm? Làm sao hàng phục tâm?” Phật trảlời câu an trụtâm rằng:
“Nếu có người thiện nam thiện nữphát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,
chẳng nên dấy tâm trụnơi sắc, chẳng nên dấy tâm trụnơi thanh, hương, vị, xúc, pháp;
nên không có chỗtrụmà sanh tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Quảlà Phật
dạy chúng ta tu cầu thành Phật, khi sáu căn tiếp xúc sáu trần đừng khởi tâm chấp trước
sáu trần, chính cái không chấp trước đó là Phật. Ởkinh A-hàm, Phật nói “NhưLai biết
tất cảmà không chấp trước”. Ởkinh này, Phật nói “cái không chấp trước đó là Phật”.
Bởi vì có giác ngộviên mãn mới không chấp trước, chính chỗkhông chấp trước là tâm
an trụ. Vì thếLục Tổnghe NgũTổgiảng tới câu này liền phát ngộkêu lên “Đâu ngờ
tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờtánh mình đầy đủtất cả! Đâu ngờtánh mình
không sanh không diệt!…” Lục Tổkhông chỉthấy sáu căn không dính mắc sáu trần
thành giải thoát tịch diệt, mà còn thấy khi sáu căn không dính mắc sáu trần, tánh thanh
tịnh sẵn có của mình hiện rõ ràng, tánh này đầy đủtất cả, tánh này không sanh không
diệt… Thếlà, Ngài nhảy vọt vào Pháp thân, không còn giải thoát nhưNhịthừa. Đến
đây chúng ta thấy rõ cảhệA-hàm đến hệBát-nhã đều chỉchỗchủyếu tu hành được
giải thoát, được thành Phật gốc từkhông cho sáu căn chấp trước với sáu trần. Thành
giải thoát hay thành trầm luân cũng chỉlà sáu căn không dính mắc sáu trần hay sáu căn
kẹt chặt sáu trần. Người học đạo giải thoát phải hiểu rõ điều này.
KINH LĂNG NGHIÊM CŨNG ĐỒNG TINH THẦN NÀY
Trong kinh Lăng Nghiêm, A-nan sau khi nghe Phật dạy nghĩa quyết định thứ
hai, khởi nghi vấn: “… Xin nguyện đức Đại Từthương xót kẻchìm đắm, chính nơi
thân tâm hiện nay, chỉcho chúng tôi thếnào gút, do đâu mà cởi, cũng khiến cho chúng
sanh khổnão vịlai được khỏi luân hồi, không sa vào ba cõi…”
Khi bấy giờ, ông A-nan và cả đại chúng đều nghe các đức NhưLai mười
phương, sốnhưvi trần, tuy khác miệng nhưng đồng một lời, bảo A-nan rằng: “Hay
thay cho A-nan! Ông muốn biết cái câu sinh vô minh là cái đầu gút, khiến ông phải
luân hồi sanh tử, thì nó chính là sáu căn của ông, chớkhông phải vật gì khác; ông lại
muốn biết tính Vô thượng Bồ-đề, khiến ông chóng chứng đạo quảan vui, giải thoát,
vắng lặng, diệu thường, thì cũng chính là sáu căn của ông, chớkhông phải vật gì
khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr. 51 Tâm Minh dịch.)
Ở đây không chỉ đức Phật Thích-ca mà cảmười phương chưPhật đồng nói sáu
căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Vô minh là cái mê chấp của sáu
căn, nó lôi chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử. Vô thượng Bồ-đềlà cái tỉnh giác của
sáu căn, nó đưa chúng ta đến chỗan lạc giải thoát… Thấy được chỗcăn bản này, sựtu
hành của chúng ta, có nơi y cứvững chắc, chúng ta không còn ngờvực gì trên bước
đường tầm đạo giải thoát.
Ngài A-nan tuy nghe nhưvậy vẫn còn ngờ, cúi đầu bạch Phật: “Làm sao cái
khiến cho tôi bịluân hồi, sống chết hay được an vui, diệu thường, cũng đều là sáu căn,
chớkhông phải vật gì khác?”
Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mởkhông phải hai, cái
thức phân biệt là luống dối nhưhoa đốm giữa hưkhông. A-nan, nhân cái trần, mà phát
ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sởkiến và
kiến phần năng kiến đều không có tựtánh, nhưnhững hình cây lau gác vào nhau. Vậy
nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi
tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy
lại còn có vật gì khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)
Đoạn này Phật nói rõ căn trần thức đều hưdối không thật nhưhoa đốm trong hư
không, nhưbó lau dựng nương vào nhau mà không có chủ. Cái không thật, không chủ
ấy, mà chấp thấy biết của sáu căn là thật, là gốc vô minh. Đã là vô minh thì đi trong
luân hồi sanh tử. Nếu thấy biết mà không chấp tướng thấy biết là Vô lậu Chân tịnh
Niết-bàn. Bởi vì từcái gốc không thật có sanh ra ngọn ngành hoa quảcũng đều không
thật. Không thật chấp là thật tức vô minh. Không thật biết không thật là giác ngộ. Vô
minh thì luân hồi, giác ngộthì giải thoát. Chỉy cứsáu căn, mê thì luân hồi, giác thì
giải thoát, không còn pháp gì khác nữa.
CHẤP LÀ SI MÊ
Cuộc đời là một dòng trôi chảy linh động, không dừng ởmột phút giây nào,
không đứng mãi ởmột vịtrí nào. Thếmà, chúng ta cốgiữnó còn mãi và nguyên vẹn
với chúng ta. Quan niệm cốgiữlà gốc từsi mê, bởi vì không thấy được lẽthật. Như
thân này là vô thường sanh già bệnh chết, mà chúng ta có chịu già, chịu bệnh, chịu
chết đâu? Chúng ta muốn trẻmãi, muốn khỏe luôn, muốn sống hoài. Song muốn mà
không được trởthành đau khổ. Cho nên nói già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Nếu chúng ta
thấy rõ luật vô thường nhưthế, không mong muốn cốgiữ, thì khi già, bệnh, chết đến
có khổchăng? Họa chăng có khổlà khổvì thân bại hoại thôi, chớkhông có khổdo tâm
cốgiữmà không được. Vì thế, người thấy rõ lẽnày không chấp trước là bớt khổnăm
mươi phần trăm (50 %).
Đến cái bệnh muôn đời của chúng ta là chấp cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái
nếm, cái xúc chạm, cái suy nghĩcủa mình lúc nào cũng đúng. Ta một bềchấp cứng cái
thấy cho đến cái suy nghĩcủa mình là đúng, khác đi là sai, người cũng một bềchấp
cứng nhưvậy, mà hai cái thấy và suy nghĩ đều khác nhau, chắc chắn sẽnổra trận đấu
khẩu, đấu khẩu mà không giải quyết được, trận đấu võ ắt phải đến. Nhỏthì chuyện rắc
rối giữa cá nhân với cá nhân, lớn hơn giữa gia đình với gia đình, lớn nữa giữa quốc gia
với quốc gia. Ngòi đấu tranh đã châm lên, thì lửa đau khổsẽlan khắp. Chính vì không
suốt thấu lẽthật, nên sẽsanh ra chấp chặt. Cái chấp chặt ấy vốn từsi mê mà ra. Do đó,
đạo Phật chủtrương lấy ánh sáng giác ngộ, phá tan đêm tối si mê, là cứu khổchúng
sanh. Cái cứu khổnày không có hình tướng, nên không thấy cụthể, song cái lợi ích
sâu xa bền bỉcủa nó không thể đánh giá đến được. Người đời chỉthấy cái gì cụthể,
cho là thiết thực, không thấy cụthểcho là huyền hoặc. Nhưmột gia đình nghèo khổ
khốn đốn, người chồng là cột trụtrong nhà đi đạp xích lô, mỗi ngày được năm ba
ngàn, anh mắc phải cái bệnh ghiền rượu. Chiều nào anh cũng phải ngồi quán, sốtiền
kiếm được của anh đã mất hết hai phần trong quán. Vợcon anh chỉcòn một sốquá
nhỏ, nên phải khốn đốn. Chúng ta thấy thương, mỗi ngày đến giúp vài lít gạo, thửhỏi
chúng ta giúp đến bao giờgia đình này hết khốn đốn? Chỉcách duy nhất, chúng ta phải
khéo khuyên ông chồng nhà ấy bỏrượu. Một khi ông thức tỉnh chịu bỏrượu, gia đình
ấy sẽbớt khốn đốn lâu dài. Lời khuyên đểông chịu bỏrượu không có gì cụthể, mà kết
quảkhông thểlường được. Chính vì cứu khổchúng sanh, đức Phật vạch trần cho
chúng ta thấy cái mê chấp là đau khổ, là trầm luân. Một khi chúng ta thức tỉnh bỏ được
mê chấp là an lạc vĩnh viễn.
Tóm lại, trên đây đã trình bày đầy đủcội gốc của đau khổtrầm luân và cội gốc
của giải thoát Niết-bàn. Chủ động của hai lối đi xuống và lên là sáu căn. Mê muội y cứ
vào sựthấy biết của sáu căn mà chấp chặt, là đau khổtrầm luân. Sáng suốt thấy rõ sự
thấy biết của sáu căn là giới hạn là góc cạnh, không chấp trước là an lạc giải thoát. Con
đường tu của chúng ta thật là đơn giản, chỉ ởsáu căn giác và mê mà được vui hay chịu
khổ. Không tìm cái vui ởphương trời nào, cũng không chạy trốn cái khổ ởnúi non gì.
Chuyển hướng sáu căn không chạy theo không dính mắc sáu trần là thật sựgiải thoát.
Có vịTăng hỏi Thiền sư: “Thếnào là giải thoát?” Thiền sưtrảlời: “Căn trần không
dính nhau là giải thoát.” Câu này vừa là đơn giản vừa là thực tế. Dính mắc là bịtrói
buộc, là mất tựdo. Không dính mắc là tựdo là giải thoát, thật không có gì lạcả. Hơn
nữa căn trần là tướng duyên hợp không thật. Nếu thấy căn trần duyên hợp nhưhuyễn
hóa, là phá được chấp ngã (căn), chấp pháp (trần), mới là hoàn toàn giải thoát.
D
CỐT LÕI ĐẠO PHẬT
Chủyếu đạo Phật là chỉdạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau. Song lâu đài
giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ. Trước phải giác ngộnhiên hậu
mới giải thoát, nhưnói “biết đúng mới làm đúng”. Giác ngộGiải thoát theo liền bên
nhau không thểtách rời được. Cầu Giải thoát mà trước không Giác ngộlà sựmong cầu
viển vông thiếu thực tế. Nhưngười mắc bệnh ghiền á phiện muốn bỏ, mà không ý thức
tai hại do ghiền á phiện gây ra, chạy cầu thầy bùa, thầy pháp xin bùa phép uống để
khỏi ghiền, là xa vời không thực tế. Muốn bỏbệnh ghiền á phiện, chính người ấy phải
nhận thức rõ ràng tai hại của bệnh ghiền, đồng thời lập chí cương quyết bỏá phiện, dù
bịcơn ghiền hành hạthếmấy, liều chết hẳn không tái phạm. Có thế, người ấy khảdĩ
thành công việc bỏghiền á phiện. Mọi khổ đau trong đời sống con người đều do hành
động xấu xa của con người chuốc lấy. Muốn giải thoát mọi đau khổ, con người phải
Giác ngộ, cương quyết đập tan mọi nguyên nhân sanh ra đau khổ. Nhân đau khổ đã nát
thì quảkhổ đau đâu còn. Vì thế, Giác ngộGiải thoát là “Cốt Lõi Đạo Phật”.
GIÁC NGỘ ĐAU KHỔ
Thuởcòn làm Thái tử, sau khi chứng kiến sựsanh già bệnh chết của con người,
ngài Tất-đạt-đa quyết tâm xuất gia tầm đạo. Sau khi đã đạt đạo, Ngài thấy rõ trong mọi
đau khổchỉluân hồi sanh tửlà cái khổto lớn dai dẳng hơn cả. Cho nên, ngót bốn mươi
chín năm Ngài thuyết pháp cốt chỉrõ con đường Giải thoát Sanh tửLuân hồi cho
chúng sanh. Đồng thời Ngài cũng phương tiện vạch bày phương pháp giảm thiểu đau
khổcho những chúng sanh chưa đủkhảnăng thoát khỏi luân hồi.
GIÁC NGỘLÝ NGHIỆP DẪN
Chúng sanh si mê tạo nghiệp, sức nghiệp lôi kéo chúng sanh đi vào luân hồi
sanh tử. Do nghiệp dẫn dắt chúng sanh mãi trèo lên tuột xuống trong sáu nẻo luân hồi.
Có khi chúng ta vui cười ởcõi trời, có khi la hét ởcõi a-tu-la, có lúc nửa cười, nửa
mếu ởcõi người, lại có khi kêu la thảm thiết ở địa ngục, có lúc thất thểu đói khát ởngạ
quỉ, có khi ngu si sống theo bản năng ởsúc sanh. Đang lúc bịnghiệp dẫn, chúng ta
cũng có gặp những cảnh vui, song cái vui ấy chỉtrá hình của đau khổ. Vì là cái vui
mỏng manh tạm bợ, rốt cuộc đều tan biến theo thời gian. Nghiệp là hành động tạo tác
của con người hoặc nói khác, nghiệp là động lực thúc đẩy lôi kéo chúng sanh đến nơi
thọquả. Cụthểhơn, nghiệp là sức bảo tồn mạng sống hiện tại của con người. Do hành
động tạo tác nhiều lần, thành thói quen, có sức mạnh lôi cuốn con người đi theo thói
quen là nghiệp. Ban đầu ta làm chủtạo nghiệp, nghiệp thành, làm chủchi phối lại
chúng ta. Nhưngười khi mới tập uống rượu và sau khi đã ghiền rượu. Nghiệp dẫn dắt
chúng ta lang thang trong sáu nẻo luân hồi đều do cái sởtập của mình mà nên. Sựsống
là động, ngừng mọi hoạt động trong thân thì chết. Nhưmũi tên rời dây cung bay bổng
trong không là do sức đẩy, sức đẩy mãn thì mũi tên phải rơi. Sựsống của thân chúng ta
đều do sức nghiệp, nhờgió nghiệp thu hút tứ đại bên ngoài vào thân, cũng do gió
nghiệp tống tứ đại phếthải trong thân ra ngoài, gió nghiệp dừng thì thân này phải hoại.
Có bài tụng:
Đem vào nhờgió nghiệp
Tống ra cũng gió đưa
Sựhô hấp tuần hoàn
Tất cả đều do gió.
Một phen gió nghiệp dừng
Thân này nhưkhúc gỗ.
Thếnên, sựtồn tại của thân hiện nay và sựtiếp nối của thân mai sau đều do
nghiệp. Còn nghiệp là còn sựsống và tiếp nối sựsống. Nghiệp chủ động trong vòng
sanh tửcủa chúng sanh.
Nghiệp có nhiều thứ, nói đơn giản chỉcó hai thứthuộc ba lớp khác nhau: thiện
nghiệp, ác nghiệp, tích lũy nghiệp, cận tửnghiệp, định nghiệp, bất định nghiệp. Những
hành động lành tạo thành thói quen là thiện nghiệp, sẽdẫn dắt sanh trong các cõi lành.
Những hành động dữtạo thành thói quen là ác nghiệp, sẽlôi cuốn vào các cõi dữ.
Trong lục đạo luân hồi, tùy nghiệp lành cao thấp sẽsanh trong ba đường lành: người,
a-tu-la, trời. Nghiệp dữtùy nặng nhẹsẽsanh trong ba đường dữ: địa ngục, ngạquỉ, súc
sanh. Vì thế, lành dữ đều do nghiệp, nghiệp lại chính là hành động hằng ngày của
chúng ta. Muốn tương lai vui hay khổ đều do ta quyết định. Chính chúng ta là người
làm chủvận mạng của chúng ta, không ai khác có thể đem vui khổlại cho chúng ta, kể
cả đức Phật. Chúng ta là người định đoạt sốphận của mình ngay trong hiện tại và vị
lai.
Hằng ngày chúng ta gây tạo nghiệp lành hay dữtích lũy thành sức mạnh, dẫn
dắt chúng ta đến chỗtương ứng thọsanh, gọi là tích lũy nghiệp. ThuởPhật tại thế,
Thích-ma-ha-nam đến bạch Phật: Hằng ngày con giữnăm giới tu thập thiện… nếu đi
đường gặp cọp dữ, voi dữhại, khi ấy chết con sẽsanh về đâu? Đức Phật đáp: Nhưcây
to đang nghiêng hẳn vềmột chiều, bịngười cưa sẽngã về đâu? Đây là hiệu năng của
tích lũy nghiệp. Chúng ta sắp chết mà nghiệp thiện, ác chưa nghiêng hẳn bên nào, khi
ấy tâm niệm thiện dấy mạnh, hoặc tâm niệm ác dấy mạnh liền theo đó thọsanh, là cận
tửnghiệp. Người ta thường quan trọng giờphút lâm chung là vì thế. Trợniệm bằng
cách nhắc lại giáo pháp mà người sắp chết đã nghe, cho họdễtỉnh giác, hoặc tụng kinh
niệm Phật theo sởthích hằng ngày của họ, khiến thêm sức mạnh đểhọ đi theo con
đường đã chọn. Thân miệng ý cộng tác tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, kết quảtất yếu
phải thọbáo lành hay dữlà định nghiệp. Thân miệng riêng lẻtạo nghiệp lành hay dữ,
kết quảcó thểthay đổi được là bất định nghiệp. Ví nhưcó người ý thù ghét, miệng
chửi, tay đánh một đối phương, sau đó họ ăn năn đến xin lỗi, đối phương dù có tâm
lượng rộng rãi đến đâu thửhỏi có tha thứdễdàng chăng? Ngược lại, có người vô tình
hoặc lầm lẫn chửi hay đánh kẻkhác, sau đó anh biết lỗi đến xin lỗi, chắc chắn nạn
nhân kia tha thứchẳng khó.
GIÁC NGỘTU NGHIỆP THIỆN
Biết thân miệng ý là chỗxuất phát nghiệp, người phát tâm qui y Tam Bảo, trước
tiên phải giữnăm giới. Trong năm giới không sát sanh, không trộm cướp, không tà
dâm là ba điều thiện của thân; không nói dối, không uống rượu là hai điều thiện của
miệng. Chỉtu năm điều thiện này là đủcung cách một người tốt trong xã hội hiện tại,
và sẽlàm người tốt ởvịlai. Giữtrọn năm giới là đóng cửa ba đường ác (địa ngục, ngạ
quỉ, súc sanh), không bao giờta bước chân đến ba chỗnày. Thếnên, Phật chếnăm giới
là phương tiện giảm thiểu đau khổcho con người trong hiện tại và vịlai.
Nếu giữtrọn mười điều thiện sẽ được sanh lên cõi trời, là con đường lành cao
nhất trong sáu đường. Giữmười điều thiện là tu đủba nghiệp: nơi thân không sát sanh,
không trộm cướp, không tà dâm; nơi miệng không nói dối, không nói hai lưỡi (nói lật
lọng), không nói hung dữ, không nói thêu dệt; nơi ý bớt tham, bớt sân, không tà kiến.
Tà kiến là nhận định lệch lạc không đúng lẽthật, gốc từsi mê mà ra. Phật dạy: “Thấy
đúng nhân quảlà chánh kiến, thấy sai nhân quảlà tà kiến.” Ba nghiệp biết tu thiện là
tạo nguồn an lạc hiện tại và mai sau.
Ngược lại, ba nghiệp tạo đầy đủmười điều ác là nhân của địa ngục. Địa ngục là
đường khổnhất trong sáu đường luân hồi. Đâu đợi xuống địa ngục mới khổ, ngay
trong cuộc sống hiện tại này, nếu người làm đủmười điều ác, sẽthấy một đời hoàn
toàn đau khổ. Chúng ta thửnhìn người ưa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai
lưỡi, nói thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến có lúc nào họ được yên ổn đâu. Dù họ ở
địa vịthếnào trong xã hội, bản thân và tâm hồn họvẫn đen tối và đau khổdài dài.
Phật dạy người Phật tửtu thập thiện cốt để đầy đủphước đức, đời sau sanh ra sẽ
được thỏa mãn mọi nhu cầu trong cõi dục giới này. Song đây chưa phải là lối tu giải
thoát, đau khổcứu kính, cần tiến lên những bậc trên nữa mới hoàn toàn giải thoát đau
khổ. Tuy nhiên, trên đường tu, trước giữnăm giới, kếtu thập thiện là cơbản là hai nấc
thang đầu trên cây thang giải thoát. Thiếu nó, người tu sẽchới với không thểtiến lên
được.
GIÁC NGỘDỨT NGHIỆP
Sanh tửgốc do nghiệp dẫn, muốn hết sanh tửphải hết nghiệp. Nghiệp phát xuất
từthân miệng ý, song chủ động là ý. Ý có nghĩlành dữ, thân miệng mới tạo nghiệp
lành dữ. Ý lặng rồi thì thân miệng đâu còn cơsởtạo nghiệp. Nhưchiếc xe lăn bánh
chạy trên đường, gốc từcháy xăng nổmáy, muốn xe dừng thì phải hãm xăng tắt máy.
Cái chủ động đã dừng, các bộphận bị động cũng dừng. Người tu quyết giải thoát luân
hồi, sanh tửphải chận đứng ý nghiệp. Khi nào ý nghiệp vắng bặt rồi, chắc chắn mình
thoát ly sanh tử. Phương tiện dừng ý nghiệp: Phật dạy có nhiều lối, gọi là những pháp
môn tu. Pháp môn tu Thiền, pháp môn tu Tịnh độ… Mỗi pháp môn đều nhằm đập chết
con khỉý thức. Tu thiền phải được định, niệm Phật phải nhất tâm. Đã định thì ý thức
đâu còn hoạt động, nhất tâm thì con khỉý đã chết lịm rồi. Vì thếtu thiền đến DIệT
TậN ĐịNH THÌ NHậP NIếT-BÀN (VÔ SANH), NIệM PHậT ĐếN NHấT TÂM BấT
LOạN THÌ thấy Phật A-di-đà đến đón vềCực Lạc. Nhập Niết-bàn thì không còn sanh
tử, vềCực Lạc thì hết luân hồi trong lục đạo. Được vềCực LạC (VUI TộT) HAY
NHậP NIếT-BÀN (VÔ SANH) MớI THậT LÀ GIảI THOÁT KHổ ĐAU HOÀN toàn
miên viễn. Đây là chỗ đức Phật Thích-ca nhằm hướng dẫn chúng sanh đạt đến.
Muốn niệm Phật được nhất tâm phải tin chắc vềsự, hoặc nhận thực vềlý. Tin
chắc vềsự, là tin có cõi Cực Lạc, có đức Phật A-di-đà tiếp dẫn, tin mình niệm Phật sẽ
được vãng sanh. Nhận thực vềlý, là nhận rõ tâm tịnh thì độtịnh. Phật A-di-đà là tánh
giác của mình, phương pháp niệm Phật là một cách lóng lặng cho tâm mình thanh tịnh,
có câu “Tựtánh Di-đà, duy tâm Tịnh Độ”. Đã đủlòng tin hay nhận thực ấy rồi, hành
giảbắt đầu thực hành bằng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà. Miệng niệm lỗtai lắng
nghe, phải nghe rõ ràng từng tiếng niệm của mình, dù niệm thầm cũng vậy. Niệm có
chuỗi cũng tốt, không chuỗi cũng được. Cốt yếu cột tâm trong sáu chữDi-đà, không
cho tâm phóng chạy ra ngoài. Ban đầu niệm Phật có thời khóa hay có sốchuỗi, sau
quen rồi trong bốn oai nghi, trong mọi hoạt động đều nhớniệm Phật. Chỉngoài giờ
ngủra, tất cảgiờ đều là giờniệm Phật. Người niệm Phật tin vềsự, sau thời niệm Phật
đều phát nguyện hồi hướng sanh vềCực Lạc. Cõi Cực Lạc là mục tiêu qui hướng tuyệt
đối của người này. Đức Phật Di-đà sẽ đến đón họtrước giờlâm chung, khẳng định như
vậy. Người niệm Phật nhận thực vềlý, hướng thẳng vềtâm thanh tịnh của mình. Như
nói “Trì Thành Nguyệt Hiện”, hồnước đào xong, nước hồlóng trong thì mặt trăng
hiện. Nước hồtrong là tâm thanh tịnh, bóng trăng hiện là tánh giác hiện bày. Tánh giác
là Phật Di-đà, tâm thanh tịnh là Cực Lạc. Tin vềsựlà hướng ra ngoài, nhận thực vềlý
là nhắm thẳng tâm mình. Tuy sựlý trong ngoài có khác, song trên phương diện thực
hành chủyếu được nhất tâm. Nhất tâm là mục đích duy nhất của phương pháp niệm
Phật. Dù tin sựhay hiểu lý mà niệm Phật không nhất tâm thì cũng chẳng đến đâu.
Muốn tu thiền được định tùy trình độsai khác cũng có nhiều lối tu khác nhau.
Tổng quát có hai lối, thiền tiệm thứvà thiền đốn ngộ.
THIỀN TIỆM THỨ
Thiền tiệm thứlà lối tu thiền theo thứlớp tuần tựtiến lên, có đềmục, có
phương pháp, ứng dụng tu pháp này xong, tiến lên pháp khác, có sởchứng sở đắc từ
thấp đến cao. Nhưlối tu quán Tứniệm xứ, Minh sát tuệ(Xem sách Thiền Nguyên
Thủy). Hoặc tu lối Lục diệu pháp môn. Đây là sáu cửa mầu nhiệm tiến vào thiền.
Ban đầu là Sổtức, là lối đếm hơi thở. Hít hơi vào cùng, đếm một, thởra sạch
đếm hai. Hoặc cảhai hơi vô hơi ra đếm một, chú tâm vào hơi thởvô và ra đến đâu đều
biết, nhớsốtừmột đến mười không cho lộn. Đến mười đếm lại một, nếu giữa chừng
quên sốcũng đếm trởlại một. Cột tâm theo hơi thởvà số, vừa dấy nghĩliền kéo lại với
sốvà hơi thở. Chú ý đừng cố đem hơi xuống rún sanh mệt. Hơi vừa dài vừa nhẹlà tốt.
Đến bao giờngồi thiền cảgiờmà chỉnhớsốvà hơi thởlà thành công.
Sang Tùy tức là theo hơi thở. Đến đây bỏkhông đếm sốchỉduyên theo hơi thở
ra vào, chú tâm theo hơi thởvô đến đâu biết rõ đến đó, ra đến đâu theo đến đấy. Tâm
cột với hơi thở, vừa có nghĩkhác kéo lại hơi thở. Theo sát hơi thởkhông phút giây lơi
lỏng, cho đến khi chỉcòn biết hơi thởra vào không nghĩgì khác là xong phần Tùy tức.
Tu Chỉ: Dừng tâm ởmũi xem hơi thởra vào, nhưngười gác cổng nhận diện
từng người khách ra vào không sai sót. Trụtâm ởmũi lâu sanh hôn trầm liền khởi
quán.
Tu Quán: Quán hơi thởra vào là tướng vô thường mỏng manh tạm bợ. Mạng
sống lại nương hơi thởmà còn thì mạng sống cũng mong manh tạm bợ. Quảthật mạng
sống chỉtrong khoảng hơi thởra vào, thởra mà không hít vào là chết, có gì là chắc
chắn lâu dài. Thấy được lẽthật này là thấy Đạo. Hoặc quán hơi thởvào do phổi phồng
lên, hơi thởra do phổi xẹp xuống. Khi phổi phồng lên, thì mũi hít không khí vào, phổi
xẹp xuống thì đẩy không khí ra. Bên ngoài có không khí, bên trong có phổi, hợp với
tâm lý tác động thành sựthở. Sựthởkhông tựcó, đủduyên mới có, đã do duyên thì
hơi thởkhông thật. Sựthở đã không thật, mạng sống lại nương theo hơi thởmà có thì
mạng sống cũng không thật. Quán rõ thấy mạng sống nhưhuyễn hóa là thành công.
Tu Hoàn: Quán nhiều sanh động, nên xoay lại tìm xem tâm năng quán này ở
đâu? Tìm đáo để, không thấy nó thì năng sởtựyên lặng.
Tu Tịnh: chỗnăng sởyên lặng này là tâm thanh tịnh. Giờngồi thiền xảhết vọng
niệm chỉcòn một tâm thanh tịnh là tu tịnh. Tâm thanh tịnh bền bỉlâu dài là xong xuôi
phần tu Lục diệu pháp môn (cần đọc quyển Lục Diệu Pháp Môn của Trí Khải Đại Sư).
THIỀN ĐỐN NGỘ
Thiền đốn ngộlà lối tu trực ngộbản tâm, gọi là Kiến tánh khởi tu. Không có đề
mục, không có phương pháp, không có sởchứng sở đắc, chỉmê là chúng sanh, ngộlà
Phật nên nói “Kiến tánh thành Phật”. Lối tu này không tu mà tu, không chứng mà
chứng. Bởi vì khi hành giảtrực nhận bản tâm, biết rõ nơi mình có cái không sanh
không diệt, mà từthuởnào mãi chạy theo cái tâm sanh diệt tạo nghiệp luân hồi. Ngang
đây biết rõ bộmặt sanh diệt của nó, không chạy theo nữa, khi nó dấy lên không cho
nối tiếp, không khởi thì lặng yên đừng dấy niệm. TổLâm Tếnói: “Đã khởi chớtiếp
nối, chưa khởi chẳng cần dấy khởi, còn hơn ông hành cước mười năm.” Cổ Đức cũng
nói: “Chớsợniệm khởi chỉsợgiác chậm.” Thiền sưVô Nghiệp suốt đời chỉdùng một
câu “chớvọng tưởng” trảlời tất cảcâu hỏi của Thiền khách.
Có người bảo lối tu này là “Tảo niệm” (quét sạch niệm), song khi ngồi thiền
quét, lúc tiếp duyên, xúc cảnh thâu lại. Cứquét rồi thâu đến bao giờmới hết niệm?
Đúng thế, nếu người tu chỉbiết quét khi ngồi thiền, lúc ra ngoài thì thâu lại, thật là
gian nan cho lối tu này. Song ở đây không phải vậy, khi ngồi thiền không theo niệm,
lúc ra ngoài thấy các pháp đều duyên hợp hưdối nhưhuyễn hóa không có một pháp
đáng lưu tâm, thì làm gì có thâu, ví nhưngười đi chợ, cô ta dạo qua các cửa hàng chen
chúc với bao nhiêu người qua lại trên đường phố, nhưng không có vật gì và người nào
đáng cho cô đểý. Về đến nhà, người nhà hỏi: Đi chợcó thấy gì không? Cô đáp: không.
Có phải thật không thấy gì chăng? Hẳn không phải thế, chỉkhông có gì quan trọng
đáng cô chú ý nên nói không thấy gì. Khi tiếp duyên xúc cảnh, hành giảthấy rõ các
pháp nhưhuyễn hóa, tựnhiên không có gì đáng đểthâu. Bên trong có bao nhiêu vọng
tưởng dấy lên đều không tiếp tục, lâu ngày tựhết.
Lại có người bảo “không theo niệm” nhẹnhàng quá, nếu người tọa thiền bịhôn
trầm nặng nềlàm sao đuổi được? Nếu khi hôn trầm nặng nề, hành giảchấn chỉnh thân,
mởmắt sáng mà không hết, nên khởi niệm tìm xem hôn trầm này xuất phát từchỗ
nào? Tức là đặt câu hỏi: “Hôn trầm xuất phát từchỗnào?” Theo dõi lùng tìm nó thì
hôn trầm sẽtan. Khi gặp tán loạn mãnh liệt cũng thế. Hành giảnên đặt câu hỏi: “Vọng
tưởng này xuất phát từchỗnào?” Tìm kiếm nó một lúc sẽhết. Khi hôn trầm tan, vọng
tưởng lặng liền trởlại lối tu “không theo niệm” nhưtrước.
Lối tu này cụthểhóa bằng mười bức họa “Chăn Trâu Thiền Tông”. Mã Tổhỏi
Thiền sưThạch Củng: Ông làm gì đây? Sư đáp: Con chăn trâu. Mã Tổhỏi: Chăn như
thếnào? Sư đáp: Mỗi khi nó chạy vào ruộng lúa thì lôi mũi kéo lại. Mã Tổbảo: Thếlà
ông chăn giỏi, chỉchăn giữkhông cho trâu xâm phạm mạcủa người là biết chăn trâu.
Con trâu là tâm, chạy loạn vào lúa mạlà vọng khởi theo sáu trần, dừng lại không theo
là lôi mũi kéo về. Cứthếmãi, giờngồi thiền chăn, giờlàm công tác chăn, giờdạo chơi,
tiếp khách cũng chăn… không lơi lỏng. Thếnên nói, hái rau, chặt củi, nấu cơm, đều là
thiền. Chăn cho đến khi trâu không còn, người chăn cũng mất, đây là hoàn toàn an
định. Thiền sưLương Giới tìm đến am tranh Hòa thượng Ẩn Sơn hỏi: Hòa thượng ở
đây làm gì? Ẩn Sơn đáp: Tôi thấy hai con trâu báng lộn nhau, chạy ùm xuống sông,
đến nay không có tin tức. Sư đắp y đảnh lễ. Đây là mục thứtám trong mười mục chăn
trâu nhà thiền, trâu và chăn đều vắng bặt chỉcòn một vòng tròn trắng. Đến đây ý
nghiệp yên lặng không còn lôi kéo vào luân hồi sanh tửnữa. Nếu hàng Nhịthừa đến
đây là nhập Niết-bàn, vì đã dứt sạch nghiệp sanh tử.
GIÁC NGỘPHÁP THÂN
Dứt sạch nghiệp mới gọi là hết sanh tử, chưa phải thành Phật. Vềcác kinh A-hàm đến đây là chứng Niết-bàn (Vô Sanh) của A-la-hán. Kinh Pháp Hoa Phật bảo là
Hóa thành không phải Bảo sở, vềThiền tông gọi đây là đất Vô sanh, là Tửthủy (nước
chết) là đầu sào trăm trượng, cần phải vượt qua mới được. Căn cứvào mười mục chăn
trâu nhà Thiền, chỗnày mới là mục thứtám chăn và trâu đều mất. Phải tiến lên mục
thứchín là lá rụng vềcội, nước chảy vềnguồn mới được, mục này gọi là nhập Phật
giới hay nhập Pháp thân. Cần vượt lên mục thứmười là buông lỏng tay vào chợhay
nhập ma giới, mới vuông tròn công đức thành Phật. Dứt sạch nghiệp mới thoát khỏi
đau khổtrong sanh tửcho chính mình, song chưa đạt Pháp thân, chưa viên mãn công
đức cứu khổchúng sanh, cần phải hòa quang đồng trần làm lợi ích tất cảchúng sanh
mới vẹn tròn công đức thành Phật.
THẦM NGỘLÀ ĐỦLÒNG TIN
Có người nghĩ, hành giảchưa trực ngộbản tâm tu thiền đốn ngộ được chăng?
Trực ngộbản tâm là chủyếu của người tu thiền đốn ngộ. Song có người chưa ngộmà
đủlòng tin, tu vẫn được. Xem kinh, đọc luận, hỏi đạo, nghe giảng… thầm nhận mình
có bản tâm bất sanh bất diệt, khẳng định không nghi ngờ, người này tu thiền đốn ngộ
được. Thiền sưPháp Thường đến hỏi Mã Tổ: Thếnào là Phật? Mã Tổ đáp: Tức tâm là
Phật. Sưthầm nhận, đến núi Đại Mai cất am tu. Sau Mã Tổnghe, sai vịTăng đến thăm
dò. Tăng đến hỏi Sư: Hòa thượng gặp Mã Tổ, được cái gì về ởnúi này? Sư đáp: Mã Tổ
nói với tôi: tức tâm là Phật, tôi bèn đến ởnúi này. Tăng thưa: Gần đây Mã Tổlại nói
“Phi tâm phi Phật.” Sưbảo: Ông già mê hoặc người, chưa có ngày xong, mặc ông phi
tâm phi Phật, tôi chỉbiết tức tâm là Phật. VịTăng trởvềthuật lại Mã Tổ. Mã Tổnói
với đại chúng: Đại chúng, trái mai đã chín. Đây là tin nhận mình có bản tâm chân thật
một cách chắc chắn là tu thiền đốn ngộhay chăn trâu được.
Hoặc giảnhận rõ vọng tưởng hưdối nhưsương nhưkhói, không theo, không bị
nó dẫn, đến khi nó tan biến hoàn toàn, chân tâm hiển lộ. Ngài HuệKhảsau khi được
Tổ Đạt-ma nhận làm môn đồ, Ngài hỏi Tổ: Tâm con chưa an, xin Thầy dạy con
phương pháp an tâm? Tổ Đạt-ma nhìn thẳng vào mặt bảo: Đem tâm ra ta an cho. Ngài
sửng sốt lặng tìm liền đáp: Con tìm tâm không được. Tổ Đạt-ma bảo: Ta đã an tâm cho
ông. Ngài HuệKhảliền biết lối vào. Bình nhật chúng ta thấy tâm tưởng lăng xăng, khi
nhìn lại thì mất bóng bặt dạng. Thếlà nó hưdối không thật. Biết rõ nó hưdối thì nó
không còn khảnăng lôi cuốn dẫn dắt chúng ta nữa. Không chạy theo không bịdẫn,
chẳng an là gì? An tâm là nhìn thẳng bộmặt hưdối của nó, nó tựtan biến, còn gì nữa
mà động. Thời gian sau, ngài HuệKhảthưa Tổ Đạt-ma: Nay con bặt hết các duyên. Tổ
Đạt-ma bảo: Coi chừng rơi vào đoạn diệt. Ngài HuệKhảthưa: Không rơi. Tổ Đạt-ma
hỏi: Thếnào không rơi? Ngài HuệKhảthưa: Rõ ràng thường biết, nói không thể đến.
Tổ Đạt-ma nói: Đây là chỗtruyền của chưPhật, chớcó hoài nghi. Thếlà, từnhận biết
tâm bất an là hưdối, ngài HuệKhảchăn nó đến lúc không còn tâm dạng là: “bặt hết
các duyên” chỉcòn lại cái: “rõ ràng thường biết” là chỗchưPhật truyền nhau.
Có nhiều người học đạo đã thầm nhận mình có cái chân thật sẵn đủ, hoặc biết rõ
vọng tâm hưdối, mà vẫn chưa đủlòng tin đểtiến tu, họcứ đòi phải ngộmới tu được.
Quảthật họ đang đuổi theo cái ảo ảnh của danh từngộ. Đâu biết rằng tin chắc không
nghi là đã thầm ngộ.
KẾT THÚC
Trên tiến trình tu tập từphàm phu đến Phật quảthật là thăm thẳm gian truân.
Song vì ý thức được sự đau khổtrong kiếp mê lầm, sự đọa đầy trong vòng lục đạo,
chúng ta phải nỗlực tiến tu. Nhờthắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, chúng ta mới thấy đường
đểtháo gỡnhững gút mắc của muôn ngàn sợi dây nghiệp báo. Gỡsạch những vòng
dây nghiệp báo rồi, chúng ta được thảnh thơi, tựtại. Song, thân bằng quyến thuộc ta,
đồng bào, đồng loại ta, đang bịchúng bủa vây bao phủ, đành lòng nào chúng ta lại ngó
lơ. Thếlà, vén áo xăn quần, chúng ta lao mình vào cõi trần ai đểdìu dắt nhân loại thoát
khỏi vòng khổ ải. Đây là hình ảnh Thiền sưvai mang chiếc đãy, tay cầm bầu rượu, kết
bè họp bạn với đám người đầu đường xó chợ. Đem ánh sáng hòa lẫn với bụi bặm, quả
là “đầu tro mặt đất” lang thang. Có thếmới tròn bản nguyện đại bi, mới đủcông đức
giải thoát chúng sanh ra khỏi sông mê bểkhổ. Cứu mình, độngười được viên mãn, đều
đặt gọn trên nền tảng giác ngộgiải thoát của đạo Phật.
D
CHỮ“TỨC” TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
Người đời và những người mới học đạo đều nhìn sựvật với tính cách cố định.
Nói ác hẳn là ác, nói thiện hẳn là thiện, phải hẳn là phải, quấy hẳn là quấy, có hẳn là
có, không hẳn là không… họkhông hiểu nổi lối nói “cái này tức là cái kia”, trong kinh
điển Đại thừa. Họcho lối nói này ỡm ờmờám không chấp nhận được. Song với tinh
thần Đại thừa Phật giáo, nhìn sựvật thấy rõ không có bản chất cố định, không ngoài
nhau. Vì thế, trong kinh nói “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”, hay “Phiền não tức
Bồ-đề”, hoặc “Sanh tửtức Niết-bàn”. Chỉmột chữ“Tức” làm sáng tỏnghĩa không cố
định, không ngoài nhau của các Pháp.
SẮC TỨC LÀ KHÔNG, KHÔNG TỨC LÀ SẮC
Câu này xuất phát từkinh Bát-nhã. ChữSắc ở đây là chỉcho Sắc uẩn. Dưới con
mắt đức Phật, thân này do năm uẩn kết hợp thành. Sắc uẩn là phần vật chất; thọuẩn,
tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là phần tinh thần. Chẳng riêng gì sắc uẩn tức là không,
mà thọ, tưởng, hành, thức cũng nhưthế. Bởi vì bản chất mọi uẩn không tựcó, do
duyên hòa hợp thành. Đã do nhân duyên hòa hợp thì làm sao cố định được. Trước khi
nhân duyên hòa hợp nó không có, sau khi nhân duyên ly tán, nó cũng không, chính khi
duyên đang hợp phân tích ra cũng không có thực thểcủa nó. Ví nhưnắm tay, trước khi
co năm ngón lại, không có nắm tay, sau khi buông năm ngón ra không có nắm tay,
đang khi co năm ngón lại nếu phân tích từng ngón cũng không có nắm tay. Thếthì,
nắm tay chỉlà cái tên tạm gọi khi co năm ngón lại, chớkhông có thực thểcố định của
nắm tay. Sắc uẩn không cố định nên nói “sắc tức là không”; không, khi đủduyên hợp
thành sắc nên nói “không tức là sắc”, sắc chẳng ngoài tính chất không cố định, không
cố định chẳng ngoài sắc, nên nói “sắc tức là không, không tức là sắc”! Thấu triệt lý các
pháp tùy duyên biến chuyển, không đứng yên, không tựthành, là thông suốt câu “sắc
tức là không, không tức là sắc”.
PHIỀN NÃO TỨC BỒ-ĐỀ
Câu này bàng bạc trong các kinh Đại thừa. Phiền não là si mê bực bội đau khổ.
Bồ-đềlà giác ngộyên tĩnh an vui. Hai thứbản chất trái ngược nhau, tại sao lại nói cái
này tức cái kia? Bởi phiền não bản chất không cố định, khi biết chuyển hoặc biết xả
liền thành Bồ-đề. Cái động không ngoài cái tịnh, dừng động tức là tịnh. Cái sáng
không ngoài cái tối, hết tối tức là sáng. Chúng ta cứquen chạy tìm cái giác ởngoài cái
mê, tìm an vui ngoài đau khổ. Sựthật không phải thế, hết mê tức là giác, dứt khổtức là
vui. Thiền sưTưNghiệp người Trung Hoa, khi chưa xuất gia làm nghềhàng thịt. Một
hôm mổheo, bỗng dưng ông thức tỉnh, bỏnghề đi xuất gia. Khi xuất gia, ông làm bài
kệ:
Tạc nhật Dạ-xoa tâm
Kim triêu Bồ-tát diện
Bồ-tát dữDạ-xoa
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm Dạ-xoa,
Ngày nay mặt BồTát
Bồ-tát cùng Dạ-xoa
Không cách một sợi chỉ.
Biết dừng phiền não tức Bồ-đề, không phải nhọc nhằn tìm kiếm đâu xa. Bồ-đề
đã sẵn có nơi mình, do phiền não dấy khởi phủche nên Bồ-đềbị ẩn khuất. Một khi
phiền não lắng xuống thì Bồ-đềhiện tiền. Chúng ta ôm đầy một bụng phiền não chạy
tìm Bồ-đề, dù chạy cùng ngàn sông muôn núi tìm vẫn không thấy Bồ-đề. Chỉkhéo
ngồi yên lại cho phiền não lắng xuống thì Bồ-đềhiện tiền.
Nhưkhi trời đổmưa to, nước mưa từhưkhông mưa xuống là trong sạch, song
rơi đến mặt đất lôi cuốn bụi bặm bùn đất chảy xuống ao hồ, thấy toàn nước đục. Có
người cần nước trong xài, ra ao hồnhìn thấy toàn nước đục không biết làm sao. Gặp
người thông minh bảo: nước đục tức là nước trong, anh ta ngẩn ngơkhông hiểu, ông
này bảo: Anh cứgánh về đổvào lu, lấy ít phèn quậy nhiều vòng cho nước cuồn lộn
lên, rồi đểyên vài tiếng đồng hồ, cặn bụi lắng xuống nước sẽtrong. Anh chàng kia làm
đúng nhưngười thông minh dạy, kết quảanh được nước trong.
Bởi vì nước mưa nguyên là trong, do bụi đất cuốn theo và hòa tan trong nước
nên trởthành đục. Kẻkhờthấy nước đục khác với nước trong, tưởng chừng nhưnước
trong ngoài nước đục mà có, nên khi cần nước trong thấy nước đục là thất vọng, không
biết phải tìm nước trong ở đâu. Người trí biết nước mưa vẫn trong, do bụi đất hòa lẫn
nên đục, chỉcần lóng bụi đất trởthành nước trong. Vì thế, khi thấy nước đục, họvẫn
quảquyết nói “nước đục tức là nước trong”. Chữtức ở đây đểchỉnước trong không cố
định trong, do duyên hợp thành đục; nước đục không cố định đục, do duyên lóng thành
trong. Nước đục không ngoài nước trong mà có; nước trong không thểbỏnước đục mà
tìm. Bồ-đềvà phiền não cũng thế, phiền não không cố định phiền não, do duyên hợp
thành phiền não, Bồ-đềkhông cố định Bồ-đề, do duyên lóng sạch thành Bồ-đề. Bồ-đề
không ngoài phiền não mà có, phiền não không ngoài Bồ-đềmà sanh. Bỏphiền não
chạy tìm Bồ-đềnhưngười lưới cá trên không, bẫy chim đáy biển, rốt cuộc chỉphí công
vô ích.
Nước đục lóng thành nước trong, trẻcon thấy mới được nước trong, người lớn
biết nước trước nguyên trong, nay lóng trởlại trạng thái cũ, có gì là “được”. Nếu trước
nước vốn đục, nay lóng mấy cũng không trởthành trong. Cũng vậy, nếu tất cảchúng
sanh không có sẵn tánh giác, dù có tu hành đến đâu cũng không thểgiác được. Chư
Phật, Bồ-tát trước cũng là chúng sanh, các Ngài tu hành đã giác ngộ được, tất cảchúng
ta nếu biết tu hành chắc chắn sẽgiác ngộnhưcác Ngài. Vì thế, chưPhật thấy rõ tất cả
chúng sanh đều có tánh giác, vì vô minh phiền não che đậy trởthành mê, một khi khéo
tu lóng sạch vô minh phiền não liền trởlại giác. Từmê sang giác, chúng sanh tưởng là
mới được, nên thấy có chứng có đắc. ChưPhật biết rõ chỉtrởlại tánh giác sẵn có, nên
nói vô chứng vô đắc. Vô chứng vô đắc không có nghĩa là không ngơ, mà không còn
mê, hằng sống lại tánh giác của mình. Cái đã sẵn có, trởlại với nó có gì thêm bớt mà
nói chứng đắc. Tuy không chứng đắc mà hằng giác chẳng mê, làm sao nói không ngơ
được?
Biết trong nước đục vốn là nước trong, nước đục khéo lóng sẽthành nước
trong, đó là cái thấy của người thông minh. Đức Phật cũng thế, Ngài thấy tất cảchúng
sanh đều sẵn có tánh giác, dù đang mê tánh giác cũng không mất, nên nói “Ta thấy tất
cảchúng sanh đã thành Phật”. Lại có khi Ngài nói “Ta là Phật đã thành, các ông là
Phật sẽthành”. Bởi chúng ta đã sẵn tánh giác, một khi thức tỉnh huân tu tánh giác sẽ
hiển hiện, việc này không có gì là lạ. Câu Phật nói trước có vẻkhó hiểu, đã thành Phật
tại sao chúng sanh vẫn mê muội loạn cuồng. Bởi vì Phật cũng là một chúng sanh như
chúng ta, Ngài khéolóng vô minh phiền não chìm lặng trởthành giác ngộ. Nếu không
có tánh giác sẵn, dù Ngài tu đến muôn a-tăng-kỳcũng không ngộ, nói gì ba a-tăng-kỳ.
Thấy chúng sanh sẵn có tánh giác, nói “đã thành Phật” thì có lỗi gì? Có sẵn tánh giác
mà cứquên, mải tạo nghiệp đi trong sanh tửluân hồi, càng luân hồi càng tạo nghiệp,
nghiệp mê chồng chất nên thành mê muội loạn cuồng. Một phen thức tỉnh, dừng bước
luân hồi, nghiệp mê băng hoại, mới tin “ta là Phật sẽthành”.
SANH TỬTỨC NIẾT-BÀN
Chúng sanh mải trôi lăn, lặn hụp trong biển luân hồi sanh tử, dừng sanh tử được
an lành là Niết-bàn. Sanh tửlà khổ đau. Niết-bàn là an lạc. Sựkhổ đau an lạc dường
nhưhai mà không phải hai. Nhưngười đi trên vai gánh một gánh nặng đi xa, họcảm
nghe nhọc nhằn vô kể, đểgánh nặng xuống nghỉ, họcảm thấy nhẹbổng an vui. Cái
nhọc nhằn và an vui người này cảm giác được, dường nhưhai mà không phải hai.
Chẳng qua, khi gánh nặng còn đè trĩu trên vai là đau khổ, đểgánh nặng xuống thì an
vui. Do hết khổgọi là vui, chớkhông có cái vui từ đâu đem đến. Niết-bàn và sanh tử
cũng thế, do hết sanh tửgọi là Niết-bàn, không có Niết-bàn ngoài sanh tử.
Chúng sanh tạo nghiệp, lại do nghiệp dẫn chúng sanh loanh quanh lẩn quẩn,
không có ngày cùng. Chúng ta vì sựsống tạo nghiệp, nghiệp lại dẫn chúng ta qua lại
trong tam giới, lên xuống trong sáu đường, không biết bao giờra khỏi. Nếu khéo tu
dừng nghiệp thì bánh xe luân hồi sẽtheo đó mà dừng. Theo nghiệp trôi lăn là sanh tử,
dừng nghiệp lặng yên là Niết-bàn. Vì thế, cần được Niết-bàn, chúng ta phải dừng
nghiệp. Có nhiều người tưởng Niết-bàn là một cảnh giới xa xôi đẹp đẽnhưcảnh Cực
Lạc chẳng hạn. Họcốcầu xin Phật, Bồ-tát cho họ được Niết-bàn hoặc tìm minh sư đạt
đạo nhờtruyền pháp hay điểm đạo cho họ được Niết-bàn. Họkhông ngờsạch nghiệp
tức là Niết-bàn. Nghiệp lại do mình tạo, chỉcần tìm ra động cơchủyếu tạo nghiệp, bắt
nó dừng lại thì Niết-bàn hiện tiền. Tâm thức lăng xăng của chúng ta là chủ động tạo
nghiệp, khéo tu dừng lặng nó thì Niết-bàn xuất hiện. Dừng ngắn thì được Niết-bàn
ngắn, dừng lâu thì được Niết-bàn lâu, dừng hẳn thì được Niết-bàn viên mãn.
Sởdĩcó Niết-bàn là do đối với sanh tửmà lập, một khi sanh tửdứt sạch thì
Niết-bàn cũng không còn chỗ đứng. Kinh có câu “Niết-bàn sanh tử đồng nhưhoa đốm
trong không”. Đã là hai danh từ đối đãi mà lập thì đều không thật. Không có sanh tử
thì không có Niết-bàn; không có Niết-bàn thì nói gì là sanh tử. Nhưkhông có khổthì
không có vui, không có vui thì làm sao biết khổ. Niết-bàn và sanh tửkhông riêng lập
và không ngoài nhau, nên nói “Sanh tửtức Niết-bàn”.
Sẽcó người bảo, sanh tửlà do nghiệp dẫn là pháp sanh diệt, hưdối là phải,
Niết-bàn là dứt sạch nghiệp là chân thật, tại sao lại nói hưdối? Quảthật Niết-bàn
không hưdối, song danh từNiết-bàn là hưdối. Thực thểNiết-bàn không có hình dáng
đểdiễn tả, không có ngôn ngữ đểnói bàn, nó vượt ngoài pháp đối đãi thếgian. Ngôn
ngữchúng ta sửdụng đểdiễn đạt tâm tư đều nằm trong đối đãi không thật. Dù là ngôn
ngữNiết-bàn, cũng chỉlà lớp mây phủnúi, chớkhông phải là núi, đứng vềnúi mà
nhìn thì nó là cái hưdối bên ngoài không đáng kể. Thếnên nói “nhưhoa đốm trong hư
không” mà thực thểchẳng phải không.
THIỆN TỨC ÁC, ÁC TỨC THIỆN, PHẢI TỨC QUẤY, QUẤY TỨC
PHẢI
Ta có thểnói rộng ra “thiện tức ác, ác tức thiện” hay “phải tức quấy, quấy tức
phải”… chẳng hạn. Bởi vì, dù là việc thiện mà chúng ta cốchấp liền trởthành ác. Ví
nhưngười theo tôn giáo A tựthấy là hay là lợi ích, liền khuyên bà con thân quyến
cùng theo với mình. Nếu những người thân không bằng lòng theo, tức thì sanh tâm
giận ghét. Thếkhông phải chấp thiện thành ác là gì? Tuy là việc ác, chúng ta ý thức
được liền bỏlà trởthành thiện. Nhưanh A nghe theo bạn bè làm việc trộm cắp, gặp
người tốt nhắc nhởgiải thích cho A biết việc làm ấy là xấu xa, tội lỗi, A liền bỏnghề
trộm cắp. Quảthật ác biết bỏliền trởthành thiện.
Phải quấy cũng không có tiêu chuẩn cố định, nếu ta chấp vào cái phải của mình
liền trởthành quấy. Bao nhiêu việc cãi vã chửi lộn đánh lộn đâu không phải do chấp
phải mà ra. Có người nào sau khi đánh lộn, bịngười hỏi, dám nhận là tôi quấy đâu.
Mọi người đều thấy mình phải nên có ẩu đả. Ngược lại, người ý thức việc làm của
mình là quấy tựbỏ, liền trởthành phải. Những người lầm đường lạc lối, khi họthức
tỉnh xoay trởlại đường lành liền trởthành người tốt. Mọi sựviệc trong đối đãi đều như
thếcả, không có một sựviệc gì là cố định. Cái phải của A không phải là cái phải của
B. Cái phải của nhóm C không phải là cái phải của nhóm D. Cái phải của xứnày
không phải là cái phải của xứkhác. Cái phải của thời gian trước không phải là cái phải
của thời gian sau. Thếthì, lấy đâu làm tiêu chuẩn mà chấp phải quấy! Chấp chặt phải
quấy là ngu xuẩn là khổ đau. Biết buông xảlinh động tùy thời là người khôn ngoan an
ổn.
CHỮTỨC ĐỐI TRONG VẠN VẬT
Ta đi xa hơn ra ngoại giới, với mọi sựvật dùng chữTỨC vẫn đúng lẽthật. Như
nói “thểlỏng tức là thểhơi” hoặc nói “thểhơi tức là thểlỏng”. Nước là thểlỏng đun
nóng bốc lên thành hơi, hơi nước lên cao gặp khí lạnh đọng lại rơi xuống thành nước
thểlỏng. Cũng có thểnói “thểlỏng tức là thểcứng, thểcứng tức là thểlỏng”. Nước là
thểlỏng khi đểvào tủlạnh cô đọng thành nước đá thểcứng; nước đá đem đểngoài
nắng tan thành nước thểlỏng. Ngoài nước ra, các loại chì, đồng, sắt…, từthểcứng để
vào lò nấu sức nóng lên đến 1.000
0C trởlên sẽchảy thành thểlỏng, thểlỏng đó đem ra đểnguội trởthành
cứng… Vì thế, thấu hiểu chữTỨC là thấy đúng lẽthật, cũng là thấy tột cùng lý tùy
duyên chuyển biến của các pháp. Môn hóa học hiện tại chứng minh sựvật không tự
tồn tại, không có cá thể độc lập, không giữnguyên một vịtrí. Một vật thểnày bịthay
đổi chất liệu liền biến thành vật thểkhác. Thếnên, con người có thểdùng các thứ
nguyên liệu khoa học đã tìm được, biến chếthành những sản phẩm hữu ích cung ứng
cho nhân loại cần dùng. Mọi vật thểkết hợp không phải đơn thuần, mà sựcấu tạo rất
phức tạp. Biết được sựcấu tạo của vật thể, người ta sẽtạo điều kiện biến nó thành
những vật theo nhu cầu của mình. Sựbiến hóa đổi thay trong mỗi vật thể đã là bằng
chứng hùng hồn vềlý không cố định của sựvật. Thấy được lý không cố định là thấy
tột bản tánh của sựvật. Những nguyên tốhợp thành sựvật tuy nhiều song chẳng lắm,
do sựkết hợp tăng giảm biến thành muôn vàn sựvật có đủthiên hình vạn trạng trên
thếgian này. Quảlà trong vật này có những nguyên tốcủa vật khác, trong vật khác có
những nguyên tốcủa vật này. Thếnên, nói “A tức B, B tức A” là đúng lẽthật đâu có
sai ngoa.
HIỆU DỤNG CHỮTỨC TRONG SỰTU HÀNH
Hiểu rõ chữTỨC có công hiệu rất lớn trong việc tu hành. A tức là B, thì A
không thật A, B tức là A thì B không thật B. Muôn vật tùy duyên thay hình đổi dạng,
có cái gì cố định mà chấp. Bệnh lớn của con người là cốchấp, chấp càng nặng thì khổ
càng nhiều. Mỗi người chấp theo cái thấy, cái nghe, cái sởhọc, cái suy nghĩ, cái tưởng
tượng của mình hoặc của nhóm người thân mình, nếu người khác thấy đồng cái thấy
của mình, nhóm mình thì thân; thấy khác cái thấy cái chấp của mình, nhóm mình thì
thù. Đây là gốc đấu tranh gây ra đau khổcho nhân loại. Sựvật là một dòng biến thiên,
mà mình nhìn theo cái chấp cố định thì làm sao thấy được lẽthật, làm sao đem lại sự
an bình. Con người khủng khiếp hãi hùng khi nghe tin mình sắp chết. Sợchết vì chấp
thân là chắc thật lâu dài, bỗng dưng nó sắp tan hoại nên hoảng sợ. Sựnghiệp tài sản
cũng chấp cố định bền lâu, xảy ra tai nạn hỏa hoạn, binh đao, trộm cướp… khiến phải
tan hoại, người ta sẽ đau khổvô hạn. Tình cảm bạn bè, thân hữu…, chấp mãi mãi
không đổi thay; một khi gặp cảnh đổi thay, người ta sẽthảm sầu vô kể.
Người nắm vững nguyên tắc “các pháp không cố định”, mọi cốchấp trên từtừ
tan rã, khổ đau, sầu thảm, hoảng sợ, hãi hùng dần dần tan biến theo mây khói. Thân
sắp chết, sựnghiệp tan vỡ, bạn bè chia lìa… cũng là lẽ đương nhiên trong dòng biến
thiên của vạn vật. Chúng ta chưa can đảm cười trước cảnh ấy, song cũng can đảm nhìn
chúng trôi qua với tâm niệm an bình. Bởi người tu hành là huân tập phát minh những
lẽthật ấy. Sởdĩhiện nay có lắm người tu khi gặp hoàn cảnh tang thương biến cốliền
hoảng sợbất an, do họkhông phát minh những lẽthật này. Họnghĩrằng tụng kinh
nhiều, niệm Phật lắm, cúng kính hậu là đầy đủcông phu tuhành. Tu bằng cách nhắm
ra ngoài, chạy theo hình thức làm sao đạt được lẽthật, mà làm suy giảm khổ đau. Họ
càng tu thì chấp càng nặng, chấp nặng thì đau khổcàng nhiều. Thếlà, tu chỉtăng khổ,
chớkhông hết khổ.
A tức là B, thì A không thật là A, B tức là A, thì B không thật là B, hai bên đều
không cố định. Đã không cố định thì làm sao dám bảo là thật. Hai bên đều không thật
thì không thểthành hai. Bởi không thểthành hai là tiến thẳng vào “Pháp môn bất nhị”.
Thấy vạn vật đối đãi không thật, còn gì đểlý giải luận bàn. Vừa phát ra ngôn ngữlà
nằm trong đối đãi, đối đãi thuộc hai bên.
Muốn chỉchỗcứu kính của “Pháp môn bất
nhị”, ngài Duy-ma-cật chỉcòn cách lên tòa ngồi lặng thinh. Chính thếmà Bồ-tát Văn-thù tán thán không tiếc lời.
THẤY THÂN GIẢDỐI CÓ PHẢI QUAN NIỆM CHÁN ĐỜI
CHĂNG?
Đa sốngười nghe trong kinh Phật nói “xem thân nhưhuyễn hóa” cho là tâm
trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấy thân nhưhuyễn hóa là sức mạnh đểlàm
lợi ích chúng sanh. Nhưnói “Bồ-tát lấy thân nhưhuyễn độchúng hữu tình như
huyễn”, bởi Bồ-tát thấy thân hình không thật nên sẵn sàng lăn xảvào làm việc lợi ích
chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân nhưhuyễn có
mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình nhưhuyễn nên độchúng sanh mà
không chấp nhân ngã. Thấy thân nhưhuyễn, khiến người ta mạnh mẽlên, không còn
hãi sợ, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tựtại… Ta hãy nghe bài
kệcủa Thiền sưVạn Hạnh:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thạnh suy vô bốúy,
Thạnh suy nhưlộthảo đầu phô.
Dịch:
Thân nhưbóng chớp có rồi không
Cây cỏxuân tươi, thu đượm hồng
Mặc cuộc thạnh suy không sợhãi
Thạnh suy nhưcỏhạt sương đông.
Biết bao lời Phật, ý Tổtrong các kinh, luận thấy thân nhưhuyễn đạt tinh thần
vô úy nhưthế.
THẤY THÂN HUYỄN HÓA LÀ ĐÚNG LẼTHẬT
Phật giáo nói thân này do tứ đại hòa hợp thành nên không chắc thật bền lâu. Tứ
đại là đất, nước, gió, lửa, bốn thứnày bủa khắp trời đất vạn vật nên nói là đại. Chất
cứng trong thân là đất, chất ướt là nước, chất động là gió, chất ấm là lửa. Bốn chất này
thiếu một thì thân phải hoại. Song bốn chất này luôn luôn thù địch chống đối nhau.
Lửa không ưa nước, đất không ưa gió, ngược lại cũng thế. Khi lửa thạnh hơn nước
sanh nóng bức đau đầu; gió thạnh hơn đất sanh nhọc nhằn đau nhức. Chúng hằng
chống đối nhau, nên lúc nào thân này cũng sẵn sàng bệnh hoạn hay chực tan rã. Ta
khéo điều hòa thì thân còn an ổn, không khéo chúng sẽbăng hoại. Sựbăng hoại của
thân thật bất định, một mạch máu bể, một cái sẩy chân, một luồng gió độc, một viên
đạn xuyên qua… là mất mạng. Sựhòa hợp của tứ đại thật là khó khăn không bảo đảm
lâu dài, vì chúng mang bản chất thù địch nhau. Nhưbốn người thù địch nhau chung
làm một công tác, nếu thiếu một trong bốn người thì công tác phải đổvỡ. Thửhỏi,
chúng ta dám bảo đảm bốn người này hòa hợp lâu dài chăng? Và công tác họ đang làm
có thểthành tựu viên mãn không? Thật không ai dám hứa điều đó hết, vì thấy rõ tính
chất thù địch của chúng. Sựhòa hợp của bốn kẻthù, dù ai ngu tối mấy cũng biết rất
tạm bợmỏng manh. Thếthì, nói thân tạm bợhưdối là nói đúng sựthật không còn nghi
ngờgì nữa.
Chẳng những sựhòa hợp của chúng rất tạm bợmỏng manh, chính khi đang hòa
hợp, chúng cần phải vay mượn tứ đại bên ngoài hỗtrợmới được tồn tại. Sựvay mượn
tứ đại bên ngoài bịthiếu hay ngưng trệ, nguy cơtan vỡxuất hiện ngay. Lỗmũi chúng
ta đang hít thởlà mượn gió, miệng ta uống nước, ăn cơm là mượn nước, mượn đất và
lửa. Sựvay mượn ấy được thuận chiều ổn thỏa thì thân an vui khỏe mạnh. Sựvay
mượn bịtrởngại khó khăn là thân đau đớn nguy kịch. Quảthật cuộc sống an vui hạnh
phúc là do sựvay mượn và tống trảmột cách an ổn điều hòa, ngược lại là sựsống bất
hạnh. Sựsống còn là nhờvay mượn, làm sao dám nói thân này là thật, là lâu dài?
Thếmà người đời bịsi mê nhiều kiếp, cứnghĩthân này là thật, là lâu bền, là
của ta. Thậm chí đất nước gió lửa bên ngoài là của thiên nhiên trời đất, mà một khi
mượn vào xài, liền chấp của mình. Nhưlỗmũi vừa mượn không khí đem vào chưa đến
một phút, thởtrảra liền nói hơi của tôi. Nước, đất cũng chấp nhưvậy. Một vật gì vừa
qua thân này đều nói là của tôi, không ngờcái tôi này cũng vay mượn nốt. Bao nhiêu
đó đủthấy, cái si mê chấp ngã của chúng ta thật quá nặng nề. Vì chấp ngã nên mù
quáng, không thấy lẽthật. Bởi vậy nên nghe nói thân này nhưhuyễn hóa liền hằn học
chống đối ngay.
Nếu thân này là thật, phải có bảo đảm tồn tại trong thời gian bao lâu. Quảthật
không dám bảo đảm, làm sao nói thân này là thật được. Có người ra chợmua hàng,
thấy món hàng vừa ý muốn mua, song còn ngại đồgiả. Chàng ta hỏi cô bán hàng: Đây
là đồthật hay đồgiả? Cô bán hàng đáp: Đồthật! Tôi bảo đảm ông đồtốt lâu bền… có
thật mới dám bảo đảm, nếu giả đâu dám bảo đảm, trừkẻbướng. Thân này đã không,
có ai dám bảo đảm, nói giảdối là hợp lý còn gì nghi ngờ. Song nói giảdối hay huyễn
hóa đểchỉsựcó mặt của nó rất tạm bợkhông lâu bền, không chủtể, chớchẳng phải
không ngơ, không có gì hết. Có người bảo đạo Phật nói thân nhưhuyễn hóa, tại sao
các người tu theo Phật vẫn ăn, vẫn mặc v.v… và v.v…? Biết thân huyễn hóa là thấy nó
có một cách tạm bợngắn ngủi, dễtan hoại, chẳng phải là không, sự ăn mặc đối với nó
là lẽthường có gì phải nghi. Thấy được lẽthật tạm bợcủa thân này, chúng ta phá được
cái chấp ngã sai lầm vô lý, dừng tay, không tạo nghiệp ác, đem lại sựcảm thông tương
trợlẫn nhau, để được chút an vui trong cuộc đời tạm bợ.
THẤY THÂN HUYỄN HÓA ĐỂTRỪTAM ĐỘC
Tham, sân, si là ba con rắn độc sát hại người không thểkểxiết. Chẳng những
chúng giết hại người trong đời này, mà còn gây họa ương không biết bao nhiêu kiếp
nữa. Còn tham sân si là con người còn đau khổ. Thấy thân nhưhuyễn hóa là lối nhìn
đúng nhưthật bằng con mắt trí tuệ. Con mắt trí tuệmởsáng thì si mê tan biến là phá
được si. Si đã tan thì tham theo đó mà dừng. Tham hết thì sân không còn lý do trỗi
dậy. Bởi si mê nên thân duyên hợp hưdối ta tưởng lầm là chân thật quí báu. Do tưởng
thân thật quí, nên sanh lòng tham muốn thu góp mọi nhu cầu mà thân yêu thích. Sựthu
góp bịngăn trởliền nổi sân lên. Thếlà, từsi khởi tham, từtham sanh sân, tạo nghiệp
gây khổcho mình cho người. Hành giảbiết rõ cội gốc của tam độc là si mê dùng cây
xẻng trí tuệbứng tung gốc si mê lên. Gốc si mê đã tróc thì thân tham và cành lá sân
cũng đổngã theo, cây tam độc ngang đây sẽkhô khan rã mục. Quảlà chúng ta đã tháo
được cây chốt cửa giải thoát. Bài kinh Bát-nhã bổkhuyết cho tất cảthời khóa tu tập
chủyếu là ởchỗnày. Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường giác ngộ, nếu
không thắp sáng ngọn đuốc trí tuệthì mục đích giác ngộ ắt phải xa vời. Kinh Pháp Cú
Phật dạy “các ông tựthắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Trong mười hai
nhân duyên, bắt đầu từvô minh. Từvô minh tiếp nối đến sanh tửlà lưu chuyển. Vô
minh diệt cho đến sanh tửdiệt là hoàn diệt. Do vô minh dẫn mãi đi trong luân hồi sanh
tử. Vô minh là tên khác của si mê. Chúng ta đã thấy đích thực bộmặt ác độc của hắn
rồi, không ra tay tiêu diệt hắn, biết bao giờchúng ta mới hết khổ. Vì thế, hành giả
thẳng tay trừng trị đích đáng kẻác độc này, với cây kiếm trí tuệcầm sẵn trong tay. Bất
cứnơi chốn nào, thời gian nào, hành giảhằng lia kiếm trí tuệ, bọn quân si mê ngã rạp
không còn một đứa dám xáp lại gần là thắng trận, trên đường tiến đến thành giác ngộ.
Ngược lại, là kẻbại trận không thểcứu.
THẤY THÂN HUYỄN HÓA ĐẠT ĐẾN KHÔNG HUYỄN HÓA
Lý do không bi quan của đạo Phật là thấy thân huyễn hóa để đạt đến không
huyễn hóa. Không phải nhưnhững kẻphàm phu tục tử, có lúc nhàn hạngồi yên suy
gẫm cuộc đời, thấy nó ngắn ngủi tạm bợ đâm ra chán chường kinh hoảng. Thấy cuộc
sống đi vào ngõ cụt, họê chềchán ngán có khi liều mình tựtử. Hành giảdùng trí tuệ
quán sát thấy thân đúng lẽthật, nó hưdối tạm bợkhông có gì đáng quí. Song lại có cái
chân thật tàng ẩn trong ấy, chỉcó người đạt đạo mới thấy được. Ta hãy nghe ba câu
trong bài ca Chứng Đạo của Thiền sưHuyền Giác:
Huyễn hóa không thân tức pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tựtánh Thiên Chân Phật.
Ngay trong thân không thật huyễn hóa này tức là Pháp thân. Giác ngộpháp thân
thấy không có một hình tướng sựvật gì. Pháp thân này cũng gọi là Bản nguyên, Tự
tánh, Thiên Chân Phật. Pháp thân là tên khác của tâm thểlặng lẽ, tràn đầy trong sáng
của mọi chúng ta. Nó không có hình tướng nên không bịvô thường, không dấy động
nên không sanh diệt, hằng trong sáng nên chẳng phải không ngơ. Vì chúng ta quen
nhìn cái gì cũng theo hình tướng, theo dấy động mới cho là có, ngược lại bảo là
không? Đểsáng tỏý này, chúng ta nghe lời đối đáp của Thiền sưHoài Nhượng với
Lục Tổ. Sư đến Tào Khê, Lục Tổhỏi: Ở đâu đến? Sưthưa: ỞTung Sơn đến. Tổhỏi:
Vật gì đến? Sưthưa: Nói in tuồng một vật tức không trúng. Tổhỏi: Lại có tu chứng
chăng? Sưthưa: Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được. Tổbảo: Chính
cái không nhiễm ô này là chỗhộniệm của chưPhật, ngươi đã nhưthế, ta cũng nhưthế.
Tâm thểlặng lẽtràn đầy trong sáng có sẵn trong mọi người, nên nói là bản
nguyên, là tựtánh. Tại vì vọng tưởng dấy khởi liên miên, khiến chúng ta chỉthấy vọng
tưởng, không thấy được tâm thểnày. Bởi chỉthấy vọng tưởng nên chấp nhận vọng
tưởng làm tâm mình, hài lòng ngang đây, cam chịu nó lôi chạy trong lục đạo luân hồi.
Mỗi vọng tưởng dấy lên, hay mỗi niệm khởi, đã cắt xén tâm thểtràn đầy thành những
mảnh vụn. Những mảnh vụn này tung tóe lên che khuất tâm thểlặng lẽtràn đầy trong
sáng. Nhưmặt biển lặng lẽtràn đầy trong sáng, một cơn gió mạnh thổi qua, những
lượn sóng trỗi dậy nối tiếp, đã cắt xén mặt biển phẳng lì thành vô lượng mảnh vụn,
đang săn đuổi nhau. Khi này, người ta nhìn không còn thấy mặt biển phẳng, chỉthấy
bao nhiêu lượn sóng gầm thét rượt bắt nhau.
Sóng đã dậy làm sao dừng? Chỉkhi nào gió lặng. Sóng tâm muốn dừng chỉkhi
nào gió nghiệp lặng. Vọng tưởng dấy lên đều có đối tượng. Ngã và pháp là đối tượng
chủyếu của vọng tưởng. Nghĩcái gì? Nghĩvềta, vềngười hay vạn vật. Thấy thân
duyên hợp nhưhuyễn, cảnh duyên hợp nhưhuyễn là vô hiệu hóa gió nghiệp. Đã biết
thân cảnh hưdối còn gì phải bận lòng, đối tượng đã phá vỡthì vọng niệm không còn
chỗtựa đểphát sanh. Thếlà gió nghiệp lặng, sóng vọng niệm từtừim bặt, chỉcòn mặt
biển tâm lặng lẽtràn đầy trong sáng nhưxưa. Công tác quan trọng của người tu là trí
tuệBát-nhã, nhờnó chúng ta mới phá được mê lầm muôn kiếp. Nó góp công lớn lao
trong việc đem lại an bình cho tâm thể.
Vọng niệm dấy khởi là loạn động, sanh diệt, là cắt xén vụn vặt, là che phủngàu
đục. Có vọng niệm thì không thểthấy được tâm thểlặng lẽtràn đầy trong sáng. Vì thế,
mọi người đều có tâm thểlặng lẽtràn đầy trong sáng mà ít người nhận ra. Đã không
nhận ra, dù tu hành cũng không tin mình thành Phật. Đây là nguyênnhân lui sụt của đa
sốngười tu. Nghe trong kinh nói có Chân tâm, Phật tánh, Tri kiến Phật…, thực tế
không bao giờhọnhận thấy mặt mày của nó. Tu lâu rồi, họxoay ra lo cất chùa to, tổ
chức lễlớn… lấy đó làm Phật sự, việc giác ngộgiải thoát xem nhưvô phần. Muốn thấy
chân tâm, Phật tánh, trước tiên chúng ta phải dừng vọng niệm. Vọng niệm đã dừng thì
tâm thểlặng lẽtràn đầy trong sáng hiện tiền, chẳng cần cầu mong trông đợi cũng tự
thấy. Song vọng niệm không phải dễdừng, nó đã thành một dòng sanh diệt liên tục
trong chúng ta. Đểchận đứng nó, trước tiên chúng ta phải đập nát đối tượng chủyếu
làm cơsởphát sanh của nó là ngã và pháp. Dùng trí Bát-nhã thấy ngã pháp nhưhuyễn
hóa, là chiếc búa thần đập tan đối tượng chủyếu của vọng niệm. Đối tượng đã đổvỡ
thì vọng niệm còn nương đâu phát sanh. Thếlà, nhờtrí tuệBát-nhã thấy ngã pháp như
huyễn hóa, hành giả đạt đến tâm thểchân thật không huyễn hóa.
BI TRÍ TRÒN ĐỦ
Trí tuệkhai phát, hành giảtháo gỡlần những mối rối bòng bong trong tâm tư.
Đến khi mọi việc suôn sẻ, trí giác tròn sáng là xong phần tựgiác. Phần giác tha do tâm
từbi thúc đẩy, đến lúc viên mãn thì công phu hành giảmới được tròn đủ. Khi thực
hiện giác tha, hành giảphải chuẩn bịthếnào? Tâm từbi là ban vui cứu khổ. Chúng
sanh có nhiều loại khổ, không ngoài hai thứ, khổvềvật chất, khổvềtinh thần. Khổvề
vật chất tuy cấp bách songkhông trầm kha miên viễn bằng khổvềtinh thần. Thểhiện
lòng từbi bằng hành động bốthí, trong ba thứbốthí, tài thí là đứng đầu. Vì thích ứng
với nhu cầu cấp bách vật chất, nên phải thực hiện tài thí trước. Người đang đói rét mà
mời đi nghe pháp là việc làm của kẻdại khờ. Trước nhất, chúng ta phải cho họcó cơm
ăn, cảáo mặc, sau mới hướng dẫn về đạo lý thâm sâu. Do đó, pháp thí Phật đặt sau tài
thí. Phật tửmuốn cứu người thoát khỏi cái khổtrầm kha, miên viễn của tinh thần,
trước phải lo giúp đỡngười giảm bớt cái khổvềvật chất. Vì thế, tuy thấy thân như
huyễn hóa, các pháp nhưhuyễn hóa, chúng ta vẫn phải cần cù lao động làm ra nhiều
tài sản của cải đểgiúp những người cần giúp, nhiên hậu mới đem chánh pháp hướng
dẫn giáo hóa họ. Thấy thân nhưhuyễn, các pháp nhưhuyễn, đểrồi nhìn cảnh ngắm
trăng nhịp đùi ngâm thơ, là người không có lòng từbi, không hiểu thấu ý nghĩa Phật
dạy. Hoặc gặp ai cũng cốgắng khai mởtrí Bát-nhã cho họ, mà không đếm xỉa gì bản
thân người đang no hay đói, là kẻthuyết pháp chẳng hợp thời cơ. Vì muốn cứu cái khổ
trầm kha miên viễn tinh thần của mọi người, chúng ta phải cốgắng nỗlực cứu cái khổ
cấp bách vật chất cho họtrước đã. Được vậy, sựtựgiác giác tha, chúng ta mới tròn đủ.
Tựgiác là trí, giác tha là bi, đạo Phật chủyếu đưa người đến giác ngộ, nên bi trí đều
cùng một chữgiác.
KẺSI MÊ NGƯỜI TRÍ TUỆCAN ĐẢM HY SINH
Kẻsi mê can đảm hy sinh không ngoài ba yếu tốchính là tham lam, sân hận, si
mê. Vì tham danh, tham lợi, tham sắc…, họcan đảm hy sinh, vì đam mê không mãn ý,
họcan đảm hy sinh, vì nóng giận hận thù, họcan đảm hy sinh. Sựcan đảm hy sinh của
họdo động lực bên ngoài thúc đẩy. Họcan đảm trong cái sợsệt, hy sinh trong cái liều
lĩnh. Người đời muốn lợi dụng lòng can đảm, hy sinh của họ, bèn cám dỗbằng danh
lợi, kích động bằng hận thù, xây dựng bằng lý tưởng. Bởi không tựchủ được, họphải
làm theo cái gì mà người khác muốn họlàm. Cuộc sống của họxem ra rất ngang dọc
anh hùng, song làcái anh hùng của người khác tạo nên. Họhy sinh trong cái tựcao,
ngã mạn, hoặc trong nhắm mắt đánh liều.
Người trí tuệcan đảm hy sinh do nhận chân lẽthật, vì lòng từbi cứu khổchúng
sanh. Khi thấy rõ thân này duyên hợp nhưhuyễn, chúng sanh không biết chấp là thật,
gặp cảnh khổliền kinh hoàng, hoảng sợ. Người trí tuệthấy thếdám hy sinh thân mình
để đem sựan vui cho người. Đôi mắt trí tuệvới lòng từbi, người trí tuệcan đảm hy
sinh giúp người, cứu vật, không do động lực nào khác thúc đẩy. Nói can đảm hy sinh,
mà thật không có gì đáng hy sinh. Bởi thấy thân nhưhuyễn hóa, sựcòn mất có đáng
gì, gọi là hy sinh. Cho nên, hy sinh cho mọi người, vẫn không thấy có mình hy sinh,
đây là tâm hồn Bồ-tát. Bồ-tát thấy chúng sanh khổcoi nhưmình khổ, xảthân mình
giải khổcho người là việc làm dễdàng thường nhật của Bồ-tát.
KẾT THÚC
Qua những lý do trên, chúng ta được quyền khẳng định rằng thấy thân giảdối là
đúng lẽthật, là diệt trừtam độc, là giải thoát sanh tử, là tích cực vì người, là can đảm
hy sinh, không phải là quan niệm bi quan yếm thế. Mọi khổ đau, mọi hèn nhát, phát
nguồn từbản ngã khổng lồ. Phá tan được bản ngã này, có sựlợi ích nào chẳng dám
làm, sự đau khổnào mà chẳng dám cứu, sựhiểm nguy nào mà chẳng xông vào. Bồ-tát
Địa Tạng đâu không nói “ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục”. Có phải chăng là
một sức mạnh vô biên, khi thấy thân không thật. Chỉtrừbọn phàm phu, sau khi trà dư
tửu hậu, ngồi suy gẫm cuộc đời, thấy kiếp sống mỏng manh cuộc đời tạm bợ, nảy sanh
ra quan niệm chán đời. Với cái nhìn của bọn người này, không dính dáng gì với trí tuệ
Bát-nhã. Trí tuệBát-nhã không rời từbi. Bi trí viên mãn mới tròn Phật quả.
D
SỐMẠNG NGHIỆP BÁO ĐỒNG HAY KHÁC?
Sựcó mặt con người trong thếgian này, trọn một đời từng trải qua những cuộc
thành bại, thạnh suy, nhục vinh, vui khổ… dường nhưcó sựan bài đâu sẵn. Cái gì an
bài đời sống con người? Nhà Nho gọi là sốmạng hay thiên mạng. Họcho rằng con
người sanh ra mỗi mỗi đều do số định sẵn, hoặc trời sắp đặt cho. Nhưcâu “nhân
nguyện nhưthửthiên lý vịnhiên” (người mong nhưthế, lẽtrời chưa vậy). Hoặc nói:
“Thiên võng khôi khôi, sơnhi bất lậu.” (Lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.) Chỉ
do sốtrời đã định không ai thoát ra ngoài được. Nhà Phật nói là nghiệp báo. Tất cả
chúng sanh có mặt trong vũtrụ đều do nghiệp trước tạo nên, phải chịu quảbáo hiện
nay. Hai bên đều thừa nhận có cái sẵn từ đời trước quyết định cho cuộc sống hiện tại.
Vậy hai thuyết này đồng hay khác?
ĐỒNG
Đứng vềmặt sẵn có, hai bên đều thừa nhận nhưnhau. Con người sanh ra không
phải bỗng dưng mà có, đều mang sẵn cái quá khứcòn lưu lại. Vì thế, có kẻsanh ra đã
sẵn sàng cho một cuộc sống sang cảsung túc, có người sanh ra gặp lầm than nghiệt
ngã. Tại họchọn lựa chăng? Hẳn là không. Tại sao có sựbất công tàn nhẫn ngay từ
buổi đầu nhưthế? Nho nói: “sốtrước đã định”, Phật nói: “Nghiệp trước gây nên.” Cả
hai đều thừa nhận có cái sẵn từtrước. Song một bên nói số, một bên nói nghiệp, không
đồng nhau.
KHÁC
1. Nguyên nhân
Nói số định hay trời định cũng tương tợ. Sốdo ai đặt ra, hẳn là trời hay đấng
thiêng liêng tối thượng nào đó. Đã do trời định sẵn sựcó mặt của ta; ta là công cụcủa
Ngài, trọn một đời ta phải hành động theo cái khuôn định sẵn ấy. Quảthật đời sống
của ta không có giá trịgì hết. Nếu số định cho ta vui thì ta được vui, số định cho ta khổ
thì ta phải khổ. Ta khó bềthoát khỏi sốphận ấy. Sốhay trời định cho thân phận ta, mà
thật tình ta không biết gì vềcái tột cùng ấy hết. Thật là gởi gấm thân phận mình cho
một cái viển vông mơhồ.
Nói do nghiệp báo nên có mặt trên thếgian này để đền trả. Nghiệp từ đâu có?
Nghiệp do những tâm tưhành động của mình từ đời trước gây ra. Nếu đời trước hành
động thiện nhiều thì đời nay ta sanh ra gặp hoàn cảnh tốt, mọi việc nhưý. Nếu đời
trước hành động ác thì đời này ta sanh ra trong hoàn cảnh xấu xa bất nhưý. Thếlà,
hiện nay ta sanh ra trong hoàn cảnh tốt hay xấu đều do hành động tốt xấu của ta đời
trước chiêu cảm. Ta là chủnhân sắp đặt lấy cuộc sống hiện tại cho mình. Quyền tối
thượng định đoạt là ởchúng ta, không aikhác. Kinh Nhân Quảnói: “Muốn biết nhân
đời trước, chỉxem quảhiện tại đang thọ; muốn biết quả đời sau, chỉxem nhân gây tạo
trong đời này.” (Dục tri tiền thếnhân, kim sanh thọgiảthị; yếu tri hậu thếquả, kim
sanh tác giảthị.)
2. Xuất phát
Mọi khổvui của con người do số định sẵn. Con người phải chấp nhận sốphận
của mình, gặp hoàn cảnh nào cam chịu trong hoàn cảnh ấy. Nếu người gặp cảnh khắc
nghiệt quá, chịu không nổi, họ đâm ra oán trời trách đất. Họcho rằng trời đất đã chơi
xấu với họ, đày ải họ, xửnghiệt ngã với họ, họsống trong oán trách hận phiền.
Khổvui do nghiệp chúng ta gây nên, dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta cũng can
đảm nhận chịu, không than thởoán trách ai. Mọi việc đều tại sựngu khờvụng dại của
ta trước kia gây ra. Ta phải vui vẻnhận chịu, chỉcần khôn ngoan đừng tiếp tục sựngu
khờnhưtrước nữa. Ta làm ta chịu, nhận lấy trọng trách của mình. Không ai đểchúng
ta van xin, không ai đểchúng ta oán trách. Can đảm nhận lấy trách nhiệm, vui vẻ đểtrả
mối nợtiền khiên.
3. Cảm thọ
Số đã định thì chúng ta bất lực, làm sao đổi được số. Nhất là sốtrời còn ai dám
can thiệp vào. Trời đã định nhưvậy, chúng ta phải chịu nhưvậy. Người biết an phận,
không dám trái lòng trời.
Nghiệp thì biến chuyển, bởi vì nghiệp do hành động mà có, khi xưa ta hành
động theo ngu tối nên chiêu cảm quảkhổ, nay đổi lại ta hành động theo tâm hồn trong
sáng thì quảkhổcũng suy giảm. Nhưtrước ta xửsựxấu với một người bạn, gây ra sự
buồn phiền hờn giận, nay ta hối cải xửsựtốt với bạn, sựhờn giận trước dần dần suy
giảm. Hành động luôn luôn thay đổi, nghiệp cũng theo đó mà đổi thay. Nói nghiệp
không phải cái cố định cứng ngắc, mà chuyển biến linh động tùy thuộc tâm tưvà hành
động con người. Vì thế, nếu trong hiện tại chúng ta cảm thọcảnh vui hay khổ, biết do
nghiệp lành hay dữtrước kia tạo nên. Nếu hiện nay chúng ta chuyển tâm niệm hành
động thì sựcảm thọcũng theo đó mà chuyển.
4. Hoán cải
Sốmạng đã định thì làm sao đổi được. Cho nên nói sốmạng đã định, con người
đành bó tay cúi đầu nhận lãnh, không ai có thểcưỡng được số. Con người hoàn toàn
bất lực dưới mệnh lệnh của đấng tạo hóa đã định sẵn.
Nghiệp do mình tạo, chính mình có quyền thay đổi nghiệp xấu thành nghiệp tốt.
Trước kia mình học nghềtrộm cắp, sau này mình học nghềthợmộc thợnề. Nghề
nghiệp do sởthích của mình học tập mà thành. Trước mình dại khờthích việc làm
không hay, sau mình nhận thức được đổi thành nghềtốt. Nghềnghiệp đổi thay tùy
theo tâm tỉnh giác của mình, đổi sang nghềnghiệp mới thì nghềnghiệp cũtừtừphai
nhạt. Vì thế, nói nghiệp là sửa đổi, cốgắng tích cực chớkhông có nghĩa cam chịu đầu
hàng. Tuy nhiên, có thiểu sốngười học Phật mà thiếu nghịlực, không có ý chí, họ
không vượt qua được những trởngại của nghiệp cũ, đành cam bó tay đầu hàng rồi đổ
thừa tại nghiệp của tôi. Như đồng thời ghiền rượu, đồng biết rõ tai hại của rượu, cùng
hứa bỏrượu, song anh A thì bỏrượu được, anh B lại bỏkhông được. Vì anh A đủnghị
lực giàu ý chí, khi quyết định bỏlà can đảm bỏ, nên thắng trận. Anh B thì không có ý
chí, thiếu nghịlực, tuy cũng muốn bỏrượu mà khi bịcơn ghiền hành hạkhông kham
chịu, đành thua trận.
Nghiệp chuyển được, song đòi hỏi giàu ý chí, đủnghịlực.
5. Định chế
Nói sốmạng là do một đấng quyền lực tối cao, qui định hết mọi sanh hoạt của
chúng sanh trên thếgian này. Chấp nhận sốmạng là con người thừa nhận và cam đặt
mình lệthuộc vào quyền lực đấng thiêng liêng ấy. Vì thế, sốmạng phù hợp với thểchế
quân chủphong kiến, con người bịmột đấng quân vương chi phối toàn bộcuộc đời.
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời
sau do mình an bài lấy. Muốn an vui do mình, muốn đau khổcũng do mình. Ta là chủ
của mọi cuộc sống, nếu ta còn muốn tiếp tục. Không ai thay ta sắp đặt cuộc khổvui,
chỉcó ta mới là người ban vui cứu khổcho ta. Ta phải sáng suốt gan dạchọn lựa một
cuộc sống đẹp đẽvui tươi trong hiện tại và mai sau. Tựta vạch sẵn một lối sống cho
ta, tựta tô điểm đời ta cho tươi sáng. Nếu có khổ đau đến với ta, ta hãy cười, vì đây là
hành vi vụng dại ngày trước của mình. Chúng ta trảvà chuyển những cái gì không hay
của quá khứ, đồng thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho vịlai. Mọi quyền
lực trong tay chúng ta, thật thỏa thích thay! Cuộc sống của chúng ta là cuộc sống tựdo
tựchủ. Cho nên, lý nghiệp báo thích ứng thểchếdân chủtựdo của nhân loại hiện nay.
Ta là chủta có quyền chọn lựa người thay ta lo việc nước việc dân.
PHÊ BÌNH
Nói sốmạng là mơhồkhông xác thực. Nghiệp báo là thực tếrõ ràng. Thuyết số
mạng đưa con người đến chỗvô trách nhiệm vềhành động của mình. Nghiệp báo dạy
người nhận lấy trách nhiệm do mọi hậu quảtốt xấu đến với mình. Sốmạng khiến con
người thụ động, tiêu cực, phó thác, liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ
động, tích cực, nỗlực và sáng tạo. Sốmạng tập con người yếu đuối, an phận, đầu
hàng. Nghiệp báo chỉcho ta phải cốgắng, can đảm và thăng tiến. Sốmạng thích hợp
với thời quân chủphong kiến. Nghiệp báo thích hợp với thời dân chủtựdo. Ứng dụng
thuyết nghiệp báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình đồsộhiên ngang, đầy đủquyền
năng trong công cuộc kiến tạo con người và vũtrụ.
NGHIỆP BÁO KHÔNG THẬT
Tuy thuyết nghiệp báo thực tế, chủ động, tích cực…Song cuối cùng nhà Phật nói
nó không thật. Bởi vì nghiệp do hành động tạo tác của con người. Hành động là tướng
sanh diệt, cái gì sanh diệt nhà Phật đều cho là hưdối. Trong bài Chứng Đạo Ca của
Thiền sưHuyền Giác có hai câu “liễu tức nghiệp chướng bản lai không, vịliễu ưng tu
hoàn túc trái” (liễu ngộtức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộcần phải đền
nợtrước). Có Thiền khách hỏi Thiền sưCảnh Sầm ởTrường Sa: TổSưTửliễu chưa
mà bịvua nước Kế-tân chặt đầu? TổHuệKhảliễu chưa mà bịchết trong khám? Thiền
sưCảnh Sầm đáp: Đại đức chưa hiểu nghĩa nghiệp chướng. Thiền khách hỏi: Thếnào
là nghiệp chướng? Thiền sưCảnh Sầm đáp: Bản lai không. Qua câu chuyện này, đa số
người không hiểu gì cả. Sựthật là vầy, sau khi liễu ngộPhật Tổthấy các pháp duyên
hợp hưdối. Thân này làpháp duyên hợp nên hưdối. Hành động tạo tác từthân phát
xuất lại càng hưdối hơn. Hành động đã hưdối thì nghiệp do hành động tạo thành làm
sao thật được. Bởi thấy nghiệp hưdối nên xem thường không quan trọng, có đến cũng
nhưtrò chơi, có gì phải kinh hoảng sợhãi. Cho nên khi vua nước Kế-tân muốn hại Tổ
SưTử, cầm dao đến trước Tổhỏi: Ngài thấy thân năm uẩn đều không, phải chăng? Tổ
đáp: Phải. Vua nói: Ngài cho tôi cái đầu được không? Tổ đáp: Năm uẩn đã không, sá
gì cái đầu. Vua chặt đầu Ngài. Qua mắt chúng ta, thấy đó là trảnghiệp, đáng sợ, song
với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng nhưông A khi chưa hiểu đạo, bịông B
làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A
hiểu đạo, đúng lúc ông B trảthù mắng chửi thậm tệhơn trước. Song ông A thấy lời nói
không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt.
Nhưthếông A có trảnợtrước hay không trảnợtrước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả,
chỉkhác ởchỗmê thì thấy thật, ngộthì thấy không thật. Đã không thật thì trảcũng như
không trả. Vì thế, nói “liễu tức nghiệp chướng bản lai không”. Cứu kính thấy nghiệp
báo không thật, quảlà thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất,
đây là bí yếu của đạo Phật.
D
PHẬT LÀ GÌ ?
Phật là lời nói gọn, nói đủlà Phật-đà (Buddha) dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa
là Người Giác Ngộ. Phàm nói Phật là chỉcho đức Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni).
Trước đây hơn hai mươi lăm thếkỷ, ởthành Ca-tỳ-la-vệ(Kapilavastu) phía Bắc miền
Trung Ấn Độ, trong cung vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đã sanh một vị Thái tử tên Tất-đạt-đa (Siddhartha).
Lớn lên, có dịp Thái tử đi dạo bốn cửa thành, chứng kiến sự sanh
già bệnh chết của kiếp người, khiến Ngài xót xa đau đớn. Sau đó, Ngài quyết định từ
bỏmột cuộc đời sang cảtrong hoàng cung, dấn thân vào rừng núi đểtìm ra con đường
giải thoát sanh tử. Trải qua mười một năm trời học đạo và khổtu, bốn mươi chín ngày
tọa thiền dưới cội bồ-đề, Ngài bỗng nhiên hoàn toàn giác ngộ, thành Phật hiệu là
Thích-ca Mâu-ni. Sau khi giác ngộ, Ngài thấy rõ manh mối lôi cuốn con người trôi lăn
trong dòng sanh tửvà biết tột cùng con đường giải thoát sanh tử. Nói một cách khác,
Ngài biết rõ nguyên nhân và thành quảcủa sanh tử, biết rõ nguyên nhân và thành quả
của giải thoát sanh tử, đồng thời Ngài cũng biết rõ sựsanh thành và hoại diệt của mọi
sựvật. Cũng gọi sựgiác ngộ ấy là “Trí biết tất cảloại” (Nhất thiết chủng trí).
Chính trí tuệnày, Ngài đã được viên mãn và cũng đem nó giáo hóa chúng sanh
khiến tất cả đều được viên mãn, nên gọi là Phật.
Phật chỉnguyên nhân đưa con người vào đường sanh tửvà manh mối giải thoát
sanh tửmột cách rõ ràng, là Mười hai nhân duyên: Vô minh duyên HÀNH… CHO
ĐếN SANH DUYÊN LÃO Tử. ĐÂY LÀ VÒNG TRÒN NốI TIếP TRIềN MIÊN
TRONG sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử, tức là: vô minh diệt thì hành diệt… cho đến
sanh diệt thì lão tửdiệt. Thếlà vòng sanh tửrã rời. Nhìn vào mười hai nhân duyên,
chúng ta thấy vô minh là chủ động cuộc sanh tử, tiêu diệt vô minh là giải thoát sanh tử.
Thếthì, vô minh là đầu mối sanh tử, tiêu diệt vô minh là đầu mối giải thoát sanh tử.
Đầu mối còn thì chi mạt ngọn ngành tiếp nối sanh trưởng, đầu mối diệt thì chi mạt
ngọn ngành theo đó hết sạch.
Vô minh là gì mà có khảnăng mãnh liệt nhưthế? Vô minh là không sáng, là mê
lầm. Ngay nơi cuộc sống này, mà không biết cái nào là giảdối, không nhận ra cái nào
là chân thật, là vô minh. Giảkhông biết, thật không hay, quảtang là kẻmê lầm. Đức
Phật biết rõ những cái nào là giảdối, nhận chân cái chân thật, nên gọi là Người Giác
Ngộ. Được giác ngộthì không còn vô minh, nên giải thoát sanh tử, đồng thời cũng có
đầy đủmọi diệu dụng mà người đời không thểbiết hết, nên nói “giải thoát bất tư
nghì”. Thếlà, Ngài đã đạt được bản hoài trước khi phát nguyện đi tu. Cũng chính là cái
thành quảviên mãn của bao nhiêu năm Ngài khổcông đeo đuổi.
Sau khi đạt được sởnguyện, Ngài đem pháp của mình đã được chỉdạy lại cho
mọi người, đểcùng giác ngộnhưNgài. Trong thời gian ấy, Ngài đã giới thiệu bao
nhiêu bản nguyện công hạnh của chưPhật khắp mười phương cho đồ đệnghe. Do đó,
chúng ta được biết thêm nhiều danh hiệu chưPhật khác. Đức Phật là một con người
thật, có cha có mẹcó lịch sửrõ ràng và sựgiác ngộcủa Ngài cũng hoàn toàn chân thật.
Chúng ta có thểkiểm chứng sựgiác ngộ ấy qua Tam Tạng giáo điển của Ngài còn lưu
lại. Đó là vấn đềPhật pháp.
D
THẾNÀO LÀ PHẬT PHÁP?
Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ
chứng kiến ấy nói lại đểcho mọi người hiểu biết đểdứt sạch mê lầm và giác ngộnhư
Ngài. Chính từchỗchứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tưphỏng đoán như
nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chân lý, tùy trình độcủa người,
Phật nói có sai biệt: Chân lý phổbiến, Chân lý tương đối, Chân lý tuyệt đối.
CHÂN LÝ PHỔBIẾN
Chân lý phổbiến là những sựthật hiện hữu tràn đầy trên vạn vật. Những sựthật
ấy đức Phật chỉra, chúng ta chịu khó khảo sát một cách tinh tếsẽthấy hiển nhiên
không sai lệch. Trước hết nhìn theo dòng thời gian, Phật nói:
I. Nhân quả:
Tất cảsựvật có hình tướng, có tác động đều hình thành bằng nhân quả. Nhân
quảtrùm khắp cảmọi sựvật, không một sựvật nào có thểthoát ngoài nhân quả được.
Song trong nhân đến quảcó chánh nhân, trợnhân, thuận nhân, nghịch nhân nên trở
thành vấn đềphức tạp. Lại có những trường hợp vì nhân quá nhỏnhiệm, nhân xa xôi
khiến người ta không thểthấy, không thểnhớmà biến thành khó hiểu. Chúng ta thử
nhìn từlãnh vực thực vật, động vật… đểminh chứng lý nhân quả.
1. Vềthực vật. Không một thứcây loại cỏnào mà chẳng từnhân thành quả.
Hoặc có thứnhân của nó là hạt, có thứnhân nó là lá, có thứnhân nó là ngọn, có thứ
nhân nó là rễ, là thân. Từcái nhân ấy nẩy mầm sanh trưởng thành cây, đơm hoa, kết
quả. Không có loài thực vật nào ngẫu nhiên không nhân thành quả.
Ví dụ, hạt cam là nhân, lên thành cây cam có trái cam là quả. Hạt ớt là nhân, lên
thành cây ớt có trái ớt là quả… Có nhân ắt phải có quả. Song trong ấy còn tùy thuộc
thuận nhân hay nghịch nhân, mà thành quảhay bất thành quả. Nhưcó hạt cam là
chánh nhân, có phân, đất, nước, ánh nắng… là trợnhân, được săn sóc vun quén là
thuận nhân, hạt cam ấy sẽnẩy mầm sanh trưởng thành cây cam và có trái cam không
sai. Ngược lại, có hạt cam mà thiếu phân đất nước ánh nắng… thì không thểnẩy mầm
sanh cây cam, huống là có trái cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng… mà
thiếu người săn sóc vun quén thì có thểcó cây cam mà khó mong có quảcam. Hoặc có
hạt cam, có phân đất nước ánh nắng… có người vun quén, song bịsâu trùng ăn gốc,
đục trong thân cây – nghịch nhân – thì cây cam ấy sẽbịhoại. Hoặc có trường hợp
dường nhưkhông nhân mà thành quả. Nhưchúng ta dọn sạch một thửa đất đểtrồng
trọt. Thửa đất ấy, chúng ta cuốc không còn một gốc cỏ, lượm sạch không sót một cọng
cỏ, ta tựcho là đất thật sạch. Thếmà, qua một vài trận mưa, chúng ta thấy từlòng đất
cỏvọt lên lấm tấm đều hết. Cỏnày từ đâu đến? Phải chăng đất sanh cỏ? Thật không
phải thế, bởi những hạt cỏli ti đã nằm sẵn trong lòng đất mà mắt chúng ta không thể
thấy. Gặp mưa, chúng nẩy mầm lên cây là lý đương nhiên. Đây là vì nhân nhỏnhiệm
chúng ta không thấy, nên có những nhận xét sai lầm.
Lại có trường hợp khác, một hôm Tăng chúng trong chùa chúng tôi ra thăm
vườn, bẻ được hai trái mãng cầu xiêm, từhai cây mãng cầu cách nhau độbốn thước
tây. Khi xẻra ăn, cảchúng đều ngạc nhiên, trốmắt nhìn nhau, đặt câu hỏi: Tại sao
cùng một loại, chung một thửa đất, mà trái này ngọt, trái kia chua? Mỗi người đều có
giảthuyết khác nhau, riêng tôi chỉcười thôi. Cuối cùng, tôi giải thích cho họnghe: Sở
dĩhai cây cùng một loại, chung một thửa đất mà mùi vịkhác nhau, do trước kia tôi lấy
hạt của hai trái mãng cầu chua và ngọt ương trồng, nên kết quảnhưthế. Đó là vì nhân
xa xôi khiến người ta không thểbiết, nên sanh nghi ngờ. Bởi những lý do trên, nhân
quảtrởthành tếnhịphức tạp, nếu người nhận xét nông nổi đơn thuần thì khó thấu triệt
được.
2. Về động vật. Tất cảloài động vật hình thành cũng từnhân đến quả. Có loài
động vật nhân là trứng, có loài động vật nhân từbào thai, có loài động vật nhân từloài
khác hóa ra. Không có loài động vật nào tựnhiên mà có, song có cũng tùy thuộc chánh
nhân, trợnhân, thuận nhân, nghịch nhân, sựsanh trưởng của nó được hoàn hảo hay suy
kém, hoặc hoại diệt chẳng hạn.
Đây là nói nhân quảtrên vạn vật có hình tướng. Chúng ta có thểkhẳng định
rằng “tất cảloài sanh vật trên quả địa cầu và cảquả địa cầu này đều nằm gọn trong
lòng nhân quả”.
3. Vềtác động. Chẳng những nhân quảtrùm khắp mọi loài mọi vật có hình
tướng, mà nhân quảcũng bao gồm mọi tạo tác mọi hành động của mọi loài. Ở đây
chúng ta chú mục vào loài người đểthấy rõ nhân quả.
Những tác động vềthân miệng của chúng ta có tánh cách lợi người, đem lại
nguồn an vui cho người, là tác động lành. Nó sẽmang lại cho ta sựan vui ngay hiện
tại, hoặc sau này, gọi là quảlành. Những tác động có tánh cách thương tổn khiến
người đau khổ, gọi là nhân dữ. Nó sẽchuốc lấy sự đau khổtrởvềta ngay hiện tại, hoặc
mai kia, gọi là quảdữ.
Ví dụ, chúng ta ra tay cứu giúp người hoạn nạn nguy khốn, qua cơn hoạn nạn
họvui vẻcám ơn ta. Chính khi thấy họan ổn, lòng chúng ta cũng vui lâng lâng. Mặc
dù chúng ta không mong gì hơn nữa, song người thọ ơn bao giờcũng nghĩ đến đền
đáp, nếu gặp cơhội tốt, họsẽ đền ơn ta. Ngược lại, chúng ta làm thương tổn khiến
người đau khổ, họsẽbực tức oán hờn phản kháng ta. Chính khi ấy lòng chúng ta cũng
bịbất an. Nếu mai kia họgặp dịp thuận tiện sẽtrảthù, khiến chúng ta bịkhổ đau hơn,
họmới vừa lòng. Đó là nhân lành gặt quảlành, nhân dữchịu quảdữ.
Nhưng cũng có những trường hợp dường nhưngoại lệ, mà thật không phải. Như
chúng ta đã gieo nhân lành hoặc dữ, mà suốt đời không gặt được kết quả; vì nhân
chưa chín muồi mà báo thân chúng ta đã hoại, nhân ấy sẽcòn tiếp tục theo thời gian
chớkhông mất. Hoặc có khi chúng ta không gây nhân lại chịu quả. Vì nhân xa xôi còn
lưu lại, chúng ta không nhớ.
Tác động của ý còn thầm lặng bên trong chưa phát lộra, song nó rất nguy hiểm.
Vì thân miệng đều do nó chủ động sai khiến. Nó dấy nhân lành thì thân miệng theo đó
tạo nhân lành, nó dấy nhân dữthì thân miệng theo đó tạo nhân dữ. Cho nên, người
hiểu lẽnhân quả đối với tác động của ý, phải dè dặt tối đa. Tác động của ý có nhân quả
cũng y hệt thân miệng.
Tuy nhiên, nhân quả, không phải đơn giản nhưnhiều người đã hiểu “gây nhân
lành được quảlành, tạo nhân dữbịquảdữ”. Vẫn có những trường hợp dường nhưtrái
lại. Bởi vì nhân quảlà một dòng biến động theo thời gian. Thời gian có quá khứ, hiện
tại, vịlai thì nhân quảkhông thểchặn một quãng mà đoán định được. Chúng ta muốn
hiểu thấu đáo nhân quảphải căn cứvào ba thời mà khảo sát. Nắm chắc lý nhân quả,
chúng ta sẽcó sức tựtín mãnh liệt, vì không còn lệthuộc vào sức thiêng liêng bên
ngoài. Chúng ta tựnhận là chủnhân ông toàn cảcuộc đời của mình.
Nhân quảlà dòng biến động sanh diệt tiếp nối, nên nó là hiện thân của Vô
thường. Vì vô thường nên mãi lăn lộn trong vòng sanh diệt, cũng là thành quảcủa luân
hồi. Chủthuyết nhân quảkhông phải cố định cứng khằng, mà linh động thăng giáng,
tùy theo sự đủthiếu các nhân của nó. Người học Phật nhận chắc lý nhân quả, là đã có
căn bản vững vàng trên đường tiến tu. Đồng thời cũng gạt phắt những thuyết mê tín vu
vơnhư: đồng bóng, bói xăm, tướng số, may rủi… Vì biết rõ mọi tác động đẹp xấu của
chúng ta, sẽcải tạo xây dựng một cuộc đời vui khổtrong hiện tại và vịlai. Còn băn
khoăn trông đợi, thắc mắc điều gì mà phải đi coi bói tướng số? Thếlà, chúng ta can
đảm nhận chịu mọi trách nhiệm hay dởdo mình gây nên, không còn oán hờn kêu than
chi cả. Cũng phá tan những bệnh chấp: định mạng, nhất nhân, vô nhân. Vì biết rõ vạn
vật trên thếgian không có cái gì cố định, duy nhất, ngẫu nhiên, mà đều do nhân quả
hình thành.
II. Duyên sanh:
Nhìn vềmặt không gian, vạn vật đều do các duyên chung hợp thành hình. Cho
nên nói “các pháp từduyên sanh”. Duyên là chỉcho nhiều phần tửtổhợp thành một
vật thể. Vật thểkhông tựcó, phải do nhiều nguyên tốhay nhiều phần tửchung hợp.
Nói tới duyên sanh là không chấp nhận sự đơn thuần, mà khẳng định là hợp thể. Vạn
vật có hình tướng trên quả địa cầu và kểluôn quả địa cầu đều do các duyên chung hợp
thành hình. Cho đến những thứkhông có hình tướng, chỉcó tác động, cũng thuộc
duyên sanh.
Trước khảo sát những vật có hình tướng gần chúng ta nhất. Nhưcái bàn viết
hiện đây của ta, trước nó không tựcó, phải có gỗ, có đinh, có bào, có đục, có cưa… và
có ông thợmộc, do sựcưa xẻbào đục kết ráp của ông, sau mới thành cái bàn. Những
nguyên liệu dụng cụvà ông thợmộc, đều là duyên chung hợp thành cái bàn. Nếu có
người hỏi: cái bàn này do vật gì làm ra, chúng ta đáp: do ông thợmộc, hoặc do gỗ…
Đó là lối đáp đơn thuần, không đúng toàn thểcủa cái bàn. Nếu chấp lối đáp ấy đúng,
thì mắc phải bệnh thiên kiến.
Đến nhưcái nhà chúng ta hiện ởhoặc nhà lá hay nhà gạch, trước nó cũng không
tựcó. Nếu là nhà lá, phải có cột kèo đòn tay cây lá rồi, sau chúng ta mới ráp lại thành
cái nhà. Nếu là nhà gạch, phải có gạch xi măng cát vôi ngói gỗvà thợhồ, mới xây
thành cái nhà. Khi thành hình cái nhà, gọi là duyên hợp; khi cái nhà hưhoại đi, gọi là
duyên tan. Chỉdo duyên hợp duyên tan, thật thểcái nhà vốn không thật có.
Khảo sát nhưthếqua mọi sựvật, chúng ta không thấy có một sựvật nào không
phải duyên hợp mà thành. Dù vật nhỏbé nhưcây kim ngọn cỏ, vật to lớn nhưnúi biển
quả địa cầu, đều nằm chung trong một thông lệ ấy.
Cho đến những thứkhông có hình tướng, chỉthấy tác động, cũng do duyên hợp
mà có. Như điện, gió, chúng ta không thấy hình tướng nó, chỉbiết khi tác động dấy
khởi. Về điện thì có điện âm điện dương, phối hợp mới phát khởi hiện tượng. Vềgió
phải có khí nặng khí nhẹ… mới có hoạt động.
Nơi con người, tưtưởng dấy khởi cũng phải có sáu cơquan làm chỗtựa và đối
diện với trần cảnh bên ngoài. Nếu ba phần – tưtưởng, cơquan, trần cảnh mà thiếu một
thì, không sao dấy khởi được. Thếnên mọi tác động có ra, đều do duyên hợp mà có.
Nói duyên sanh là nhằm vào hợp thể, choán một khoảng không gian. Đã là hợp
thểthì không có tựthểvà thật thể. Tựthể đã không thì, tên đặt cho sựvật cũng rỗng.
Ví nhưtên “cái nhà”, chúng ta phân tích từng viên gạch, từng miếng ngói v.v… ra, tìm
xem cái gì là “cái nhà”? Chỉkhi hợp thểthành hình, tạm đặt cho nó một cái tên. Cái
tên ấy chỉcó giá trịtạm thời, từkhi hợp thểthành hình, bởi trước và sau nó vốn không
có. Chính ngay khi thành hình, chúng ta phân tích từng đơn vịmột, tìm tựthểcái tên
chung ấy, vẫn không có. Nên nói: “các pháp duyên sanh tựthểlà không”. Trước
không, sau không, giữa cũng chẳng thật, nên sựcó mặt của các hợp thểlà hưgiảhuyễn
hoá. Do đó, nói đến lý duyên sanh thì, xem vạn vật đều nhưhuyễn nhưhoá.
Thông suốt lý duyên sanh, chúng ta thoát khỏi hai chứng bệnh: thiên kiến và mê
lầm. Nhất là bệnh mê lầm, quảlà bệnh trầm kha khó chữa trị. Vạn vật do hợp thểmà
có, hưgiảkhông thật, lại mê lầm chấp là thật. Vì chấp thật nên theo đó có yêu ghét và
sanh tham sân. Đó là nguyên nhân mãi lăn trong vòng luân hồi sanh diệt. Biết rõ duyên
sanh hợp thểhưgiảlà, dứt mê lầm chuyển thành trí tuệ. Đây là cửa ngõ của lâu đài
giác ngộ.
Trong phần “Chân lý phổbiến”, lý nhân quảvà duyên sanh là hai sựthật, tràn
đầy trên vạn vật và mọi tác động của chúng sanh. Sựthật ấy, quá khứhiện tại vịlai
đều không thay đổi. Song nó tinh vi khó hiểu, người chịu khó nghiền ngẫm phân tích
kỹcàng mới nhận ra được. Hai sựthật này nhằm vào hai chiều của vũtrụ, nhân quả
chạy suốt chiều dọc thời gian, nhân duyên xuyên tột chiều ngang không gian. Do đó,
gọi là “Chân lý phổbiến”.
D
CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI
Chân lý tương đối là những sựthật còn nằm trong đối đãi đối trịnhau. Những
sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động
đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh…Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt,
có thiện phải có ác, có khổphải có vui…, chúng ta không thểchối cãi sựthật ấy được.
Chỗkhôn ngoan của chúng ta là, khéo lợi dụng cái này đối trịcái khác, đểtiến lên
đúng nguyện vọng của mình. Nhưlương y biết bệnh biết thuốc, khéo dùng thuốc trị
lành bệnh cho người. Phật pháp là những phương thuốc trịlành bệnh cho chúng sanh,
nên gọi Phật là Ông vua thầy thuốc (Vô thượng y vương). Ở đây, chúng ta chỉ đơn cử
vài lối đối trị đểlàm sáng tỏlẽnày.
Sáng đối tối. Chúng ta biết tối không phải tựnó tối, mà do nhân duyên thiếu
ánh sáng. Nếu ta khéo tạo điều kiện – đèn dầu, đuốc, đèn điện…- cho nó ánh sáng thì
bóng tối tựmất. Ngược lại, muốn có bóng tối cũng nhưthế. Đây là cái tối, sáng của
hiện tượng bên ngoài. Đến cái tối, sáng tinh thần bên trong của chúng ta cũng có nhân
duyên. Nhân thiếu học, thiếu đọc sách khiến ta tối dốt. Dùng ánh sáng học tập đọc
sách… thì cái tối dốt dần dần tiêu diệt.
Nóng đối lạnh. Chúng ta nhân chạm khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh… nên phát
lạnh run. Biết thế, chúng ta phải tạo điều kiện cho có hơi nóng để đối trị, như đốt lửa
hơ, lò sưởi ấm, mền bông trùm… Ngược lại, gặp khí nóng chúng ta phải dùng các thứ
lạnh trị, nhưnước, gió, máy điều hòa… Nếu lạnh trong thân thì dùng thuốc nóng trị.
Khổ đối vui. Khổcó nhiều loại: khổdo đói rét, khổdo bệnh tật, khổdo vô minh
phiền não… Nếu khổdo đói rét, chúng ta phải nỗlực tạo điều kiện cho có ăn có mặc,
tức là lấy cái vui no ấm trịcái khổ đói rét. Nếu khổvì bệnh tật, chúng ta phải dùng
thuốc thang điều trị, lấy cái vui khỏe mạnh trịcái khổbệnh tật. Nếu khổdo vô minh
phiền não, chúng ta phải lấy chánh pháp của Phật trịnó. Vô minh phiền não tức là si
tham sân. Si mê là vô minh, tham sân là phiền não.
Bệnh si mê, chúng ta dùng trí tuệ điều trị. Tức là dùng pháp “quán giới phân
biệt” hay “quán nhân duyên”. Bởi chúng ta lười biếng không chịu phân tích quán sát
nên tâm trí mờtối. Phân tích nội tâm tựthân và ngoại cảnh có chia từng phần từng giới
hạn, gọi là quán giới phân biệt. Chính sựchia chẻquán sát ấy, khiến chúng ta thấy rõ
thân tâm này không thật, trí tuệdo đó dần dần phát sanh. Hoặc dùng quán nhân duyên,
khéo khảo sát nhưphần “duyên sanh” trong mục Chân lý phổbiến ởtrước.
Bệnh tham lam, cần phải tra xét coi tham thuộc loại nào trong năm thứtham:
tham tiền của, tham sắc đẹp, tham danh vọng, tham ăn uống, tham ngủnghỉ.
Tham tiền của thì dùng bốthí trị. Bởi vì tham thì muốn gom góp gìn giữ, mà bố
thí thì ban cho, cứu giúp chia sớt. Chính của mình còn mang ra cứu giúp chia sớt kẻ
khác, huống là của họmà mình muốn gom góp về, thật vô lý. Do thật tâm bốthí thì
bệnh tham tiền của từtừlành hẳn.
Tham sắc đẹp và ăn uống phải dùng pháp “quán bất tịnh” điều trị. Bất tịnh là
bẩn thỉu nhơnhớp. Xét nơi thân mình từtrong đến ngoài toàn trữnhững đồnhơnhớp,
nhưcái bô đậy kín, nếu nó hởrỉ ở đâu sẽnghe mùi hôi thối tràn ra đấy. Những thứ
nước hoa, mùi son phấn, đều là loại sơn vẽkhéo của cái bô. Nếu thật con người là sạch
sẽ, cần gì phải tô điểm. Các loại tô điểm ấy chẳng qua là, lối đánh lừa mắt mũi kẻkhác
mà thôi. Những thức ăn uống lúc còn bên ngoài dường nhưthơm ngon, song khi qua
khỏi cổ, sẽbiến thành những đồbất tịnh. Thường dùng lối quán sát thân nhơnhớp như
thế, sẽtrịlành bệnh tham sắc đẹp và ăn uống.
Tham danh vọng và ngủnghỉ, nên dùng pháp “quán vô thường” điều trị. Vô
thường là chỉcho sự đời chợt còn chợt mất không bền bỉlâu dài. Danh vọng được đó
rồi mất đó, nhưsương đầu ngọn cỏ, nhưlằn điện chớp. Thường nghĩxét nhưthếthì
còn lòng nào đeo đuổi danh vọng. Đời người mỏng manh sớm còn tối mất, lúc còn
khoẻmạnh còn hoạt động, chúng ta phải quí tiếc thời gian, nỗlực làm lợi ích cho mình
cho người, đừng đểmột đời trôi qua vô ích. Thấy rõ nhưvậy thì, đâu cam giết chết thì
giờtrong cái ngủnghỉ.
Sân hận dùng pháp “quán từbi” hạnh “nhẫn nhục” và “hỉxả”, trịnó. Sân là
nóng giận, hận là hờn phiền. Nóng giận muốn la rầy đánh đập cho đã cơn giận, khiến
người phải đau khổ. Bởi vì khi giận thì không thương, lúc thương thì không giận. Từ
bi là hằng đem lòng thương chan rải khắp mọi người, xem sựvui khổcủa người như
sựvui khổcủa chính bản thân mình. Thương người nhưmình, còn lòng nào hại người
đau khổ. Tay trái lỡ đập tay phải đau điếng, tay phải cam nhận chịu không đập lại, vì
biết cùng một thân mình. Lòng thương xem người nhưmình, dù bịngười làm đau khổ
mấy cũng nhịn chịu, không nóng giận hại lại. Nhẫn nhục là nhịn chịu. Khi cơn nóng
nổi lên cốgắng dằn ép xuống, đểgiữbình tĩnh và nhịn chịu cho qua. Bởi đè ép nên chỉ
là phương tiện tạm thời không thểhết gốc nóng giận. Chỉcó quán từbi thành công thì
gốc nóng giận mới tiêu. Hờn phiền là lòng còn ôm ấp những mối bất bình. Hỉxảlà vui
vẻbuông bỏhết, khiến lòng nhẹnhàng thơthới. Ôm lòng hờn phiền là gốc bệnh hoạn
khổ đau, vui vẻbuông bỏhết thì lòng vui tươi an ổn, bệnh hoạn khổ đau không có lý
do gì tồn tại.
Khổtừngoại cảnh, khổnơi bản thân, khổcủa nội tâm, chúng ta khéo lấy sựan
vui đối trị. Vui no ấm, vui khoẻmạnh, vui sáng suốt, vui hết tham lam, vui không nóng
giận… trịlành các bệnh khổ ởtrên.
Khổlà thành quảxấu do nhân duyên xấu tạo nên. Khổvềvật chất và thểxác, do
nhân duyên thiếu thốn hoặc phản nghịch của vật chất gây nên. Khổvềtinh thần, do
nhân duyên si, tham, sân… chủ động. Si là không biết đúng lẽthật nên sanh tham, tham
không được nhưý nên nổi sân. Ba thứnày là nhân chánh tạo nên quảkhổ. Quảkhổlà
Khổ đế, nhân duyên tạo nên nó là Tập đế. Biết rõ nguyên nhân và các duyên rồi, dùng
Phật pháp đối trịlà Đạo đế. Khi mọi nhân duyên gây đau khổdứt sạch, gọi là Diệt đế.
Đây là Bốn lẽthật (Tứ đế) nằm trong pháp đối đãi và đối trị.
Động đối tịnh. Động là xao xuyến rối loạn, tịnh là yên ổn lặng lẽ. Ở đây riêng
giải thích vềcách đối trịcủa tâm thức. Tâm thức chúng ta xao xuyến rối loạn khiến suy
yếu mờtối. Muốn dừng sựxao xuyến rối loạn này, chúng ta phải dùng sựyên ổn lặng
lẽ đối trị. Song chúng ta phải biết rõ do nhân duyên gì khiến tâm thức xao xuyến rối
loạn. Bởi tâm thức chạy theo sự được mất tiền của, được mất sắc đẹp, được mất danh
vọng, được mất ăn uống, được mất ngủnghỉ, mà thành xao xuyến rối loạn. Muốn dừng
sựchạy theo ấy, Phật pháp dạy chúng ta trước tiên phải giữgiới. Giới là hàng rào ngăn
chận tâm thức chạy theo ngũdục. Kếdùng phương pháp thiền quán làm sợi dây cột nó
lại. Ngoài có hàng rào giới luật, trong có sợi dây thiền quán, con khỉtâm thức sẽthúc
thủngồi yên, dần dần ngủlịm. Giới có năm giới, mười giới v.v… nhằm ngăn chận mọi
sự đuổi theo ngoại cảnh của tâm thức. Thiền quán có sổtức quán, từbi quán, bất tịnh
quán, nhân duyên quán…, cốt cột chặt tâm thức lại một chỗ, bắt buộc nó phải yên lặng.
Đây là phương pháp lấy tịnh trị động.
Sanh diệt đối vô sanh. Cặp đối này cũng gọi là sanh tử đối Niết-bàn. Sanh diệt
là nói chung cho muôn loài, sanh tửchỉnói riêng cho loài động vật. Sanh tử đối Niết-bàn, lại khu biệt hoàn toàn vào người Phật tử. Muôn loài hằng chịu sanh diệt, mà
không biết lẽvô sanh, đểdùng đối trị. Đức Phật sau khi giác ngộ đã thấy rõ lẽ ấy, nên
dạy đệtửlấy vô sanh đối trịsanh diệt hay sanh tử. Vô sanh là nghĩa chánh của Niết-bàn. Dòng tâm thức biến động là nguồn gốc sanh tử. Tâm thức biến động bởi do luyến
ái bản thân và ngoại cảnh. Nếu biết rõ cảnh vật vô thường, thân người vô ngã thì dòng
luyến ái sẽkhô kiệt, tâm thức sẽdừng lặng. Tâm thức dừng lặng thì nhân duyên sanh
tửdứt bặt, đó là nghĩa vô sanh. Ví nhưgió dừng thì sóng lặng, mặt biển sẽbằng phẳng
an lành. Luyến ái là động cơthúc đẩy tâm thức sanh diệt, còn luyến ái thì sanh tử
không bao giờdứt. Chúng ta yêu mến một người, người ấy vắng đi thì tìm cách gặp
lại, hoặc nơi này hay nơi khác. Lòng yêu mến thúc giục chúng ta tìm gặp nhau mãi
mãi. Chỉkhi lòng yêu mến cạn thì, sựtìm kiếm mới dừng. Trong pháp Mười hai nhân
duyên, Ái là động cơthúc đẩy có Thủ, Hữu rồi Sanh Lão Tử ở đời sau. Ái dứt thì Thủ
Hữu không còn, làm gì có Sanh Lão Tửtiếp nối. Ái là luồng gió mạnh thổi cuốn sóng
tâm thức nổi dậy. Gió Ái dừng thì sóng tâm thức cũng theo đó mà lặng. Bức tường
chặn gió Ái không gì hơn quán các pháp vô thường, quán thântâm vô ngã.
Bờsông bên này là sanh tử, bờsông bên kia là Niết-bàn. Thấy rõ nhưthế, hành
giảcấp bách kết bè vượt dòng sông qua bờbên kia, qua rồi từbiệt vĩnh viễn bờsông
bên này. Đó là quan niệm chán sanh tửcầu Niết-bàn của hàng Nhịthừa, vì còn thấy sự
đối đãi là chân thật. Cũng dùng phương pháp đối trịnày, song Bồ-tát chỉthấy là
phương tiện tạm thời, nên không mắc kẹt ưa chán.
Chân lý tương đối bàng bạc khắp thếgian. Bất luận nhân loại vật loại ngôn ngữ
tưtưởng… phát xuất đều nằm gọn trong phạm vi của nó. Chúng ta khôn khéo ứng dụng
tài tình những phản đề, đểtiêu diệt chúng theo đúng đường lối vươn lên của chúng ta.
Không biết dùng, hoặc dùng sai phương pháp đối trị, mà muốn tiêu diệt chúng, không
bao giờthành công. Thầy thuốc hay, là người khéo biết bệnh biết thuốc và dùng thuốc
trịliệu đúng phương pháp. Vì thế, Phật pháp gọi là “phương pháp trịliệu”.
D
CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI
Một thực thểkhông lệthuộc nhân quả, duyên sanh, thoát ngoài đối đãi là chân
lý tuyệt đối. Không thuộc nhân quảnên không sanh diệt vô thường. Không thuộc
duyên sanh nên không phải hợp tướng giảdối. Thoát ngoài vòng đối đãi nên không trị
liệu, không so sánh, không luận bàn, không suy nghĩ đến được. Thực thểnày không lệ
thuộc thời gian, không bịchi phối của không gian, vượt ngoài mọi đối tượng trong vũ
trụ. Chính nó là sanh mạng là mạch sống của chúng sanh, mà chúng sanh không nhận
ra nó. Nó hiển nhiên hằng có mặt nơi chúng ta, mà chúng ta lãng quên nó một cách
đáng thương. Nó là thểchẳng sanh chẳng diệt vĩnh cửu trường tồn của chúng ta, chúng
ta không biết đến nó, đi nhận cái sanh diệt tạm bợlàm mình. Bỏquên thực thểnày là
vô minh là si mê, nhận được nó là giác ngộlà trí tuệ. Bỏquên nó, đi theo sanh diệt là
luân hồi, nhận sống với nó là vô sanh giải thoát. Bởi thực thểnày hệtrọng dường ấy,
nên chúng ta phải biết: Nó tên gì? Làm sao nhận ra nó? Nhận được nó có lợi ích gì?
Chúng tôi sẽtheo thứtựgiải quyết những thắc mắc này.
Thực thểnày nguyên không có tên, trong Phật pháp tùy công dụng gắng gượng
đặt rất nhiều tên: Kinh Kim Cang gọi là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật tức là trí tuệcứu
kính nhưkim cang. Bởi vì trí tuệnày không có cái gì phá hoại được nó, mà nó hay phá
hoại tất cả, nhưchất kim cang. Kinh Viên Giác gọi nó là Viên giác tánh, là tánh giác
tròn đầy. Vì đối với các thứchân lý, chúng ta nhận được từng phần chân lý nào thì,
giác ngộphần chân lý ấy, nên gọi là phần giác. Chỉnhận được Chân lý tuyệt đối này,
mới gọi là giác ngộviên mãn. Kinh Pháp Hoa gọi là Tri kiến Phật hay Phật thừa. Bởi
vì nó là cái thấy biết Phật, là cỗxe đưa người đến Phật quả. Kinh Hoa Nghiêm gọi là
Trí tuệPhật. Vì nhận được thực thểnày là trí tuệgiác ngộcủa chưPhật. Kinh Lăng
Nghiêm gọi là Chân tâm hay Nhưlai tàng. Nó là tâm thểchân thật hay kho tàng Như
Lai của chúng sanh. Kinh Duy-ma-cật gọi là Pháp môn bất nhị, vì nó vượt ra ngoài
vòng đối đãi hai bên. Thiền tông gọi là Chân tánh. Nó là tánh chân thật của tất cả
chúng sanh. Lại còn những tên thông dụng là: Chân như, Phật tánh, Pháp thân, Đạo,
Bản lai diện mục…, không thểkểxiết.
Tạm biết tên thểnày một cách khái quát rồi, chúng ta cần phải nhận ra mặt mày
nó mới là điều thiết yếu. Song phàm có nói năng có trình bày đều thuộc vềtương đối,
làm sao diễn đạt khiến người chưa hiểu nhận được. Đây quảlà điều thiên nan vạn nan.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng gắng gượng trước tạm đặt những nguyên tắc, kếdẫn lời
Phật dạy trong kinh, sau cùng nhắc lại những phương tiện của Thiền sư, họa chăng quí
độc giảcó nhận được phần nào chăng?
Chúng ta tạm đặt những nguyên tắc đểkhảdĩnhận ra mặt mày của nó. Phàm
cái gì “có hình tướng đều do duyên hợp là hưgiả”, cái gì “có tác động là sanh diệt”,
cái gì “đối đãi là không thật”. Ngược lại, cái gì “không hình tướng, không tác động,
không đối đãi là chân thật thường còn vô sanh”. Cái không hình tướng thì không giới
hạn chỗnơi trong ngoài. Vừa đặt câu hỏi tìm chỗnơi nó là sai. Cái không tác động thì
không sanh diệt, không bịvô thường theo thời gian. Đặt vấn đềthời gian với nó là sai.
Cái không đối đãi thì không còn so sánh không phân biệt. Đặt vấn đềso sánh phân biệt
với nó là sai. Thực thểnày tràn đầy hiện hữu nơi chúng ta. Vừa dấy tâm tìm kiếm nó là
sai. Nó là thực thểcủa giác tri, không phải cái đối tượng giác tri. Nếu khởi nghĩcầu
biết nó là sai. Nókhông hình tướng, không tác động, không đối đãi, mà có mặt khắp ba
nơi ấy. Cho nên nghĩly khai hình tướng tác động đối đãi đểtìm nó là sai. Yếu chỉnhận
ra nó là tựta “trực nhận, thầm nhận”. Lời Phật dạy, phương tiện Tổchỉ đều là lối “đập
cỏrắn sợ” hay “vỗnước cá đau đầu” mà thôi. Chúng ta muốn nhận ra nó phải khéo
nhìn theo tinh thần “ngón tay chỉmặt trăng”. Mặt trăng không nằm tại đầu ngón tay,
khéo nương theo ngón tay thấy mặt trăng ởtận trong hưkhông. Hoặc nhìn theo tinh
thần soi gương. Nhân thấy bóng trong gương, biết được mặt thật của mình, đừng chấp
bóng là thật, đợi khi xoay gương mất bóng la hoảng lên “mất mình”.
Đây là phương tiện tạm đặt những nguyên tắc, nương nó khảdĩchúng ta thấy
được thực thểchính mình.
Thực thểnày biểu lộthường xuyên nơi sáu cơquan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
của chúng ta, mà không lệthuộc hoàn toàn sáu cơquan ấy. Dễnhận dễthấy nhất là, ở
mắt và tai. Vì thế, đức Phật khi muốn chỉthực thểchẳng sanh chẳng diệt ấy, thường
dùng phương tiện chỉngay nơi mắt và tai của chúng ta.
Kinh Lăng Nghiêm có đoạn:
…Phật ởtrong đại chúng đưa tay lên rồi nắm lại xòe ra, nắm lại xòe ra, hỏi ngài
A-nan: Nay ông thấy cái gì? A-nan thưa: Con thấy bàn tay trăm báu của NhưLai ở
trong chúng xòe nắm. Phật bảo A-nan: Ông thấy tay ta ởtrong chúng xòe nắm, là tay
ta có xòe có nắm hay cái thấy của ông có xòe có nắm? A-nan thưa: Tay trăm báu của
ThếTôn ởtrong chúng xòe nắm. Con thấy tay NhưLai tựxòe nắm, chẳng phải tánh
thấy của con có xòe nắm. Phật hỏi: Cái nào động cái nào tịnh? A-nan thưa: Tay Phật
động, tánh thấy của con còn không có tịnh, huống nữa là động. Phật khen: Đúng thế!
Lúc đó, trong lòng bàn tay Phật phóng một làn hào quang báu soi bên phải ngài
A-nan, A-nan liền xoay đầu nhìn bên phải; lại phóng quang soi bên trái ngài A-nan, A-nan xoay đầu nhìn bên trái.
Phật hỏi A-nan: Hôm nay tại sao đầu ông dao động? A-nan thưa: Con thấy hào
quang báu của NhưLai phóng đến bên trái bên phải của con, con nhìn theo hai bên nên
đầu tựdao động. Phật hỏi: Ông nhìn hào quang Phật soi bên trái bên phải nên đầu dao
động, thếlà đầu ông động hay cái thấy động? A-nan thưa: Bạch ThếTôn! Đầu con tự
động, tánh thấy của con còn chẳng dừng, huống là dao động. Phật khen: Đúng thế!
Khi ấy, NhưLai bảo khắp đại chúng rằng: Nếu nhưchúng sanh nhận lấy cái dao
động gọi là trần, nhận lấy cái dao động gọi là khách. Các ông xem A-nan, đầu tựdao
động cái thấy không động. Lại xem ta, tay tựxòe nắm cái thấy không xòe nắm. Tại sao
hôm nay các ông lấy động làm thân, lấy động làm cảnh, từthủy đến chung niệm niệm
sanh diệt, quên mất chân tánh làm việc điên đảo, tâm tánh đã mất chân, nên nhận vật
làm mình, ởtrong luân hồi tựchịu lưu chuyển.
(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 1 Hán tự)
Qua đoạn kinh này, chúng ta nhận thấy thâm ý Phật muốn chỉcho ngài A-nan
và đại chúng biết: Ngoại cảnh biến động sanh diệt nhưbàn tay Phật xòe nắm, thân này
dao động vô thường như đầu ngài A-nan xoay qua lại. Chỉcó cái thấy, xem thấy cảnh
biến động mà không bịbiến động, tựa nơi đầu dao động mà không bịdao động. Cái
biến động và dao động là vô thường hưgiả, tại sao chúng ta nhận nó làm thật thân
mình, làm thật cảnh của mình? Trái lại, cái thấy biết chưa từng dao động là chân thật
vô sanh, mà chúng ta lại bỏquên nó, đểcam chịu lưu chuyển luân hồi.
Lại cũng một đoạn trong kinh Lăng Nghiêm:
Vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: Con xưa chưa từng nghe sựchỉdạy của
Phật, gặp Ca-chiên-diên, Tỳ-la-chi-tử đều nói: “Thân này sau khi chết không còn gì
nữa, gọi là Niết-bàn.” Nay con tuy gặp Phật vẫn còn hồnghi “làm sao phát huy chứng
biết chỗtâm này chẳng sanh chẳng diệt”? Đại chúng ở đây, những người còn trong
hàng hữu lậu, thảy đều thích được nghe. Phật hỏi: Đại vương! Nhục thân hiện tại của
ông là đồng kim cang thường trụchẳng hoại hay là biến hoại? Vua thưa: Bạch Thế
Tôn! Thân con hiện nay trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại vương! Ông chưa từng diệt
làm sao biết nó diệt? Vua thưa: Bạch ThếTôn! Thân biến hoại vô thường của con tuy
chưa từng diệt, song con xem hiện tiền niệm niệm đổi dời luôn luôn chẳng dừng, như
lửa tàn thành tro dần dần tiêu mất, mất hết không dừng, nên biết thân này sẽtheo tiêu
diệt. Phật bảo: Đại vương! Đúng thế. Nay ông đã già, đi theo suy yếu, nhan mạo đâu
giống lúc còn trẻ? Vua thưa : Bạch ThếTôn! Thuởxưa con còn trẻda dẻtươi nhuận,
đến lúc trưởng thành khí huyết sung mãn, nay con già cảsuy yếu hình sắc khô khan,
tinh thần mờtối, tóc bạc mặt nhăn không còn bao lâu sẽchết, làm sao sánh được với
lúc sung thạnh? Phật bảo: Đại vương! Hình dung của ông đâu lẽgià liền? Vua thưa:
Bạch ThếTôn! Nó thầm biến hóa đổi dời thật con chẳng biết, nóng lạnh đổi thay dần
dần đến nhưthế. Vì sao? Khi con hai mươi tuổi tuy nói niên thiếu, nhan mạo đã già
hơn lúc mười tuổi, đến ba mươi tuổi lại suy hơn hai mươi tuổi, nay đã sáu mươi hai
tuổi xem lại thuởnăm mươi tuổi rõ ràng cường tráng. Bạch ThếTôn! Sựthầm đổi dời
tuy đặt thời hạn mười năm, song con suy xét kỹnó biến đổi đâu những mười năm hai
mươi năm, mà thật dời đổi từng năm; đâu chỉtừng năm, mà dời đổi từng tháng, đâu
những từng tháng mà dời đổi từng ngày. Suy xét chín chắn tếnhịhơn thì khoảng mỗi
sát-na, mỗi niệm đổi dời. Vì thế, biết thân con trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại
vương! Ông thấy sựbiến hóa đổi dời chẳng dừng, ngộbiết thân ông tiêu diệt; cũng
chính khi diệt đó, ông biết trong thân có cái chẳng diệt chăng? Vua chấp tay bạch Phật:
Thật con chẳng biết. Phật bảo: Nay tôi chỉcho ông biết cái tánh chẳng sanh diệt. Đại
vương! Ông khi mấy tuổi được thấy sông Hằng? Vua thưa: Khi con được ba tuổi mẹ
bồng đi yết kiến Kỳ-bà Thiên sang ngang sông này, khi ấy là biết sông Hằng. Phật bảo:
Đại vương! Nhưông đã nói, khi hai mươi tuổi già hơn mười tuổi, cho đến sáu mươi
tuổi, năm tháng ngày giờniệm niệm đổi dời, ắt khi ông ba tuổi thấy sông Hằng đến
năm mười ba tuổi thấy sông Hằng, cái thấy ấy thếnào? Vua thưa: Nhưlúc ba tuổi rõ
ràng không đổi, cho đến hiện nay sáu mươi hai tuổi vẫn không có khác. Phật bảo: Nay
ông tựlo tóc bạc mặt nhăn, quyết định mặt nhăn hơn lúc còn trẻ, song hiện nay ông
thấy sông Hằng cùng với cái thấy sông Hằng thuởxưa có trẻcó già chăng? Vua thưa:
Bạch ThếTôn! Không. Phật bảo: Đại vương! Mặt ông tuy nhăn, song tánh thấy của
ông chưa từng nhăn; nhăn thì biến đổi, chẳng nhăn thì không biến đổi; biến đổi thì bị
sanh diệt, cái không biến đổi vốn không sanh diệt, tại sao ởtrong ấy chịu sanh tửvới
ông, mà ông dẫn lời Mạc-dà-lê… đều nói thân này sau khi chết là diệt hết? …
(Kinh Lăng Nghiêm đầu quyển 2 Hán tự)
Đọc đoạn kinh này, chúng ta thấy Phật chỉrõ ràng ngay nơi thân này cái nào
sanh diệt, cái nào chẳng sanh diệt. Thân là dòng biến động thay đổi từng phút giây, tức
là vô thường hoại diệt. Tánh thấy xưa nay chưa từng thay đổi thì làm gì có hoại diệt.
Nói tánh thấy là chỉcái thấy biết thường xuyên nơi mắt chúng ta, khi chưa hợp tác với
niệm thứhai đểso sánh đẹp xấu hơn kém. Cho đến mắt chúng ta mởhay nhắm, nó
cũng luôn luôn hiển lộ. Nó không lệthuộc hoàn toàn vào mắt, cơquan mắt tốt thì nó
hiện sáng tỏ, cơquan mắt xấu thì nó hiện lu mờ, cho đến cơquan mắt hoại nó cũng
không bịhoại theo. Đó là đặc tính chẳng sanh chẳng diệt của nó vậy.
Chẳng những thực thểchẳng sanh chẳng diệt hằng biểu lộ ởmắt, mà ởtai nó
cũng có mặt luôn luôn. Cũng kinh Lăng Nghiêm có đoạn:
… Phật bảo La-hầu-la đánh một tiếng chuông, hỏi A-nan: Hiện giờông nghe
chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chúng con nghe. Tiếng chuông bặt dứt, Phật lại
hỏi: Hiện giờcác ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chẳng nghe.
La-hầu-la lại đánh một tiếng chuông, Phật hỏi: Hiện giờcác ông nghe chăng? A-nan và
đại chúng đồng đáp: Nghe. Phật hỏi A-nan: Ông tại sao nghe, tại sao chẳng nghe?
A-nan và đại chúng đồng bạch Phật: Nếu đánh tiếng chuông thì chúng con được nghe,
đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết thì gọi là không nghe.
Phật lại bảo La-hầu-la đánh chuông, hỏi A-nan: Hiện giờcó tiếng chăng? A-nan
và đại chúng đồng thưa: Có tiếng. Đợi giây lâu tiếng bặt, Phật lại hỏi: Hiện giờcó
tiếng chăng? A-nan và đại chúng đáp: Không tiếng. Giây lát La-hầu-la lại đánh
chuông, Phật hỏi: Hiện giờcó tiếng chăng? A-nan và đại chúng đồng đáp: Có tiếng.
Phật hỏi A-nan: Ông nói thếnào là có tiếng, thếnào là không tiếng? A-nan và đại
chúng đồng bạch: Nếu đánh chuông thì gọi có tiếng, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt
hết thì gọi không tiếng. Phật quởA-nan và đại chúng: Hôm nay tại sao các ông tựnói
rối lọan?
Đại chúng và A-nan đồng thời hỏi Phật: Thếnào hôm nay chúng con nói rối
loạn? Phật bảo: Tôi hỏi các ông nghe thì các ông đáp nghe, tôi hỏi các ông tiếng thì các
ông đáp tiếng. Chỉnghe với tiếng mà đáp không nhất định. Tại sao nhưthếchẳng gọi
là rối loạn?
Này A-nan! Tiếng bặt không còn âm vang ông nói không nghe, nếu thật không
nghe thì tánh nghe đã diệt, giống nhưcây khô, lại đánh tiếng chuông thì ông làm sao
mà biết? Biết có biết không chính là thanh trần (tiếng) hoặc có hoặc không, đâu phải
tánh nghe kia là có là không. Nếu tánh nghe thật không thì ai biết nó không? Thếnên,
A-nan! Tiếng ởtrong tánh nghe tựcó sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ông do có
tiếng, không tiếng mà nó thành có thành không. Ông còn điên đảo nhận lầm tiếng làm
cái nghe, đâu còn lạgì chẳng mê lầm cho cái thường làm đoạn. Trọn không nên nói lìa
các thứ động tịnh, thông bít mà bảo không có tánh nghe…
(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 4 Hán tự)
Đây là cái mê lầm chung của toàn thểchúng ta, nhận tiếng làm cái nghe, nhận
hình tướng làm cái thấy. Có tiếng gọi là có nghe, không tiếng gọi là không nghe. Có
hình tướng gọi là có thấy, không hình tướng gọi là không thấy. Nghe thấy là cái giác
tri của chính mình, hình tướng và âm thanh là trần cảnh bên ngoài. Nhận lầm trần cảnh
là mình, trách gì không mất mình và trôi lăn theo cái sanh diệt mãi mãi. Đó là bằng
chứng hiển nhiên đểthấy chúng ta đang bịvô minh điên đảo. Nếu ngay nơi đây mà
chúng ta không chịu thức tỉnh, phát minh tánh chân thường chẳng hoại, không biết bao
giờra khỏi vòng sanh tửluân hồi.
Đánh thức mọi người giác ngộthểtánh Chân thường của chính mình, âu cũng
là mục đích chung của chưPhật. Kinh Pháp Hoa có đoạn:
…Này Xá-lợi-phất! ChưPhật tùy nghi nói pháp ý thú khó hiểu. Vì cớsao? Vì ta
dùng vô sốphương tiện các thứnhân duyên lời lẽthí dụdiễn nói các pháp. Pháp ấy
không phải do SUY NGHĨPHÂN BIỆT hay hiểu, chỉcó chưPhật mới hay biết đó. Vì
cớsao? Vì chưPhật ThếTôn chỉdo một ĐẠI SỰNHÂN DUYÊN mà hiện ra đời.
Xá-lợi-phất! Thếnào nói chưPhật ThếTôn chỉdo một ĐẠI SỰNHÂN
DUYÊN mà hiện ra đời? Vì chưPhật ThếTôn muốn chúng sanh MỞTRI KIẾN
PHẬT khiến được thanh tịnh mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NGỘTRI KIẾN
PHẬT mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NHẬP TRI KIẾN PHẬT mà hiện ra đời.
Xá-lợi-phất! Đó là chưPhật chỉdo một ĐẠI SỰNHÂN DUYÊN mà hiện ra
đời…
(Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện)
Yếu chỉchưPhật không có hai, duy dẫn đường chúng sanh vào TRI KIẾN
PHẬT. Tri kiến Phật tức là cái thấy biết Phật, sẵn có nơi chúng ta. Chúng ta thấy nhân
nơi sắc tướng, sắc tướng mất, nói không thấy. Biết nhân trần cảnh, trần cảnh không,
nói không biết. Ai thấy sắc tướng mất mà nói không thấy? Ai biết trần cảnh không mà
nói không biết? Quảtang chúng ta quên mất chúng ta một cách đáng thương. Mỗi
hôm, sáng ra vừa mởmắt, chúng ta đã đặt sẵn bao nhiêu vấn đềphải giải quyết trong
ngày nay. Đến tối ăn cơm xong, lên gường nằm kiểm điểm lại đã giải quyết được mấy
vấn đề, còn cặn lại và thêm những vấn đềmới ngày mai phải giải quyết. Cứthếmãi,
ngày nay ngày mai… cho đến ngày tắt thởmà những vấn đềvẫn chưa giải quyết xong.
Những vấn đềlà việc bên ngoài mà thiết tha giải quyết, còn chính ông chủ đặt vấn đề
và giải quyết vấn đềlại quên bẵng. Song ông chủ ấy lại là người không có vấn đề.
Quên mình chạy theo cảnh là cái thấy biết của chúng sanh. Nhân cảnh nhận được tánh
chân thường của chính mình là cái thấy biết Phật (Tri kiến Phật). Quên mình là mê,
nhận được mặt thật của mình là giác. Chuyển mê khai ngộcho chúng sanh đó là bản
hoài của chưPhật.
Chính vì đánh thức chúng sanh sống trởlại cái thấy biết Phật của mình, đừng
chạy theo trần cảnh mà quên mất mình, kinh Kim Cang có đoạn:
… Thếnên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên lìa tất cảtướng phát tâm Vô thượng Chánh
đẳng Chánh giác (Phật), không nên trụnơi sắc, không nên trụthanh, hương, vị, xúc,
pháp, nên phát tâm không có chỗtrụ. Nếu tâm có trụtức là chẳng trụ.
(Kinh Kim Cang)
Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tâm Phật. Tâm Phật không dính mắc
sáu trần, vì sáu trần là pháp sanh diệt, dính mắc pháp sanh diệt là tâm hưvọng của
chúng sanh. Cho nên Bồ-tát muốn an trụnơi tâm Phật thì không nên dính mắc sáu trần.
Còn chạy theo sáu trần là còn thấy trong có tâm ngoài có cảnh, nằm trong pháp đối đãi
giảdối. Biết trần cảnh duyên hợp giảdối, dừng tâm không chạy theo nó là, sống trởvề
tánh chân thật tuyệt đối của mình. Đó là Pháp môn bất nhịtrong kinh Duy-ma-cật.
Kinh Duy-ma-cật có đoạn:
Ông Duy-ma-cật nói với các vịBồ-tát: Các nhân giả! Thếnào là Bồ-tát vào
“pháp môn không hai”? Cứtheo chỗhiểu của mình mà nói.
Bồ-tát Pháp TựTại nói: Các nhân giả! Sanh diệt là hai. Pháp vốn không sanh
cũng không diệt, được vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ-tát Đức Thủnói: Ngã, ngã sởlà hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không
có ngã thì không có ngã sở, đó là vào “pháp môn không hai”.
…
Bồ-tát Văn-thù nói: Nhưý tôi, đối với tất cảPháp không nói không bàn, không
chỉkhông biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào “pháp môn không hai”.
Ngài Văn-thù hỏi ông Duy-ma-cật: Chúng tôi ai cũng nói rồi, đến lượt nhân giả
nói thếnào là “pháp môn không hai”?
Ông Duy-ma-cật ngồi im lặng.
Ngài Văn-thù khen: Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tựngữngôn,
đó mới thật vào “pháp môn không hai”.
(Kinh Duy-ma-cật phẩm Pháp Môn Bất Nhị)
Người đọc kinh Phật rất khó hiểu vì cách lập ngôn trong kinh. Thếthường nói
hai hoặc nói một, nếu không phải một, là hai, không phải hai là một. Tại sao trong kinh
nói “không hai” mà chẳng nói một? Bởi một đối hai, hai đối một, ở đây chỉpháp thoát
ngoài đối đãi nên nói “không hai”. Nếu có dùng ngôn ngữcũng vì đểdẹp ngôn ngữ,
như đoạn ngài Văn-thù nói. Đến chỗcứu kính ấy không còn lời đểdiễn bày, vừa có
diễn bày đều rơi vào đối đãi, chỉngay đó nhận được mới là người đạt đạo. Chính đó là
chỗim lặng của ông Duy-ma-cật. Nói mà không nói là mượn ngôn ngữ đểdẹp ngôn
ngữ, không nói mà nói là im lặng đểthầm chỉChân Lý Tuyệt Đối bặt hết ngữngôn.
Đó là thái độhai vịBồ-tát ởcuối phẩm này.
Trong các kinh còn đầy dẫy những đoạn chỉdạy Chân Lý Tuyệt Đối này, chỉe
dẫn lắm thêm rườm, chúng ta hãy bước sang lãnh vực Thiền sư.
Trước tiên là bài thuyết pháp kỳdiệu của TổHuệNăng:
Sau khi khai ngộ, được NgũTổtruyền y bát bảo trởvềphương Nam, Tổ đi đến
ngọn Đại Dữu bịHuệMinh đuổi theo kịp. Tổ đểy bát trên tảng đá vào rừng ẩn. Huệ
Minh đến gặp y bát, song giởlên không nổi, gọi:
– Hành giả! Tôi đến đây vì pháp, không phải vì y bát.
Tổnghe gọi, bước ra ngồi trên tảng đá bảo:
– Nếu ông vì pháp, hãy bình tâm nghe tôi nói.
HuệMinh đứng yên lặng giây lâu.
Tổbảo:
– KHÔNG NGHĨTHIỆN, KHÔNG NGHĨÁC, CÁI GÌ LÀ BẢN LAI DIỆN
MỤC CỦA THƯỢNG TỌA MINH?
Nghe câu này, HuệMinh liền đại ngộ.
Bài thuyết pháp ngắn, gọn này phản ảnh trung thực một sựnghiệp to tát Tổvừa
lãnh hội nơi NgũTổvà đang mang nó vềphương Nam. Chính đó cũng là bản hoài của
chưPhật.
Bản lai diện mục là “bộmặt thật xưa nay” của chúng ta, nó là tên khác của Đạo,
của Pháp thân, của Phật tánh, của Chân tâm… Chúng ta có bộmặt thật muôn đời không
đổi, mà tựbỏquên nó, bám vào thân hình tạm bợcho là thật mình. Cái thân hình đang
chấp giữlà thật mình, nó thay đổi từng phút giây, hợp tan không nhất định. Thếthì lấy
gì bảo chứng cho nó là thật? Quảthật một hình tướng biến thiên, một hợp thểtạm bợ.
Nó có, mà không thật có vì luôn luôn đổi thay, còn mà không thật còn vì hợp tan
chẳng định. Nếu chấp chặt nó là ta, thật là cái ta tạm bợlàm sao! Hoặc có người biết
thân này giảdối, chính cái tâm biết thiện, biết ác, biết phải, biết quấy, tốt xấu… mới
thật là ta. Song cái tâm phân biệt hai bên, cũng là đổi thay tạm bợ. Vì vừa dấy nghĩvề
lành vềdữthì nó đã sanh diệt rồi. Nếu buông hết mọi vấn đề đối đãi, tìm lại nó thì tung
tích vắng tanh. Thếlà, ta ở đâu? Mất rồi sao? Thật bối rối vô cùng, nếu chấp cái suy
nghĩlàm ta. Chỉvì chấp thân tạm bợ, tâm giảdối làm ta nên muôn kiếp trôi lăn trong
sanh diệt, gọi là luân hồi.
Ngay nơi thân tạm bợ, tâm giảdối, chúng ta nhận ra “bộmặt thật xưa nay” của
mình và sống hẳn với nó, dòng sanh diệt ngang đấy liền dừng, kiếp luân hồi đến đây
giải thoát. “Bộmặt thật xưa nay” chưa từng bịsanh diệt, một thực thểkhông do duyên
hợp, làm gì bị đổi thay, tan hợp? Nó vẫn có và thường còn mà chúng ta quên đi, gọi là
vô minh, nhận ra nó không còn lầm quên nữa, gọi là giác ngộ.
Muốn chỉ“Bộmặt thật xưa nay” cho người, không có cách kỳdiệu nào bằng
câu “không nghĩthiện, không nghĩác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa
Minh” của Lục Tổ. Người ta cứthắc mắc “cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa
Minh” mà chẳng nhớ“không nghĩthiện, không nghĩác”, là tối quan trọng. Chính khi
“không nghĩthiện, không nghĩác” là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh chớgì.
Bởi khi tâm bình thường tỉnh táo, không dấy nghĩthiện ác, phải quấy…, quảlà “bộmặt
thật xưa nay” xuất hiện. Vừa dấy nghĩthiện ác…là động, là chạy theo sanh diệt, “bộ
mặt thật xưa nay” bịkhuất lấp mất rồi. Cho nên qua câu nói này, Thượng tọa Minh
khéo thấy được “bộmặt thật xưa nay” của mình, gọi là ngộ đạo.
Dưới đây thêm những bài thuyết pháp đơn giản bình dịmà hay tuyệt của các
Thiền sư.
“Thiền sưTùng Thẩm (Triệu Châu) đến tham vấn Nam Tuyền (PhổNguyện),
hỏi:
– Thếnào là đạo?
Nam Tuyền đáp:
– Tâm bình thường là đạo.
– Lại có thểnhằm tiến đến chăng?
– Nghĩnhằm tiến đến là trái.
– Khi chẳng nghĩlàm sao biết là đạo?
– Đạo chẳng thuộc biết chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu
thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví nhưhưkhông thênh thang rỗng rang đâu thểgắng nói
phải quấy.
Ngay câu nói này, Sưngộ đạo.”
Đạo là tên khác của Bản lai diện mục hay Pháp thân… Nó là thực thểtuyệt đối
nằm sẵn nơi tâm tánh chúng ta. Chúng ta vừa dấy niệm tìm nó, tiến đến nó là trái mất
rồi. Khởi nghĩbiết nó đã rơi vào vọng giác, không nghĩbiết nó đểtâm mờmờmịt mịt
lại thuộc bệnh vô ký. Dấy tâm phán đoán phải quấy càng xa với đạo.
Câu TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO, quảthật đã vén bức màn vô minh cho
mọi người thấy được “Bộmặt thật xưa nay” của mình rồi. Bởi khởi tâm tìm kiếm là
mất bình thường, xét đoán phải quấy là mất bình thường … Chỉtâm tỉnh táo sáng suốt
mà không dấy động, mới thật TÂM BÌNH THƯỜNG. Tâm bình thường không tướng
mạo, không hình dáng, thểnó thênh thang rỗng rang đồng với hưkhông. Thấy được
tâm thểnày là người đạt đạo.
*
“Thiền sư Đạo Ngộbảo đệtửlà Sùng Tín rằng:
– Ngươi làm thịgiảta, ta sẽchỉtâm yếu cho ngươi.
Sùng Tín nhận làm thịgiả, trải qua mấy năm mà không được chỉdạy điều gì.
Sùng Tín thưa:
– Từngày con vào đây đến giờ, chưa được Hòa thượng chỉdạy tâm yếu.
Đạo Ngộbảo:
– Từngày ngươi vào đây đến nay, ta chưa từng chẳng chỉdạy tâm yếu.
– Chỉdạy ởchỗnào?
– Ngươi dâng trà lên, ta vì ngươi tiếp. Ngươi bưng cơm đến, ta vì ngươi nhận.
Ngươi xá lui ra thì ta gật đầu. Chỗnào chẳng chỉdạy tâm yếu?
Sùng Tín cúi đầu suy nghĩgiây lâu.
Đạo Ngộbảo:
– Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩliền sai.
Ngay câu này, Sùng Tín khai ngộ.”
Đạo Ngộnói Tâm yếu tức là Nam Tuyền nói Tâm bình thường. Trong mọi hành
động ăn cơm, mặc áo, tới lui qua lại của chúng ta đều biểu lộtâm yếu đầy đủ. Chỉ đáng
tiếc, khi ăn chúng ta chẳng chịu ăn, lại nghĩ đến các việc này, khi mặc chẳng chịu mặc
lại suy các việc nọ. Chúng ta không thểsống được với tâm bình thường trong mọi hoạt
động của mình. Hằng bịvọng tưởng cuốn hút qua mọi lãnh vực hoạt động của nó. Do
đó cảngày chúng ta mãi đuổi theo vọng tưởng, hết thứnày đến loại khác, không bao
giờ được dừng nghỉ.
Ở đây, Thiền sư Đạo Ngộchỉtâm yếu phát hiện nơi dâng trà, nhận cơm, gật
đầu…, thật là bình thường đơn giản. Tâm yếu hằng hiện hữu nơi mọi hoạt động của
chúng ta, mà chúng ta thông qua không chịu nhận. Bởi trong đầu óc chúng ta chứa dẫy
đầy các thứquái tượng, hiếu kỳthì làm sao nhận được cái bình thường đơn giản này.
Nói đến Tâm yếu, Đạo, Pháp thân…, chúng ta tưởng tượng phải là cái gì phi thường kỳ
đặc mới được. Đâu ngờ, nó lại là cái rất giản đơn bình dị. Ném phắt mọi vọng tưởng
cuồng loạn, chỉsống với tâm thểan nhiên trong mọi hoạt động bình thường là, chúng
ta đạt đạo, ngộtâm yếu. Các lượn sóng lặn hụp trên mặt biển là hiện tượng sanh diệt.
Khi mọi lượn sóng đều lặng yên, chỉcòn một mặt biển phẳng lì, thửhỏi cái gì là sanh
diệt? Có sóng nổi lên là có hình tướng sai biệt, khi sóng lặng hết tìm xem còn hình
tướng gì? Song đến đó không thểnói không có mặt biển. Tâm thểchúng ta cũng thế,
chỉcần lặng hết mọi vọng tưởng thì thểtánh hiển bày. Thếnên vừa suy nghĩlà lấp mất
thểtánh rồi.
*
“Thiền sưHoài Hải (Bá Trượng) theo hầu Mã Tổ đi dạo vườn, bỗng có bầy
chim bay qua. Mã Tổhỏi:
– Bay đó là gì?
Hoài Hải thưa:
– Bầy vịt trời.
– Bay đi đâu?
– Bay qua mất.
Mã Tổnắm lỗmũi của Sưvặn mạnh một cái, đau quá Sưla thất thanh.
Mã Tổbảo:
– Sao không nói bay qua mất?
Nhân đây Sưtỉnh ngộ.”
Tâm yếu luôn luôn hiển lộ đầy đủnơi sáu căn, mà chúng ta không nhận thấy.
Chúng ta một bềbuông thảsáu căn chạy theo sáu trần. Mắt đối sắc cho là có thấy, sắc
trần qua mất nói là không thấy, lệthuộc hẳn ngoại cảnh. Sắc trần là tướng sanh diệt
chợt có chợt không, cái thấy biết sắc trần có khi nào sanh diệt, mà chúng ta chỉnhận
sắc trần không nhận cái thấy. Cái thấy là hiện thân của tâm yếu, là mạng sống ngàn đời
của chúng ta. Thếmà, chúng ta quên đi mạng sống của chính mình, phóng tâm đuổi
theo dòng sanh diệt của ngoại giới. Trường hợp Thiền sưHoài Hải cũng thế, chỉnhớ
bầy chim bay qua mất, không nhớtánh thấy thường còn của mình. Mã Tổnắm lỗmũi
vặn mạnh, bảo “sao không nói bay qua mất”. Sưchợt tỉnh ngộcái không mất của
mình, hay thức được giấc mê “quên mình theo vật”.
Chúng ta sống nhờlỗmũi hít vô thởra, nó là sanh mạng của mình, lỗmũi hằng
có mặt thường trực ởtrước chúng ta, mà chúng ta khó thấy và ít nhớ. Hằng ngày chúng
ta chỉnhớnhững vấn đề: ăn, mặc, đẹp, xấu… còn hơi thởlà điều tối thiết yếu lại quên
đi. Quên hơi thởtức là đã quên mạng sống của mình. Mạng sống đã quên đi thì sự
sống không còn ý nghĩa của sựsống. Sống của cái chết, của cái cuồng loạn. Phật, Tổ
cố đánh thức chúng ta nhớlại mạng sống của chính mình. Hằng sống với mạng sống
của chính mình, làm gì có nghĩa chết. Nhưmãi còn thởra vào, sao nói chết được. Bởi
vì chết là mất đi cái sống, là dừng hơi thở. Tánh thấy hằng hiện hữu nơi chúng ta mà
chúng ta không thấy, ví nhưlỗmũi thường có mặt ởtrước mắt mà chúng ta dễquên.
Cái nắm mũi vặn mạnh của Mã Tổ, khiến Thiền sưHoài Hải đau la thất thanh, liền đó
tỉnh ngộ, quảlà diệu thuật trong nhà Thiền, cũng là một bài thuyết pháp không lời kỳ
diệu.
*
“Tướng quốc Bùi Hưu vào viếng chùa Khai Nguyên, thấy trên vách chùa có vẽ
hình Cao tăng, Bùi Hưu hỏi Thiền sưHy Vận (Hoàng Bá):
– Hình thấy tại đây, Cao tăng ở đâu?
Sưcất giọng trong thanh gọi:
– Bùi Hưu!
Bùi Hưu:
– Dạ!
Sưhỏi:
– Ở đâu?
Bùi Hưu liền ngộ được hạt châu trên búi tóc.”
Chúng ta đến thăm nhà người bạn, vừa ấn nút chuông điện ngoài cổng, liền có
người mởcửa, bao nhiêu lần cũng thế. Chúng ta biết chắc chắn rằng nhà này có người
gác cửa thường trực. Cũng vậy, nơi tai chúng ta nếu không có cái linh tri thường trực,
khi động làm sao có phản ứng kịp thời. Ở đây vừa gọi liền đáp, không có phút giây
chờ đợi nghĩsuy gì cả. Cho đến đang lúc ngủsay, bỗng có tiếng gọi to cũng giật mình
thức giấc. Càng thấy rõ cái linh tri nơi tai chúng ta không khi nào vắng mặt. Chỉkhi
thức các cơquan hoạt động thì nó sáng, lúc ngủcác cơquan đóng bít thì nó mờ. Cái
linh tri này mới thật là Chủnhân ông hay “Bộmặt thật xưa nay” của chúng ta. Chúng
ta quên lửng ông chủ, cứchạy theo khách trần bên ngoài. Một bềquên mình theo vật,
nên mãi trầm luân sanh tử. Đang lúc hoạt động lăng xăng, có người hỏi: cái gì là ông
chủ, chúng ta bàng hoàng sửng sốt không biết đáp thếnào. Thếlà, hằng ngày chúng ta
nói sống vì mình, lo cho mình, mà quảthật chúng ta đã mất mình. Nếu biết rõ ông chủ
của mình, chúng ta mới dám nói thật sống, bằng không biết ông chủthếnào, làm sao
nói rằng mình đang sống được. Có hoạt động có sống cũng chỉlà cuộc sống vay mượn
mà thôi.
Ông Bùi Hưu thấy hình Cao tăng mà không biết Cao tăng ở đâu. Đó là tâm
trạng quên mất ông chủ, đang thao thức dò tầm. Một tiếng gọi của Thiền sưHy Vận,
dường nhưmột tiếng sét ngang tai, khiến ông bất chợt ứng thanh “dạ”, chồng thêm
một câu hỏi “ở đâu”, hốt nhiên ông sáng mắt. Ông chủ đã lâu ông băn khoăn thắc mắc
kiếm tìm, bất chợt hiện lồlộtrước mắt. Hạt châu quí trong búi tóc của nhà vua, trong
kinh Pháp Hoa, chỉdành tặng riêng cho vịtướng quân có công to nhất, hôm nay ông
nhận được. Cái cao cảquí báu nhất trong đời sống con người là ông chủ. Nhà không
có chủlà nhà hoang, xác thân không nhận ra ông chủlà xác thân rỗng. Vì thế, mục
đích duy nhất của Phật, Tổlà chỉcho chúng ta nhận ra ông chủ. Ông chủ ấy hằng có
mặt nơi tai, mắt… chúng ta, chỉkhéo nhận liền thấy.
*
“Thiền sưSưBị(Huyền Sa) ngồi trong thất, có vịTăng đứng hầu, nhìn xuống
nền thất có một điểm trắng, Sưhỏi Tăng:
– Ông thấy chăng?
Tăng thưa:
– Thấy.
Sưbảo:
– Ta thấy ông cũng thấy, tại sao có người ngộngười không ngộ?”
Hai thầy trò đồng thấy một điểm trắng trên nền thất, tại sao thầy ngộmà trò lại
mê? Bởi vì trò thấy chỉthấy cái bịthấy, cho nên quên mất ông chủtức là mê. Thầy
thấy mà không chạy theo cái bịthấy, nhân cái bịthấy nhận ra ông chủhay thấy của
chính mình, tức là ngộ. Đồng một cảnh mà mê ngộkhác nhau, gốc tại quên mình theo
vật hay nhân vật nhận được mình. Ởhội Linh Sơn đức Phật đưa cành hoa sen lên, Tôn
giảCa-diếp miệng cười chúm chím, đồng ý nghĩa này. ChưTổThiền tông tận dụng
mọi phương tiện, nào đưa tay, dựng phất tử… khiến người nhận được ông chủqua cái
thấy của mình.
Ngay khi thấy sựvật, tâm không bịdấy một niệm nào, chính khi ấy “bộmặt
thật xưa nay” bày hiện. Vì có thấy là có biết, cái biết không do suy nghĩ, không do
phân biệt, mới là cái biết chân thật, thoát ngoài đối đãi sanh diệt. Cái biết do suy nghĩ,
do phân biệt đều là động, tạm có rồi không, làm sao nói chân thật được. Cái suy nghĩ
phân biệt lặng xuống, tánh giác tri hiện bày rỡrỡ, nó mới thật là ông chủmuôn đời của
ta. Giác tri mà lặng lẽthì làm gì có sanh diệt. Chỗnày còn nghi ngờgì, không nói nó
chân thật vĩnh cửu. Thếnên, mắt thấy sắc tướng mà nhận được tánh thấy của mình, là
ngộ đạo, trái lại là mê.
*
“Thiền sưCảnh Thanh ngồi trong thất, có vịTăng đứng bên cạnh, Sưhỏi:
– Bên ngoài có tiếng gì?
Tăng thưa:
– Tiếng con nhái bịcon rắn bắt kêu.
Sưnói:
– Sẽbảo chúng sanh khổ, lại có khổchúng sanh.
Hôm khác, Sưhỏi vịTăng bên cạnh:
– Bên ngoài có tiếng gì?
Tăng thưa:
– Tiếng mưa rơi.
Sưbảo:
– Chúng sanh điên đảo quên mình theo vật.
– Hòa thượng thì sao?
– Vẫn chẳng quên mình.
– Vẫn chẳng quên mình, ý nghĩa thếnào?
– Xuất thân còn là dễ, thoát thểnói rất khó.”
Rắn bắt nhái đó là chúng sanh khổ, vì con lớn hiếp con bé. Song lại có khổ
chúng sanh, chính là người quên mất mình chạy theo ngoại cảnh. Hằng ngày tai chúng
ta chỉlắng nghe tiếng động tịnh bên ngoài, có khi nào nhận biết mình có tánh nghe
thường trực. Vừa nghe tiếng động liền phân biệt thuộc loại nào, hay dở, lợi hại , phải
quấy… rồi sanh tâm yêu ghét. Cứthếmãi không dừng, làm sao chẳng bảo là “chúng
sanh điên đảo quên mình theo vật”? Chỉcó người tỉnh giác mới biết phản quan lại
mình, mọi động tịnh bên ngoài đều là pháp sanh diệt, ông chủbiết được mọi động tịnh
ấy mới là người chẳng sanh diệt. Vì khi động vẫn biết động, lúc tịnh vẫn biết tịnh, hai
tướng động tịnh đuổi nhau, ông chủvẫn ngồi yên xem sự đổi thay của chúng. Người
biết sống trởvềông chủcủa mình, mặc sựsanh diệt đổi thay của trần cảnh, là “vẫn
không quên mình”. Chỗkhông quên mình ấy, làm sao diễn tả được, nên nói “xuất thân
còn là dễ, thoát thểnói rất khó”.
Tai nghe tiếng mà không chạy theo phân biệt tiếng, lại nhận nơi mình hằng có
tánh nghe, là pháp tu “Phản văn văn tựtánh” của Bồ-tát Quán ThếÂm. Âm thanh nhỏ
lớn xa gần lúc nào cũng có, tánh nghe thường hằng nên mới thường nghe. Nếu tánh
nghe có gián đoạn, ắt chúng ta có khi nghe khi không. Song không khi nào chúng ta
chẳng nghe, dù khi không có tiếng động vẫn nghe không tiếng. Đây là chứng cứcụ
thể, tánh nghe thường trực nơi mọi người chúng ta. Trong các phương pháp tu “trởvề
tựtánh”, biết phản chiếu lại tánh nghe của mình là ưu việt hơn cả. Cho nên trong kinh
Lăng Nghiêm đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù chọn phương pháp nào viênthông, Ngài
chọn ngay pháp “nhĩcăn viên thông” của Bồ-tát Quán ThếÂm.
Thiền sưcó đến ngàn vạn phương tiện, lãnh hội một thì tất cả đều thông. Sau
khi thông lý tuyệt đối, có giá trịthếnào?
Bởi vì tất cảchúng ta đều trông thấy mọi lẽtạm bợcủa cuộc đời, khiến khát
khao tìm kiếm hướng vềchỗtrường cửu miên viễn. Song nói đến chỗnày, dường như
mọi người đều thởdài tựnhận là vô phần. Hầu hết đều bó tay cúi đầu trước thực thể
bất sanh bất diệt ấy. Khao khát ước mơmà không thểtìm được, không dám mò tới,
thật là đau đớn vô cùng. Một khi bất ngờbắt gặp được nó thì còn gì sung sướng cho
bằng. Chính tâm trạng Tôn giảXá-lợi-phất v.v… ởtrong kinh Pháp Hoa cũng thế. Từ
khi tu hành cho đến nay, các ngài chỉmong được quảNhịthừa, không khi nào dám
ước mơ đến Phật quả. Bất ngờ được đức Phật thọký cho sẽthành Phật, thật là một
điều quá sức ước mong. Nói thí dụchàng cùng tử được ông trưởng giảtrao sựnghiệp
đểbày tỏtâm trạng của các Ngài. Thiền sưThủy Lạo nói với đồ đệ: “Từkhi ăn cái đạp
của Mã Tổ đến giờ, cười mãi không thôi.” Thiền sưHuệHải cũng nói: “Từkhi nhận
được kho báu nhà mình đến nay, dùng mãi không thiếu.” Cười mãi không thôi, vì hạt
châu vô giá bị đánh mất, bất chợt tìm thấy nắm được trong tay, kểtừ đây hết rồi một
kiếp lang thang nghèo đói. Dùng mãi không thiếu, vì nó là kho báu vô tận, ứng dụng
tùy tâm, nên gọi là “bảo châu nhưý”. Có được hạt bảo châu nhưý trong tay, tựthân
mọi nhu cầu đều toại nguyện, còn thêm tùy ý cứu giúp tha nhân. Thật là tựlợi, lợi tha
viên mãn.
Hạt “Minh châu vô giá” hay “Bảo châu nhưý”, đều do đức Phật lấy làm thí dụ
đểchỉthểtánh tuyệt đối này. Bởi vì mạng sống là cứu kính của chúng sanh, mạng
sống càng dài thì giá trịcàng cao. Cho nên ởthếgian không ơn gì to bằng ơn cứu
mạng. Chỉcần được cứu sống thêm một vài mươi năm, người ta cho đó là ơn sâu trời
bể. Đạt được thểtánh này, là nhận lấy sanh mạng trường tồn miên viễn, vượt ngoài
vòng thời gian, không còn dùng con sốnào tính kể được. Đức Phật dùng thí dụ“điểm
mực” nơi phẩm NhưLai ThọLượng trong kinh Pháp Hoa là nói rõ ý này. Đem thế
giới tam thiên nghiền thành bụi nhỏ, lấy bụi ấy làm mực, đi sang phương đông trải qua
trăm ngàn muôn ức thếgiới mới điểm một điểm mực…, gom hết những thếgiới có
điểm mực không điểm mực đã đi qua, nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụi tính là một
kiếp, thửtính tuổi thọPhật là bao nhiêu? Dù có nhà toán học tài tình mấy cũng không
sao tính nổi tuổi thọcủa Phật. Phật ở đây là chỉPhật pháp thân, tức là thực thểtuyệt
đối sẵn có nơi mọi chúng sanh vậy.
Thực thểnày không những vượt ngoài thời gian, mà cũng bao trùm khắp không
gian. Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dùng thí dụ“phá vi trần xuất kinh quyển”, đểnói lên
thểrộng lớn của nó. Nói rằng “Có một quyển kinh lượng bằng thếgiới tam thiên đại
thiên, vò tròn nhét trong hạt bụi nhỏ, có người trí tuệxem biết, dùng phương tiện đập
vỡhạt bụi lấy quyển kinh. Trong quyển kinh ghi chép đầy đủmọi sựthật của thếgiới
tam thiên đại thiên…”. Quyển kinh dụthểtánh tuyệt đối hay Phật tánh, hạt bụi dụthân
tứ đại của chúng sanh. Muốn biết mọi sựvật trong vũtrụ, không gì hơn ngay nơi thân
này nhận ra thểtánh tuyệt đối, mọi sựthật hiện bày đầy đủtrong ấy. Có ai ngờtrong
hạt bụi nhỏlại chứa quyển kinh to nhưthế, chỉngười trí tuệ(Phật) mới nhận thấy được
nó. Chúng ta không khi nào dám thừa nhận mình có thểtánh rộng lớn trùm khắp vũ
trụ, mà hằng tựnhận mình nhưcây lau, cây sậy trên địa cầu, nhưhạt cát trong bãi sa
mạc. Vì thế, đọc kinh Duy-ma-cật thấy nói “ông Duy-ma-cật đưa tay nắm thếgiới dời
đi nơi khác…”, làm sao chúng ta dám tin. Tôn giảA-nan sau khi ngộ được chân tâm,
bạch Phật rằng “con xem thân cha mẹsanh (so với chân tâm) nhưhạt bụi trong hư
không, nhưhòn bọt ngoài bểcả…(Kinh Lăng Nghiêm). TuệTrung Thượng Sĩ, một
Thiền sưViệt Nam, có vịTĂNG HỏI: “SANH TửLÀ VIệC LớN LÀM SAO GIảI
QUYếT?” THƯợNG SĨ ĐÁP: “TRONG HƯkhông dài có chướng gì hai vành xe,
ngoài bểcảcó ngại gì hòn bọt nổi.” Ý nói rằng, sựsanh tửcủa thân này đối với pháp
thân nhưhai vành xe ném trong hưkhông, nhưhòn bọt nổi trong bểcả, có nghĩa lý gì
mà quan trọng. Hạt bụi sánh với hưkhông, hòn bọt so với bểcả, giá trịquá rõ ràng,
nên nói “viên ngọc vô giá”.
Sống được với thểtánh này thì diệu dụng vô cùng, lợi mình lợi người viên mãn.
Hằng ngày chúng ta chỉsống với vọng tưởng, mà còn có trăm ngàn tác dụng, tạo ra
trăm điều ngàn việc. Phương chi sống với thểtánh linh minh thì diệu dụng làm sao
lường được. Căn cứhiện tượng thếgian phán xét, đểthấy rõ điều này. Trên thếgian
cái gì càng thô thì dụng càng yếu, cái gì càng tếthì dụng càng mạnh. Như đất thểthô
hơn nước, nên bịnước cuốn; nước thểthô hơn gió, nên bịgió đùa. Sức mạnh của gió
làm tan cả đất, cuộn phăng cảnước mà không thấy hình dáng tướng mạo gì. Sức mạnh
của nguyên tử, của khinh khí cũng tương tợnhưthế. Vọng tưởng là tướng tâm duyên
theo pháp trần… nên có tướng mạo. Khi tâm ta tưởng quảnúi, liền có quảnúi hiện nơi
tâm, tâm nhớngười liền có người hiện… Dấy tâm thì có cảnh, tâm cảnh dính liền nhau.
Tâm không rời cảnh, đó là tâm hưvọng cũng gọi là vọng tưởng. Cảnh có đến ngàn vạn
nên tâm duyên cảnh cũng cảtrăm thứ. Có tướng mạo là tâm thô, chia nhiều thứlà bị
phân tán. Tâm thô và phân tán nên công dụng của nó yếu ớt tầm thường. Khi vọng
tưởng đã lặng sạch, chỉcòn một tâm thểlinh minh, không hình dáng tướng mạo, nên
ứng dụng vô cùng. Đến chỗnày gọi là “diệu dụng không thểnghĩbàn”. Bởi diệu dụng
không thểnghĩbàn, nên dụlà Bảo Châu NhưÝ. Nắm hạt châu này trong tay thì mọi
việc đều nhưý, tức là mãn nguyện tựtại. Một bên công dụng tầm thường cuộc hạn,
một bên diệu dụng không thểnghĩbàn tựdo tựtại, đối chiếu nhau chúng ta thấy rõ giá
trịsai biệt của đôi bên rồi.
Chân lý tuyệt đối không có ởbên ngoài, mà nằm sẵn ngay nơi chúng ta. Chúng
ta muốn tìm nó, phải biết quay lại mình, đừng chạy ra ngoài tìm kiếm vô ích. Chân lý
tuyệt đối nơi mình, chính là ông chủcủa mình, nhận ra ông chủthì mọi chân lý trong
vũtrụ đều thấy rõ. Nhận ra và sống được với ông chủcủa mình thì, vòng luân hồi
chấm dứt, mọi khổ đau hết sạch, được giác ngộgiải thoát hoàn toàn.
D
HỌC PHẬT BẰNG CÁCH NÀO?
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ởthếgian
môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó. Ví nhưmôn toán học, người học trò
trước phải biết số, kếhọc thuộc cửu chương, học cách cộng trừnhân chia, lên nữa phải
học công thức, phương trình v.v… Môn văn chương, trước phải biết chữcái, học ráp
vần, viết chánh tả, học văn phạm, tập cách làm văn v.v… Phương chi Phật pháp là môn
học giác ngộ, mà không có phương pháp riêng của nó hay sao?
Phương pháp học Phật tức là ba môn Tuệhọc: Văn tuệ, Tưtuệ, và Tu tuệ. Bởi
vì muốn vào cửa giác ngộkhông phải anh tướng trí tuệthì không sao vào được. Phật
pháp là chân lý là những sựthật, nếu không có ngọn đuốc trí tuệsoi sáng, làm sao
chúng ta thấy mọi sựthật ởchung quanh, không cần trí tuệ, chỉdùng lòng tin đến với
đạo Phật, đểhọc Phật pháp, thật là sai lầm lớn lao. Đây là chứng bệnh trầm trọng của
Phật tửhiện thời. Cần chữa lành bệnh này, chúng ta phải ứng dụng triệt đểba môn Tuệ
học vào công trình tu học Phật pháp.
Thếnào là Văn tuệ?
Văn là nghe, do nghe giáo lý Phật pháp trí tuệmởsáng, gọi là Văn tuệ. Chúng
ta nghe Phật pháp qua lời giảng dạy của chưTăng, của thiện hữu tri thức đã tu học
trước ta. Những lời giảng dạy ấy xuất phát từkinh điển của Phật, trong đó chứa toàn
lời lẽchân chánh, chỉbày mọi sựthật cho chúng sanh. Càng nghe trí tuệchúng ta càng
sáng. Hoặc chúng ta trực tiếp đọc kinh sách Phật, khiến mởmang trí tuệcũng thuộc
Văn tuệ. Chịu khó nghe giảng dạy, chịu khó nghiên cứu kinh sách Phật, đó là người
biết từcửa Văn tuệtiến thẳng vào ngôi nhà Phật pháp.
Thếnào là Tưtuệ?
Tưlà suy xét phán đoán, do suy xét phán đoán những lời dạy trong Phật pháp,
trí tuệcàng tăng trưởng. Chúng ta được nghe lời chỉdạy của thầy bạn, dẫn từtrong
kinh Phật ra, song nghe rồi tin liền là chưa đủtưcách học Phật. Buộc chúng ta phải
dùng trí phán đoán xem đúng hay sai, nếu quảthật đúng, từ đó chúng ta mới tin. Có
thếmới thực hành đúng câu “các người phải tựthắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với
chánh pháp”, trong kinh Pháp Cú. Chúng ta muốn mởmang trí tuệ, song tựmình làm
sao mở được, phải mồi ngọn đuốc trí tuệcủa mình với ngọn đuốc chánh pháp của Phật,
trí tuệmới phát sáng.
Mồi bằng cách nào?
Ví nhưchúng ta nghe vịSưgiảng rằng: “Tất cảthếgian đều là vô thường.” Sau
đó phải dùng trí tuệcủa mình phán đoán xem đúng hay không. Chúng ta tự đặt câu
hỏi: Tất cảthếgian đều là vô thường, có sựvật nào thoát ngoài luật lệ ấy chăng? Nếu
có, câu nói này chưa phải chân lý. Bằng không, mới thật đúng chân lý, chúng ta sẽ
hoàn toàn tin. Thếrồi, ta tựkhảo sát :
Con người có phải vô thường không? Từông bà đến cha mẹchúng ta đều có
sanh ra, lớn lên, bệnh hoạn, già yếu rồi chết. Kểluôn cảta, khi nào còn nhỏbé, lớn lên,
bệnh hoạn, già yếu, rồi cũng sẽchết. Trong gia đình thân tộc chúng ta đã thế, ngoài xã
hội cũng thế, cảnhân loại trên thếgiới cũng thế; ngàn xưa là thế, mãi sau này cũng thế.
Quảlà con người vô thường.
Đến những sựvật, nào nhà cửa, bàn ghế, xe cộ… có bịvô thường không? Chính
cái nhà của mình, khi mới cất thì tốt đẹp lành lặn, qua vài ba năm thấy cũdần, đến năm
mười năm thì hưsập. Cái bàn viết cũng thế, khi mới đóng xem bóng loáng tốt đẹp,
dùng mấy năm thấy đã cũ, tróc sơn khờn mặt, rồi đây sẽmục nát hưhoại. Chiếc xe đạp
khi mới mua đem vềmới toanh, chạy được một năm vỏ đã rách, cổlỏng, các con ốc
lờn… vài năm nữa sẽhư. Thếlà, nhà cửa, bàn ghế, xe cộ… những vật cần dùng bên
cạnh chúng ta thảy bịvô thường chi phối. Cho đến trăm ngàn vật khác, nếu khảo sát
đều thấy đồng một sốphận nhưnhau.
Chúng ta có thểkết luận rằng: “tất cảthếgian là vô thường”, quảthật là chân
lý. Ta tin chắc lẽnày, dù có ai nói khác đi, cũng không làm lay động được lòng tin của
ta. Bởi lòng tin này đã được gạn lọc qua sàng lý trí, nên nó vững chắc không dễgì làm
lung lay.
Lại một thí dụ, chúng ta nghe vịSưgiảng lý luân hồi, bảo rằng: “Muôn vật ở
thếgian đều xoay quanh vòng luân hồi.” Ta tự đặt câu hỏi: Tại sao muôn vật đều luân
hồi? Có vật nào không luân hồi chăng? Chúng ta bắt đầu xét từthực vật:
Cây cối thành hình bắt nguồn từhạt, hạt nẩy mầm tăng trưởng thành cây, nở
hoa, kết trái; trái sanh hạt, hạt lại nẩy mầm… lộn đi đảo lại không cùng. Song đó là sự
lộn đi đảo lại từcây này sang cây khác, ngay bản thân cây ấy có đảo lộn vậy không?
Cũng lộn đi đảo lại nhưthế. Thân cây hiện sống đây, do châm rễhút đất nước… nuôi
dưỡng mới được sanh trưởng, dần dần thành đại thọ. Rễhút đất nước nuôi dưỡng thân
cành lá, lá rụng biến thành phân đất, cành gãy mục cũng thành phân đất, thân cây ngã
mục cũng trởvề đất nước. Thân cây nhờ đất nước sanh trưởng, khi ngã mục lại trởvề
đất nước.
Nước do ánh nắng bốc thành hơi, hơi lên cao gặp khí lạnh đọng lại, rơi xuống
thành nước; nước lại bốc hơi… mãi mãi không cùng.
To nhưquả địa cầu vẫn quay tròn quanh cái trục, sáng rồi tối, tối lại sáng. Căn
cứvào sựquay tròn của nó, người ta chia ra ngày giờtháng năm, thời tiết xuân hạthu
đông, xoay vần thếmãi không cùng.
Do sựkhảo sát trên, chúng ta khẳng định rằng “muôn vật ởthếgian đều xoay
quanh vòng luân hồi”, là sựthật không còn gì phải nghi ngờ.
Trên đây tạm cửvài thí dụlàm căn bản cho công cuộc suy xét phán đoán Phật
pháp. Căn cứvào đây, chúng ta phán xét những lời Phật dạy, hoặc chưTĂNG DạY
TRONG NHữNG TRƯờNG HợP KHÁC. CÓ THế, MớI PHÂN BIệT ĐƯợC CHÁNH
TÀ VÀ mới đúng tinh thần người học Phật.
Thếnào là Tu Tuệ?
Sau khi phán xét lời Phật dạy là đúng, chúng ta đem áp dụng trong cuộc sống
hằng ngày của mình, khiến chánh lý càng bày hiện sáng tỏ, là tu tuệ. Ví như, đã biết rõ
“tất cảthếgian là vô thường”, chúng ta ứng dụng sựvô thường vào đời sống của mình,
trong những trường hợp nhưsau:
Đã biết rõ thếgian là vô thường, khi gặp vô thường đến với bản thân, với gia
đình ta, ta vẫn giữbình tĩnh không hốt hoảng hãi sợ. Vì biết chắc điều đó ởthếgian
không ai tránh khỏi, sợhãi kinh hoàng chỉlàm rối thêm vô ích. Bởi không sợnên tâm
ta bình tĩnh sáng suốt, giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. Chúng ta vẫn đủsáng suốt
đểkhuyên giải cho những người đồng cảnh ngộbớt đau khổ.
Biết rõ thếgian là vô thường, mọi sựtranh giành danh lợi, tài sắc… lòng ta
nguội lạnh. Tranh giành những thứtạm bợ ấy làm gì, đểrồi chuốc khổvềmình, gây
đau khổcho người, rốt cuộc chỉthành việc mò trăng bắt bóng. Lòng tham lam giành
giật dục lạc thếgian, do đây dứt sạch.
Do thấy rõ lẽvô thường, chúng ta không thểngồi yên chờchết. Phải cốgắng
làm mọi việc lành, nếu cơn vô thường đến, chúng ta có muốn làm cũng không sao làm
được. Lại biết quí tiếc thời giờ, một ngày qua rồi không tìm lại được, phải cấp bách nỗ
lực làm lợi mình lợi người, không thểchần chờ.
Đó là ba trường hợp do biết “thếgian vô thường”, chúng ta khéo ứng dụng tu
hành trong cuộc sống hiện tại của mình. Bao nhiêu sựlợi ích tốt đẹp sẽtheo đó mà
tăng trưởng. Sựtu hành ấy, đi đôi với tâm trí tỉnh táo sáng suốt, nên gọi là “Tu tuệ”.
Ví dụkhác, chúng ta nhận rõ “muôn vật luân hồi”, liền ứng dụng lý luân hồi
vào cuộc sống của mình. Nếu phải luân hồi, chúng ta chọn cái luân hồi nào tốt đẹp an
ổn hơn. Ví như, biết các loài thảo mộc từhạt nẩy mầm, sanh trưởng thành cây, đơm
hoa, kết quả; hạt lại nẩy mầm… Chúng ta nên chọn lựa hạt tốt giống ngon đem ương,
đểsau này kết quảngon, cho ta và mọi người được thưởng thức vịngon. Cũng thế,
trong vòng luân hồi bản thân ta cũng không thoát khỏi, ta cần tạo những nhân tốt, nhân
an vui, đểmai kia có lăn lộn cũng lăn lộn trong chỗtốt, chỗan vui.
Đã biết muôn vật luân hồi, chúng ta phải tìm xem nguyên nhân nào lôi cuốn vào
trong ấy. Biết rõ nguyên nhân rồi, phải tìm cách thoát ra ngoài vòng luân hồi. Không
đầu hàng khuất phục, đểchịu lăn mãi trong luân hồi. Nhưcác nhà khoa học nghiên cứu
biết sức hút của quả đất, sau đó tìm cách chếphi thuyền đủsức mạnh vượt ra ngoài
vòng hút của quả đất, đi thẳng vào quĩ đạo v.v… Biết luân hồi đểtìm cách thoát ra,
chính là tinh thần “Tu tuệ”.
Văn tuệ, Tưtuệrất cần thiết, song Tu tuệlại càng quan trọng hơn. Nếu có văn
tuệ, tưtuệmà thiếu tu tuệthì chỉlà tuệrỗng, không lợi ích thiết thực cho đời sống con
người. Nhờtu tuệmới thẩm định được giá trịvăn, tư ởtrên và giúp cho văn, tư được
kết quảviên mãn.
Vì thế, đức Phật dạy hàng Phật tử đi chùa là cốt gặp Sưtăng, Sưni, gặp Tăng
NI RồI CầN PHảI THƯA HỏI PHậT PHÁP, THƯA HỏI XONG PHảI GHI NHớ, GHI
NHớrồi cần phán xét, phán xét rồi phải tiến tu. Được vậy mới đúng tinh thần Phật tử
(Phỏng theo bài kinh Ma-ha-nam trong Tạp A-hàm). Bồ-tát Quán ThếÂm cũng trình
với Phật, thuởquá khứlâu xa Ngài gặp Phật dạy tu phương pháp văn, tư, tu được vào
chánh định và cho hiệu là Quán ThếÂm (Kinh Lăng Nghiêm).
Chính trong giới Bồ-tát, Phật cũng dạy “dù ở xa trăm ngàn dặm, nghe có người nói kinh luật, người mới thọ
giới Bồ-tát cũng phải mang kinh luật đến đó học (Kinh Phạm Võng). Quả nhiên đức
Phật không chấp nhận đệ tử tu hành tối dốt, phải đầy đủ ba môn Tuệ học, mới xứng là
đệ tử của Ngài.
Ba môn Tuệhọc này hoàn toàn thích hợp với tinh thần khoa học hiện nay. Bất
luận môn học nào, trước tiên học lý thuyết, kếphê bình lý thuyết, sau thí nghiệm hay
thực hành lý thuyết. Lý thuyết tức là văn tuệ, phê bình tức là tưtuệ, thí nghiệm, thực
hành là tu tuệ.
D
LÀM SAO TU THEO PHẬT?
Chỉdạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chưPhật. Song vì trình
độkhảnăng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả
nhưnhau được, bất đắc dĩPhật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó
đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi (giải thoát).
Tu còn luân hồi
Trong phần Phật pháp ởtrước, Chân lý phổbiến có Nhân quảvà Duyên sanh,
động cơchủyếu của hai lý này là Nghiệp. Cho nên nói “nghiệp quả” và “nghiệp
duyên”. Do nghiệp lành dữlàm nhân đưa đến kết quảtốt xấu là quả. Bởi nghiệp lôi
cuốn thúc đẩy theo duyên kết hợp sanh trưởng, nghiệp mãn duyên rã rời thì hợp thểtan
hoại. Thếnên, nghiệp là chủ động trong vòng luân hồi. Nghiệp hệtrọng dường ấy,
chúng ta cần biết nó là gì?
Nghiệp là hành động tạo tác của chúng sanh, xuất phát từthân miệng ý, nói gọn
là tác động. Tác động do chúng sanh tạo ra, rồi chi phối lại chúng sanh. Ví nhưchàng
họa sĩtưởng tượng vẽhình một mỹnữ, vẽxong ngắm xem những nét kiều diễm của
mỹnữ, chàng ta lại sanh yêu bức họa do chính tay mình vẽ. Cũng thế, chúng sanh do
thân miệng ý tạo nghiệp, nghiệp lại lôi cuốn chúng sanh đi thọquảbáo, thọbáo lại tạo
nghiệp, mãi mãi không cùng. Sựquanh quẩn xuống lên do động cơnghiệp thúc đẩy,
gọi là luân hồi.
Nói đến nghiệp là xác định quyền làm chủcủa chính mình, mình tạo rồi mình
chịu, không do sức thiêng liêng nào tạo nên, cũng không do sựbắt buộc của tha nhân.
Chỉcó tác động của chúng ta, lâu thành thói quen có sức mạnh chi phối lại chúng ta.
Ví nhưbệnh hút thuốc, ghiền rượu chẳng hạn. Không có người nào vừa biết ăn biết nói
là ghiền thuốc ghiền rượu ngay, phải do buổi đầu tập tành lâu ngày thành thói quen, có
sức mạnh thúc đẩy người ta phải tiếp tục đi theo con đường đó, tức là thành bệnh
ghiền. Khi đã thành bệnh ghiền thì, chi phối hoàn toàn đời sống của họ, có đôi khi họ
chán sợcái bệnh của mình, muốn dừng bỏmà không thểbỏ được. Đó là sức mạnh của
nghiệp dẫn.
Nghiệp có chia nghiệp lành và nghiệp dữ, nhưng cảhai đều còn cuốn hút trong
vòng luân hồi. Người biết tu cần gây tạo nghiệp lành, chừa bỏnghiệp dữ. Đó là chúng
ta biết chọn lựa sựluân hồi tốt đẹp an ổn trong tương lai. Như ởthếgian:
Có người muốn tìm thú vui tao nhã một mình, hằng ngày tập uống trà chơi
kiểng làm thơ, lâu rồi thành thói quen, thiếu những thứ ấy nghe buồn bực khó chịu, đã
thành nghiệp trà thơ.
Có người thích thú vui cờnhạc cùng vài tri kỷ đánh nhạc chơi cờ, dần dần thành
thói quen, thiếu nó cũng không chịu nổi, đã thành nghiệp cờ đàn.
Có người ưa cái vui say sưa nhộn nhịp vào cao lâu tửu điếm hí trường, mãi
thành thói quen, không đến đó cảm nghe sầu não bứt rứt, đã thành nghiệp rượu chè.
Có người thích đỏ đen rủnhau đến sòng bạc, nhiều lần trởnên ghiền cờbạc, đã
thành nghiệp cờbạc.
Những nghiệp này đều do người tập tành mà có, không phải ngẫu nhiên được
thành. Trong những nghiệp ấy có cái thanh bai tao nhã, có cái vui vẻnhẹnhàng, có cái
hưngười mất nết, chung qui đều do người tập lấy rồi chịu lấy. Thếlà chúng ta trọn
quyền định lấy sốphận hiện tại và vịlai của mình.
Nghiệp xuất phát từthân miệng ý của chúng ta. Nơi thân có giết hại, trộm cướp,
dâm dật (tà dâm); nơi miệng có nói dối trá, nói ly gián, nói hoa mỹ, nói thô bạo; nơi ý
có si mê, tham lam, nóng giận. Những điều này dường nhưthói xấu ngàn đời đã mang
sẵn trong con người chúng ta. Chúng ta có mặt trên nhân gian này là có nó theo, thói
quen này làm đau khổchúng sanh, nên gọi là nghiệp ác. Biết dừng những thói xấu ấy,
hay chuyển cái xấu thành tốt là biết tu.
Tu có hai hạng: dừng nghiệp và chuyển nghiệp.
Tu dừng nghiệp
Từxa xưa không biết đạo lý, chúng ta buông lung thân chạy theo sựgiết hại,
trộm cướp, dâm dật (tà dâm) làm đau khổchúng sanh, tức là nghiệp ác nơi thân. Giờ
đây biết đạo lý, dừng lại không làm nữa, là tu dừng nghiệp của thân. Trước kia nơi
miệng ưa nói dối trá, nói ly gián, nói hoa mỹ, nói thô bạo đểlường gạt, chia lìa, say
mê, bực tức khiến người đau khổ, là nghiệp ác của miệng. Hiện nay biết chận đứng
ngăn đón không cho nói những lời ấy nữa, là tu dừng nghiệp nơi miệng. Khi xưa ý
phóng túng chạy theo si mê, tham lam, nóng giận lôi cuốn bản thân mình vào đường
lầm lạc khổ đau và làm thương tổn đến kẻkhác, là nghiệp ác của ý. Giờnày chúng ta
biết hối lỗi, bắt buộc nó dừng lại, là tu dừng nghiệp của ý.
Biết dừng ba nghiệp làm ác, tức là ba nghiệp lành, vì không còn làm đau khổ
chúng sanh. Ta không tạo nghiệp khổvới chúng sanh, làm gì bịnghiệp ác lôi cuốn
chúng ta đến nơi đền trả. Song biết dừng nghiệp ác mới là cái thiện tiêu cực, cần tiến
lên tu cái thiện tích cực chuyển nghiệp.
Tu chuyển nghiệp
Chuyển nghiệp tức là thay nghiệp xấu đổi thành nghiệp tốt. Thay vì ngày xưa
thân ưa giết hại, trộm cướp, dâm dật (tà dâm) nay thích làm việc cứu mạng, giúp đỡ,
trinh bạch, là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện của thân. Ngày xưa miệng thường
nói dối trá, nói ly gián, nói hoa mỹ, nói thô bạo, nay đổi thành nói chân thật, nói hòa
hợp, nói đúng lý, nói nhã nhặn, là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện của miệng.
Ngày xưa ý hay si mê, tham lam, nóng giận nay sửa lại thành trí tuệ, buông xả, từbi, là
chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện của ý. Tu mười nghiệp lành này có tánh cách xây
dựng kiến tạo sựan vui tốt đẹp cho mọi người. Ởnhân gian nếu được đa sốngười biết
tu chuyển nghiệp thì, nhân gian không cầu hạnh phúc mà hạnh phúc cũng tự đến. Biết
tu chuyển nghiệp thì hiện tại được an lành, tương lai cũng vui vẻ.
Tuy còn luân hồi, song người biết tu dừng nghiệp và chuyển nghiệp hằng đến
những nơi vui vẻcao sang. Ngược lại, kẻbuông lung ba nghiệp làm ác thì thường tới
lui những nơi đau khổcơcực. Nhưnhân loại hiện sống trên quả địa cầu này, có những
nơi vui tươi sung sướng, cũng có những nơi đau khổnghèo nàn, đến trong một nước
một xứcũng vẫn có kẻkhổngười vui. Quan sát qua những cảnh tượng ấy, chúng ta
thấy tùy nghiệp duyên gây tạo, chịu khổvui sai biệt của chúng sanh thật quá rõ ràng.
Mặc dù thế, muốn giúp sức mạnh cho việc tu dừng nghiệp và chuyển nghiệp
được kết quảviên mãn, điều kiện tiên quyết phải Qui y Tam Bảo và giữgìn năm giới.
Qui y là đặt định hướng cho cảcuộc đời của mình. Chúng ta tập tu dừng nghiệp
và chuyển nghiệp đểnhằm mục đích gì? Phải chăng vì muốn tiến theo gót chân của
đức Phật, sống theo chánh pháp của Ngài, nương sựhướng dẫn của chưTăng, đểcuộc
sống của chúng ta càng ngày càng vươn cao. Suốt đời chúng ta nhằm thẳng mục tiêu
ấy mà tiến, không còn thái độngại ngùng chần chờ, dũng cảm cương quyết vượt mọi
trởngại, đến được mục tiêu mới thôi. Được vậy mới đúng tinh thần Qui y Tam Bảo,
tức là xứng đáng sựtrởvềnương tựa Phật, Pháp và Tăng.
Giới luật là hàng rào ngăn chận ba nghiệp khỏi rơi vào hốtội lỗi. Gìn giữnăm
giới là trạm nghỉchân đầu trên con đường tu dừng nghiệp. Thiếu trạm nghỉchân này,
chúng ta không đủsức khỏe leo lên ngọn núi thiện nghiệp an toàn. Năm giới cũng là
nấc thang đầu trên cây thang giải thoát. Mọi sựan lành siêu thoát đều bắt nguồn từ
năm giới. Cho nên là Phật tửphải xem trọng và tuân giữnăm giới, nhưngười gìn giữ
hòn ngọc quí, trong khi đi xuyên qua bọn người bất lương.
Bởi qui y giữgiới có tánh cách quan yếu nhưthế, nên mọi người muốn trở
thành Phật tửtrước phải phát nguyện qui y Tam Bảo và gìn giữnăm giới. Đầy đủqui
giới rồi, chúng ta mới có thểtiến tu lên các pháp môn khác.
Tu ra khỏi luân hồi (giải thoát)
Chúng ta đã biết chủ động lực trong vòng luân hồi là nghiệp, thân miệng ý là
nơi xuất phát nghiệp, nghiệp còn thì còn luân hồi, nghiệp sạch thì hết luân hồi. Nhưng
trong ba nghiệp, ý nghiệp là chủ động, vì có ý nghĩmới sai khiến miệng nói thân làm.
Muốn sạch nghiệp, chúng ta trước phải lo tảo thanh ý nghiệp. Không chịu dọn dẹp ý
nghiệp, chỉlo tu tập thân miệng, là làm việc ngọn ngành.
Thuởxưa, TổHoài Nhượng ởNam Nhạc thường thấy Thiền sư Đạo Nhất (Mã
Tổ) ra tảng đá ngồi thiền suốt ngày. Tổ đến hỏi: Đại đức ngồi thiền đểlàm gì? Đạo
Nhất thưa: Đểlàm Phật. Hôm sau, Tổlấy hòn gạch đến trên phiến đá bên cạnh tảng đá
Đạo Nhất ngồi thiền, Tổmài. Đạo Nhất thấy lạhỏi: Thầy mài gạch đểlàm gì? Tổ đáp:
Mài đểlàm gương. Đạo Nhất thưa: Mài gạch đâu thểlàm gương được? Tổbảo: Ngồi
thiền đâu thểthành Phật được. Đạo Nhất hỏi: Vậy làm thếnào mới phải? Tổbảo: Như
trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải, đánh trâu là phải? Đạo Nhất lặng thinh.
Xe là cái bị động, trâu là chủ động. Muốn điều khiển xe đi phải nhằm thẳng cái
chủ động thôi thúc nó. Cắm đầu đánh đập thôi thúc cái bị động chỉlà việc phí công vô
ích. Thân miệng là cái bị động, ý là chủ động, không chịu thúc liễm ý, cốkềm thân
ngồi ngay thẳng hay khiến miệng đọc tụng mãi, cũng là việc không công. Thúc liễm
kềm hãm ý đâu hạn cuộc hình thức ngồi hay đứng, mà cảbốn oai nghi, đi đứng ngồi
nằm, đều phải theo dõi luôn. Hằng theo dõi nhưthế, khảdĩchận đứng được ý nghiệp.
Ý nghiệp dừng lặng rồi, thân nghiệp, khẩu nghiệp theo đó được thanh tịnh.
Thếnên, những phương pháp tu trong đạo Phật như: tụng kinh, trì chú, niệm
Phật, tọa thiền… đều nhắm thẳng chận đứng ý nghiệp. Các vịTôn túc thường dạy:
“Tụng kinh không loạn tưởng mới đầy đủphước đức, trì chú tâm không xao động mới
linh nghiệm, niệm Phật nhất tâm mới được vãng sanh, tọa thiền tâm lặng lẽmới được
chánh định.” Không loạn tưởng, tâm không xao động, nhất tâm, tâm lặng lẽ đều là
trạng thái dừng lặng của ý nghiệp. Tuy pháp tu có thô tếkhác nhau, song cứu kính đều
gặp nhau ởchỗdẹp sạch ý nghiệp. Đứng vềmặt cứu kính nhìn nhau,chúng ta dung
thông tất cảpháp tu không thấy gì chướng ngại. Từcửa phương tiện phê bình nhau,
chúng ta thấy dường nhưcó mâu thuẫn lẫn nhau. Cho nên người thông là nhìn đến chỗ
cứu kính, kẻhạn cuộc chỉthấy ởphương tiện. Phật pháp nhưngôi nhà nhiều cửa, bất
luận từcửa nào miễn vào được trong nhà đều gặp nhau, đồng chứng kiến những sựvật
hiện có nhưnhau. Băn khoăn thắc mắc tại sao người đó đi cửa kia không đi cửa này,
hoặc cốtình khuyến dụhọtrởlại đi cửa này, đừng đi cửa kia, là tâm trạng của kẻhọc
Phật sơ đẳng. “Hãy tựdo chọn lấy một cửa nào thuận tiện với vịtrí đang đứng, cố
gắng tiến vào nhà sẽ được lợi ích”, đây là lời khuyên của người thông suốt.
Phạm vi quyển sách này, chúng tôi chỉgiải thích đơn giản vềhai phương pháp
Niệm Phật và Tu Thiền. Nói khác đi là lối tu của Tịnh độtông và Thiền tông, đểhành
giảnương theo đó tiến tu giải thoát luân hồi sanh tử.
Phương pháp niệm Phật
Phương pháp niệm Phật có Quán tưởng niệm Phật và Trì danh niệm Phật. Quán
tưởng niệm Phật căn cứ kinh Quán Vô Lượng Thọ, Trì danh niệm Phật căn cứ kinh A-di-đà.
Trì danh niệm Phật được đại đa sốTăng Ni và Phật tử tu tập, nên ở đây riêng
giải thích.
Pháp môn tu tập nào của Phật dạy đều có chia Phương tiện và Cứu kính.
Phương tiện ví nhưcửa cổng, cứu kính ví nhưông chủnhà. Muốn gặp ông chủnhà,
trước tiên chúng ta phải từcửa cổng đi vào nhà. Nếu không nương cửa cổng thì khó
vào đến nhà, huống là gặp ông chủ. Cửa cổng là điều kiện tiên quyết đểgặp ông chủ,
thiếu điều kiện này thì sựmong muốn khó thành đạt. Phương pháp Trì danh niệm Phật
muốn được kết quảviên mãn, trước phải khéo ứng dụng phương tiện của nó.
Thếnào là phương tiện của pháp Trì danh niệm Phật?
Phương tiện Trì danh niệm Phật là “dùng tình cảm đểdẹp tình cảm”, nói cụthể
hơn “dùng gai lểgai”. Cho nên cửa phương tiện của nó là Ưa (hân) và Chán (yếm)
hay hồi hướng. Bởi vì phàm phu chúng ta hằng đắm mê theo dục lạc thếgian, thường
ngày tâm niệm cứtung tăng đuổi theo dục lạc, muốn dừng tâm niệm lại, song không
tài nào dừng nổi. Thấy thế, Phật thương xót vì chúng tanói kinhA-di-đà, chủyếu
trong ấy, trước diễn tảcảnh trang nghiêm đẹp đẽ ởcõi Cực Lạc, sau chê trách sựkhổ
sởnhơnhớp ởcõi Ta-bà, khiến chúng sanh sanh tâm ưa thích cõi Cực Lạc, chán ngán
cõi Ta-bà. Tâm ưa chán đến cao độthì niệm danh hiệu Phật dễ được nhất tâm. Nếu
không biết ưa chán, dù có niệm Phật cũng chỉniệm trong loạn tưởng mà thôi. Thếnên,
Ưa Chán là cửa cổng đi vào ngôi nhà Cực Lạc.
Ưa cái gì?
Thểtheo kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca định nghĩa cõi Cực Lạc là:
“Chúng sanh trong cõi này không có các thứkhổ, chỉthọcác điều vui, nên gọi
là Cực Lạc.”
Lại nữa, cõi Cực Lạc nào là hàng rào, lưới giăng, hàng cây đều làm bằng bốn
thứbáu – bạc, vàng, lưu ly, pha lê – ao nước rất ngon lành đầy đủtám thứcông đức,
trên bờao có nhà lầu xây bằng bảy báu -bạc vàng lưu ly pha lê xa cừxích châu mã não
– dưới ao có hoa sen lá to bằng bánh xe, hoa nởphát ánh sáng tùy theo sắc và nhả
hương thơm ngào ngạt, có nhạc trời, có mưa hoa, có chim hót thành tiếng nói pháp …
Đức Phật chủcõi Cực Lạc hiệu A-di-đà – Vô lượng quang, Vô lượng thọ- đang
vì chúng nói pháp. Dân chúng ởcõi này toàn là hàng Thanh văn, Bồ-tát tu hành đều
được không còn lui sụt và có những vịchỉcòn một đời được bổ đi làm Phật …, cho nên
ở đây thảy đều là hạng người lành bậc thượng.
Cõi này chứa đựng đầy đủnhững yếu tốmà chúng ta đang ưa thích, nào là
thuần vui không khổ, trang nghiêm đẹp đẽ, bảy báu dẫy đầy, thầy thánh bạn hiền, sống
lâu khỏe mạnh, ăn mặc tùy ý, lui tới thong dong … Những hình ảnh này khiến chúng ta
khao khát ước mơ, đó là Ưa.
Chán cái gì?
Phần sau kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca nói:
“ChưPhật ởmười phương cũng khen ngợi ta rằng: Phật Thích-ca Mâu-ni hay
làm được việc ít có khó làm, hay ởthếgiới Ta-bà xấu ác đầy dẫy năm thứnhơnhớp –
kiếp người nhơnhớp, kiến chấp nhơnhớp, phiền não nhơnhớp, chúng sanh nhơnhớp,
mạng sống nhơnhớp – được thành Phật, vì chúng sanh nói pháp khó tin.”
Đó là Phật chê trách cõi Ta-bà nhơnhớp xấu xa khiến chúng ta nhàm chán xa
lánh. Hai bên đã trưng bày rõ ràng trước mắt chúng ta, một bên thì tốt đẹp trang
nghiêm sang trọng vui vẻ, một bên nhơnhớp xấu xa khổ đau, đểchúng ta sanh tâm ưa
thích bên vui, chán ngán bên khổ. Đó là cửa cổng ưa chán đểtiến vào ngôi nhà Cực
Lạc.
Vì ưa thích say mê cảnh đẹp cõi Cực Lạc, chán ngán cái xấu xa nhơnhớp cõi
Ta-bà, nên tâm phiền rộn lăng xăng chạy theo dục lạc thếgian của chúng ta dần dần
khô lạnh, chừng đó ứng dụng pháp tu Trì danh niệm Phật mới thành công. Song muốn
tâm ưa chán lên đến cực điểm, hằng ngày chúng ta phải phát nguyện hồi hướng.
Hồi hướng thếnào?
Hồi là xoay lại, hướng là hướng đến. Chúng ta xoay sự ưa thích quyến luyến
nơi cõi Ta-bà hướng đến cõi Cực Lạc đểchán cõi Ta-bà, mến ưa Cực Lạc. Ví như:
Mỗi khi ra đường thấy rác rến sình lầy nhơnhớp, chúng ta khởi nghĩ: Cõi Ta-bà
thật là bẩn thỉu nhơnhớp đáng chán, cõi Cực Lạc toàn bảy báu trang nghiêm trong
sạch đáng ưa thích. Ta nhất định phát nguyện sanh vềCực Lạc đểkhỏi thấy sựnhơ
nhớp này nữa. Đó là hồi nhơnhớp hướng trong sạch.
Hoặc khi chúng ta gặp những nghịch cảnh bức bách khổ đau liền khởi nghĩ: Cõi
Ta-bà nhiều đau khổbất nhưý, ởCực Lạc hoàn toàn an vui mãn nguyện. Ta phải chán
cõi này, mong mỏi được vãng sanh vềcõi Cực Lạc mới toại nguyện. Đây là hồi đau
khổhướng Cực Lạc.
Hoặc khi ra chợhay xóm làng nghe những lời chửi bới nguyền rủa, chúng ta
khởi nghĩ: ỞTa-bà thường nghe những lời xấu ác, cõi Cực Lạc hằng nghe tiếng nhạc
trời, tiếng chim nói pháp… ta rất chán ngán cõi Ta-bà, nguyện sanh vềCực Lạc để
hằng ngày được nghe pháp. Đây là hồi phiền não hướng vềBồ-đề.
Hoặc trong tình huynh đệbằng hữu có xẩy ra việc phản trắc, chúng ta khởi
nghĩ: Ởcõi Ta-bà bạn bè không thật tốt khiến ta phiền não, cõi Cực Lạc toàn là người
lành bậc thượng đáng kính mến. Ta nhất định nguyện sanh vềbên ấy để được làm bạn
với những người toàn thiện. Đây là hồi bạn ác hướng bạn lành.
Hoặc vì sanh kếvất vảnhọc nhằn mà kiếm miếng ăn không đủ, tấm mặc chẳng
lành, chúng ta khởi nghĩ: ỞTa-bà làm khổnhọc mà không đủ ăn không có mặc, cõi
Cực Lạc muốn ăn có ăn muốn mặc có mặc, khỏi lo lắng mệt nhọc. Ta quyết định
nguyện sanh vềCực Lạc để được ăn no mặc ấm mà không nhọc nhằn. Đây là hồi đói
rách hướng no ấm…
Tóm lại, mọi trường hợp mọi hoàn cảnh vừa xảy đến với chúng ta, chúng ta
khéo lợi dụng đểhồi hướng vềCực Lạc, khiến tâm chán Ta-bà càng ngày càng mãnh
liệt, lòng ưa Cực Lạc càng lúc càng tăng trưởng. Đó là chúng ta khéo tận dụng cánh
cửa phương tiện ưa chán tiến vào ngôi nhà Tịnh Độ.
Thếnào là cứu kính của pháp Trì danh niệm Phật?
Cũng kinh A-di-đà dưới phần giới thiệu cõi Cực Lạc, đức Phật Thích-ca nói:
“Nếu có người thiện nam thiệïn nữnghe nói vềPhật A-di-đà, chuyên trì danh
hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất
tâm không loạn, người ấy khi chết được Phật A-di-đà và Thánh chúng hiện ởtrước.
Người này khi chết tâm không điên đảo liền được vãng sanh vềcõi Cực Lạc của Phật
A-di-đà.”
Người muốn vãng sanh vềcõi Cực Lạc phải giữniệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, hoặc một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm không loạn, nhất định được vãng sanh
vềcõi Cực Lạc. Bởi vì hành giả đã chán ngán cõi Ta-bà lắm rồi, một lòng hâm mộcõi
Cực Lạc, nên dùng sáu chữNam-mô-a-di-đà Phật làm công phu tu trì hằng ngày. Dùng
sáu chữnày làm sợi dây xiềng niệt cổcon khỉý thức của mình, bắt buộc nó phải nằm
im một chỗ. Tức là đi đứng ngồi nằm làm việc hay nghỉngơi đều niệm danh hiệu Phật,
hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng tùy hoàn cảnh. Kiên trì nắm giữdanh hiệu Phật
không lơi lỏng, lâu ngày ý thức sẽkiệt quệtừtừ, cho đến một ngày nào đó sẽlặng mất.
Đó là niệm Phật được nhất tâm. Niệm Phật nhất tâm thì ý nghiệp được lắng sạch, thân
nghiệp khẩu nghiệp cũng theo đó sạch luôn. Tức ứng hợp với câu “tam nghiệp hằng
thanh tịnh đồng Phật vãng Tây Phương”. Ba nghiệp sạch hết, còn động lực nào lôi kéo
chúng ta đi vào đường luân hồi?
Song chúng ta cần giản trạch nhất niệm và nhất tâm. Niệm Phật chỉcòn nhất
niệm, được vãng sanh Tịnh độlà sự. Niệm Phật đến nhất tâm, thấy Tựtánh Di-đà duy
tâm Tịnh độlà lý.
Chỉchuyên trì sáu chữDi-đà không có niệm nào khác chen vào, mượn một
niệm dẹp tất cảniệm. Duy giữmột niệm niệm Phật, đi đứng ngồi nằm liên tục không
gián đoạn, đến đây là nhất niệm. Nương niệm này cầu vãng sanh vềcõi Phật Di-đà
chắc chắn sẽmãn nguyện, là sựniệm Phật.
Dùng lục tựDi-đà làm diệu dược trịmọi chứng bệnh loạn tưởng, khi bệnh lành
thuốc cũng bỏ. Tức là niệm Phật đến chỗvô niệm, chỉcòn nhất tâm chân như, là nhất
tâm. Niệm Phật đến vô niệm, thì thấy tựtánh là Di-đà, bản tâm là Tịnh độ, hiện bày
trước mắt. Tựtánh của mình xưa nay hằng giác, nên nói “Vô lượng quang”. Tựtánh
chưa từng sanh diệt, thoát ngoài vòng thời gian, nên nói “Vô lượng thọ”. Bản tâm
mình xưa nay hằng thanh tịnh do vọng tưởng dấy động nên bịnhiễm ô, theo nghiệp
dẫn đi trong lục đạo, vọng tưởng lắng sạch chỉcòn một tâm thanh tịnh là tịnh độ, nên
nói “TÂM TỊNH THÌ ĐỘTỊNH”. Đây là lý niệm Phật, đúng với tinh thần Đại thừa
Phật giáo, cùng các pháp tu khác đồng gặp nhau.
Song buổi đầu, người niệm Phật cần đầy đủniềm tin vào lời giới thiệu của đức
Thích-ca, trông cậy hẳn vào cõi Cực Lạc của đức Phật A-di-đà, gá tâm nơi đó đểgầy
dựng, lòng ưa chán. Không cần lý luận cõi Cực Lạc có hay không, chỉtin quyết rằng
đức Phật Thích-ca không dối gạt ta, y theo lời Ngài dạy tu hành chắc chắn sẽ được lợi
ích lớn. Đủlòng tin rồi, chuyên tâm trì niệm ngày đêm không lơi lỏng, chẳng kểngày
giờnăm tháng, chỉkhi nào được nhất tâm mới thôi. Đồng thời đối duyên xúc cảnh
khéo phát nguyện hồi hướng vềCực Lạc, hành giả đầy đủlòng tin (tín), chuyên tâm trì
niệm (hạnh), thường xuyên phát nguyện hồi hướng (nguyện) là đầy đủ điều kiện tu trì
pháp môn Trì danh niệm Phật.
Tuy nhiên, nhìn pháp môn tu nào, chúng ta phải nhìn thẳng cứu kính, đừng mắc
kẹt ởphương tiện. Vì phương tiện là tùy cơ, căn cơchúng sanh có cao thấp sai biệt,
đức Phật vì lợi ích khắp quần sanh, nên lập cửa phương tiện có nhiều sai biệt. Chúng ta
đừng chấp vào trình độmình đểphê bình kẻkhác, cũng đừng vin khảnăng kẻkhác trở
lại khinh rẻmình. Phải biết căn cơtrình độmình, chọn lấy pháp tu thích hợp với mình,
là người khôn ngoan nhất.
Phương pháp tu thiền
Tu Thiền là lối tu hướng thẳng vào nội tâm, dẹp sạch vọng tưởng suy tính của
mình. Muốn dẹp sạch vọng tưởng cũng có chia phương tiện và cứu kính.
Phương tiện của Thiền là “dùng trí tuệdẹp tình cảm”. Tức là nhìn thẳng vào sự
vật quan sát phân tích đểthấy sựtạm bợgiảdối của chúng, khiến lòng lạnh nhạt không
còn phiền rộn say mê. Do đó, hành giảdụng công tu tập tâm để được an định.
Thiền có nhiều pháp khác nhau, có thiền ngoại đạo, thiền Phật giáo. Trong thiền
Phật giáo đại loại chia làm hai: Thiền đối trịvà Thiền tuyệt đối.
Thiền đối trị:
Tùy theo sự đắm nhiễm của chúng sanh, Phật dạy phương pháp đối trị, nhưtheo
bệnh cho thuốc. Nếu hành giảcó bệnh gì nặng, vịThiện tri thức phải biết rõ đểchỉdạy
pháp tu đối trị đúng bệnh. Song phải khéo ứng dụng phương tiện của Thiền, sựtu hành
mới mong đạt kết quảnhưnguyện.
Phương tiện của Thiền đối trịlà, nhìn thẳng trên hình tướng sựvật thấy rõ nó
sanh diệt vô thường và biết thật do nhân duyên hòa hợp mà có. Dùng trí tuệquán sát
vạn vật vô thường, duyên hợp, không có cái gì lâu bền và nguyên thể. Lòng đắm
nhiễm nhân đó từtừlắng dịu. Tiếp sau, chúng ta mới ứng dụng lối tu đối trị.
Pháp tu đối trịcó nhiều môn, hành giảnặng vềbệnh gì thì dùng môn đó đối trị.
Nhưngười nhiều vọng tưởng dùng “Sổtức quán” đối trị, người nặng sắc dục dùng
“Bất tịnh quán” đối trị, người thường nóng giận dùng “Từbi quán” đối trị, người quá
ngu si dùng “Giới phân biệt quán” đối trịv.v… Trong những phương pháp đối trị đều
dùng đềmục đểtham cứu quán sát lâu ngày thuần thục tâm an định. Ở đây chỉ đơn cử
một pháp phổthông nhất là “Sổtức quán”.
Nếu người nhiều vọng tưởng nên tu pháp thiền “sổtức”. Sổtức là đếm hơi thở.
Đây là pháp tu thông dụng nhất trong giới tu thiền. Vì vọng tưởng là bệnh chung của
tất cảchúng sanh, muốn ngăn chận nó trước phải nhờphương pháp đếm hơi thở. Hơn
nữa, người mới tập tu thiền trước phải điều hòa hơi thở, hơi thởlà mạch sống thiết yếu
nhất của con người. Điều hòa được hơi thởlà bước thành công đầu của sức khỏe và an
tâm. Thân khỏe mạnh tâm an ổn, hành giảmới nỗlực tiến thẳng vào pháp môn thâm
diệu được.
Pháp sổtức là tên pháp đầu của “Lục diệu pháp môn”. Trong sáu pháp môn
nhiệm mầu này, đầu tiên là Sổtức (đếm hơi thở), kếTùy tức (theo hơi thở), Chỉ(dừng
lại một chỗ), Quán (quán sát), Hoàn (xem xét trởlại), Tịnh (lóng lặng trong sạch).
Hành giả ứng dụng pháp thiền “đếm hơi thở” phải tu từthô đến tế, đầy đủsáu pháp
mới được viên mãn. Sáu pháp này có công hiệu dừng lặng mọi vọng tưởng một cách
thần diệu, nên gọi là Lục Diệu Pháp Môn. Ở đây chỉgiải thích đơn giản sáu pháp như
sau:
– Sổtức. Hành giảsau khi ngồi ngay thẳng đúng pháp và sửdụng lối nhập thiền
đầy đủ, liền ứng dụng pháp đếm hơi thở đểtrụtâm. Hành giảhít hơi vô cùng, thởra
sạch, đếm một. Hít vô cùng thởra sạch đếm hai. Mãi thế, đến mười bỏ, đếm trởlại
một. Nếu giữa chừng tâm tán loạn quên sốphải đếm lại một. Phải chú tâm vào sốvà
hơi thởmột cách tinh tế, tâm vừa xao lãng liền chỉnh lại ngay. Nếu tâm xao xuyến khó
kềm, nên dùng cách đếm nhặt hơn. Hít hơi vô đến cùng đếm một, thởra sạch đếm hai.
Đếm đến mười bỏ, trởlại một, nhưcách đếm ởtrên. Đến khi nào ngồi nửa giờ, một
giờmà đếm không lộn, không quên hơi thở, là tâm đã tạm yên. Liền tiến lên pháp
khác:
– Tùy tức. Hành giảbỏkhông đếm sốnữa, chỉchú tâm theo hơi thở. Hơi thở
vào đến đâu biết đến đó, hơi thởra cũng biết rành rõ. Hơi thởdài, ngắn, lạnh, nóng đều
biết rõ mồn một. Theo dõi hơi thở, nhưngười chủnợtheo dõi con nợvậy. Khi ngồi
thời gian bao lâu, tâm cũng chỉduyên theo hơi thởkhông xao lãng, tức là tâm an định.
Cần chuyển lên pháp kế:
– Chỉ. Hành giảkhông theo hơi thởvô ra nữa, tâm dừng trụtại mũi đểxem hơi
thởra vào. Tâm an trụmột chỗkhông xao động, hằng thấy hơi thởra vào không lửng
quên. Suốt thời gian ngồi, tâm vẫn an trụ, không loạn động, nên tiến lên pháp tếhơn:
– Quán. Hành giảkhông an trụyên lặng, khởi quán sát hơi thở. Hơi thởvô rồi ra
không dừng trụ, tức là vô thường. Thân mạng nương hơi thởmà sống, nên cũng đồng
là vô thường. Hơi thởra vào thời gian thật ngắn ngủi, thân mạng tựa vào hơi thởcũng
chợt có chợt không. Hơi thởvào không có chỗnơi, hơi thởra không xứsở. Chỗnơi xứ
sởkhông thì, hơi thởlàm gì thật có. Thân mạng nương hơi thởmà còn, thật quá tạm bợ
giảdối. Quán sát nhưthếthì tâm chấp thật ngã tan biến. Đã không còn chấp thân là
thật là lâu dài, cần phải sang pháp khác:
– Hoàn. Hành giảchiếu soi lại tâm hay quán sát trước, xem nó ra sao và ở đâu?
Soi tới soi lui vẫn không thấy hình bóng nó. Hằng chiếu soi lại tâm năng quán, tâm này
tựlặng lẽ, tức là an định. Đến đây phải tiến nấc chót:
– Tịnh. Hành giảbuông cảchiếu lại tâm năng quán, chỉcòn một tâm thanh tịnh
tỉnh sáng. Không loạn tưởng, chẳng hôn trầm, thuần một tâm lặng lẽtỉnh sáng. Hằng
sống với cái tỉnh sáng này, tức là chỗcứu kính của Lục Diệu Pháp Môn. Đến đây dòng
ý thức sanh diệt đã tan biến, những vọng nghiệp do ý thức gây tạo cũng trong sạch,
còn gì phiền rộn lôi cuốn hành giả đi vào đường luân hồi.
Hành giảkhéo ứng dụng đúng mức Lục Diệu Pháp Môn là đầy đủdiệu dụng
thoát khỏi luân hồi sanh tử. Song lúc tu hành ắt còn gặp nhiều khó khăn trởngại và
những tướng trạng lạphát hiện, hành giảcần được thầy có thực nghiệm hướng dẫn,
mới hy vọng tu tiến dễdàng.
Thiền tuyệt đối:
Pháp Thiền này do Phật Thích-ca ởtrong hội Linh Sơn đưa cành hoa lên, Tổ
Ca-diếp cười chúm chím rồi được truyền tâm ấn. Truyền thừa mãi đến vịTổthứhai
mươi tám là Bồ-đề-đạt-ma, Ngài sang Trung Quốc truyền cho TổHuệKhả, lan dần
sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và tiếp tục đến hiện nay. Đến Trung Quốc, Tổ
Đạt-ma dõng dạc tuyên bốpháp này là:
“GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN, TRỰC CHỈNHÂN TÂM, KIẾN TÁNH
THÀNH PHẬT.” (Truyền ngoài giáo lý, chỉthẳng tâm người, thấy tánh thành Phật.)
Qua câu tuyên bốcủa Ngài, chúng ta thấy rõ tánh cách tuyệt đối của nó.
Thiền này tạm nói có hai lối tu: hoặc từKHÔNG vào CÓ, hoặc từCÓ ra
KHÔNG. Từkhông vào có là, trước biết rõ tất cảpháp giảdối không thật, sau nhận ra
chân tâm chân thật là thực thểtuyệt đối bất sanh bất diệt, hằng sống với nó là đạt đạo.
Từcó ra không là, trước nhận ra ông chủchân tâm, sau nhìn ra các pháp đều hưgiả
tạm bợ, thường sống với ông chủcủa mình là thấy tánh thành Phật.
– Từkhông vào có.
Hành giảdùng trí tuệBát-nhã soi thấy sựvật do duyên hợp mà có, tựtánh là
không, không có thật tánh, chỉcó giảtướng duyên hợp. Nhìn trên giảtướng thấy rõ tự
tánh của nó là không, tánh không nên duyên hợp giảcó. Duyên hợp tạm gọi là sanh,
duyên tan tạm gọi là diệt. Sanh diệt không có thực thể, chỉlà việc duyên hợp duyên
tan. Sanh không thật, diệt không thật thì khắp nhân gian còn vật nào thật đâu? Hằng
dùng trí tuệchiếu soi nhưthế, thấy tất cảsựvật quảlà cái bóng hòn bọt, tựthểlà
không. Thếnên, cửa thiền người đời gọi là cửa KHÔNG.
Nương cửa Bát-nhã tiến vào trong nhà thấy được ông chủlà thành công. Tức là
từcái giảnhận ra lẽthật, dứt sạch vô minh ngàn đời, sống với trí tuệviên mãn là giác
ngộgiải thoát. Lầm lẫn những giảtướng cho là thật, bỏquên cái thật muôn đời là vô
minh. Giảtướng thì sanh diệt, thực thểchẳng hềsanh diệt, nên nhận ra và sống được
với thực thể, là giải thoát luân hồi sanh tử. Đây là “chỉthẳng tâm người, thấy tánh
thành Phật”. Tánh là chỉthực thểsẵn có nơi mọi chúng sanh, không do tạo tác thành
không do tu tập được. Người khéo biết mọi cái giảrồi, tựnhận ra thực thểnày, hằng
sống với nó là “thấy tánh thành Phật” hiển bày rành rõ nơi đây vậy.
Song nói pháp này mà khôngcó pháp, vì nó không còn đối đãi đối trị, nên nói
“pháp vốn không pháp” (pháp bản vô pháp). Không còn khuôn trong hình thức nào.
Nên không có cách “nhập, trụ, xuất”, nhưcác pháp thiền khác. Đọc hết các tập sách
nói vềthiền này, chúng ta không tìm đâu thấy một phương thức tu tập thứtự. Vì thế,
đừng đòi hỏi một phương thức tu tập, hành giảcần tận dụng chiếc gươm Bát-nhã dọn
sạch khu rừng kiến chấp thì Bảo sởhiện bày. Băn khoăn tìm kiếm phương pháp tu tập,
chúng ta sẽhoàn toàn thất vọng. Hãy nghe câu hỏi của TổHuệKhảcầu xin nơi Tổ
Đạt-ma:
– Tâm con chẳng an, xin Hòa thượng dạy con phương pháp an tâm?
– Đem tâm ra, ta an cho.
– Con tìm tâm không được.
– Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
TổHuệKhảlãnh hội yếu chỉ.
Đọc đoạn sửnày, chúng ta hoàn toàn vô vọng, tìm đâu ra “pháp an tâm”. Lời
cầu xin tha thiết của TổHuệKhả, đáp lại bằng câu nửa hưnửa thực của Tổ Đạt-ma,
khiến chúng ta bối rối khó hiểu. Song ngay lúc đó, TổHuệKhảlãnh hội được. Thật là
việc lạ đời ít có.
Trong lúc tọa thiền bịvọng tưởng dấy khởi nhiễu loạn khiến tâm bất an. Băn
khoăn tìm kiếm một phương pháp an tâm là một điều tối cần yếu. Cho nên nghe ở đâu
có bậc thiện tri thức tu thiền, liền khăn gói lên đường đến cầu pháp an tâm. Nếu học
được pháp này hay pháp nọ đểan tâm, rốt cuộc cũng chỉlà lấy nóng trừlạnh, dùng
sáng đuổi tối mà thôi. Tất cảthứ đối đãi ấy đều là tướng giảdối không thật. Tổ Đạt-ma
không dạy theo lối ấy, chỉbảo “đem tâm ra, ta ancho”. Nhìn thẳng lại cái tâm nhiễu
động lăng xăng kia, nó biến mất không còn tăm dạng. TổHuệKhả đành thưa “con tìm
tâm không được”. Tổ Đạt-ma chỉcần nói thêm một câu “ta đã an tâm cho ngươi rồi”.
TổHuệKhảliền thấy lối đi.
Từthuởnào, chúng ta cứtin rằng cái tâm suy nghĩlăng xăng là thật có, hôm
nay tìm lại không thấy bóng dáng, mới biết nó là không. Biết nó không thì nó đâu còn
khảnăng lôi cuốn quấy nhiễu chúng ta nữa. Chúng dấy lên, ta không theo, tâm chẳng
an là gì? Sởdĩtâm ta chẳng an, vì vọng vừa dấy lên ta tùy thuận theo chúng, nghĩviệc
này chưa xong, tiếp đến việc khác, chạy mãi không dừng. Nay đây, chúng vừa dấy lên,
ta biết là không, không theo, tựnó lặng mất, quảlà “Diệu thuật an tâm”. Không nương
một pháp, chẳng mượn một tướng, nhìn thẳng mặt vọng tưởng tựnó biến tan nhưmây
khói, đây là trực chỉkhông nương phương tiện. Ai khờgì đuổi theo cái hưgiả, cũng
không khờgì cốtình trừdiệt, chỉcần biết nó hư ảo không theo là đủ. Yếu chỉan tâm
của Tổ Đạt-ma là ởchỗ đó.
Có vịTăng hỏi Thiền sưTông Mật (Khuê Phong): Thếnào là tu? Sư đáp: “Biết
vọng tức là tu.” Thật là đơn giản mà quá đầy đủ. Biết vọng không theo, tâm tựyên
lặng, là diệu thuật của môn thiền này. Tuy nói tu màkhông tu, vì có trừcó dẹp, có bồi
bổgì đâu? Chẳng qua dùng trí tuệsoi thấu cái giảdối, tâm tựlặng lẽtạm gọi là tu.
Pháp tu không tu này, mởmàn bằng trí tuệ, chung cuộc sống với tâm thểnhất
như. Thiền sưDuy Tín đời Tống nói: “Trước ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi
sông. Sau gặp thiện hữu tri thức chỉdạy, tôi thấy núi sông không phải núi sông. Nay
được chỗdứt sạch, thấy núi sông là núi sông.”
Trước ba mươi năm là lúc Sưchưa biết tu thiền, cái nhìn của Sưcũng nhưtất cả
cái nhìn của phàm phu khác: Thấy núi là thật núi, thấy sông là thật sông, thấy người là
thật người… Sau khi được thiện hữu tri thức chỉdạy, Sưnhìn núi sông không còn thật
núi sông nữa, mà là hợp thểgiảdối do các duyên chung hợp, tựtánh rỗng không. Sư
mởmắt trí tuệnhìn mọi vật, mãi đến nay mọi nhiễm ô dính mắc đều dứt sạch, chỉhiện
bày lồlộmột tâm thểthanh tịnh nhất như. Đến đây, Sưnhìn núi sông là núi sông, vì đã
dứt sạch mọi kiến chấp, mọi phân biệt. Quảlà kẻ đi đến đích của quãng đường chim
vậy.
Chúng ta sẽthấy lối tu này cụthểhơn, qua lời thầy Tri viên hỏi Thiền Sư
Duyên Quán:
– Khi giặc nhà khó giữthì thếnào?
– Biết được chẳng phải oan gia.
– Sau khi biết được thì sao?
– Biếm đến nước vô sanh.
– Nước vô sanh đâu không phải chỗy an thân lập mạng?
– Nước chết không chứa được rồng.
– Thếnào là nước sống chứa rồng?
– Dậy mòi chẳng thành sóng.
– Bỗng khi đầm nghiêng núi đổthì thếnào?
Sưbước xuống giường thiền, nắm đứng thầy Tri viên bảo:
– Chớnói ướt góc ca-sa của lão Tăng.
Giặc nhà khó giữlà vọng tưởng do sáu chú giặc (lục tặc) dẫn vào. Biết vọng
tưởng là giảdối, nó không hại ta được, trái lại ta đã điều phục chúng. Sau khi biết nó,
tựnó dừng lặng, càng lâu càng lặng là an trụchỗvô sanh. Nhưng đừng thấy đây là cứu
kính, mà phải chết chìm trong ấy, cần phải phấn phát tỉnh giác, hằng tỉnh sáng đầy đủ
diệu dụng mà không động, mới thật nước sống chứa rồng. Đến đây dù trời nghiêng đất
sụp cũng không lay động tâm thiền giả, đó là “không ướt góc ca-sa của lão Tăng”.
Thành quảcủa lối tu này, không phải được thần thông mầu nhiệm, biến hóa tự
tại, mà quí ởchỗtám gió (bát phong) thổi chẳng động. Tám gió là:
Lợi – Được tài lợi tâm không xao xuyến.
Suy – Gặp suy hao lòng vẫn thản nhiên.
Hủy – Bịhủy nhục lòng không bực tức.
Dự- Được công kênh tâm vẫn nhưkhông.
Xưng -Được ngợi khen tâm vẫn bình thản.
Cơ- Bịchê bai lòng không biến đổi.
Khổ- Gặp đau khổlòng vẫn an nhiên.
Lạc – Được việc vui tâm không xao động.
Cho đến, dù đối đầu với hoàn cảnh nào, gặp việc khó khăn gì, tâm vẫn nhưnhư
bất động, đây là thành công viên mãn của người tu thiền.
– Từcó ra không
Do nhận được chân tánh nơi mình, nhìn ra vạn vật đều là tướng giảdối do nhân
duyên hòa hợp. Chân tánh là thật tướng mà không tướng, rời cảnhân duyên và tự
nhiên, giác không tăng mê cũng chẳng giảm, còn nói gì là thường hay vô thường. Linh
minh tỉnh sáng, hằng có mặt nơi mọi chúng sanh, mà chúng sanh tựbỏquên, chúng
sanh nhận được, gọi là Phật. Chúng ta hãy nghe Thiền sư Đại An hỏi TổBá Trượng:
– Con muốn cầu biết Phật, thếnào là phải?
– Thật là người cỡi trâu tìm trâu.
– Sau khi biết thếthì thếnào?
– Nhưngười cỡi trâu về đến nhà.
– Chẳng biết trước sau gìn giữthếnào?
– Nhưngười chăn trâu cầm roi dòm chừng, không cho nó ăn lúa mạcủa người.
Sưlãnh hội ý chỉ.
Chúng ta đã có Phật mà không dám tựnhận, mãi chạy đi thưa hỏi, nhưngười
cỡi trâu tìm trâu. Nhận được chân tánh nơi mình, không còn băn khoăn tìm kiếm, như
người cỡi trâu về đến nhà. Biết được chưa phải xong việc, cần bền chí chăm nom bảo
vệcho nó thuần phục, nhưchú mục đồng cầm roi chăn trâu. Đây là yếu chỉtu hành của
người trước nhận ra ông chủ.
Sau này, Thiền sư Đại An dạy chúng:
Cảthảy các ngươi đến Đại An này tìm cầu cái gì? Nếu muốn làm Phật, các
ngươi tựlà Phật. Sao lại gánh Phật sang nhà bên cạnh tìm, luống tựnhọc nhằn. Ví như
con nai khát nước mà chạy theo ánh nắng, biết bao giờ được khếhợp.
Cảthảy các ngươi mỗi người có hòn ngọc quí vô giá, từcửa con mắt phóng
quang soi sáng núi sông cây cỏ, từcửa lỗtai phóng quang nhận lãnh phân biệt tất cả
âm thanh lành dữ, sáu cửa ngày đêm hằng phóng quang sáng, cũng gọi là phóng quang
tam-muội. Các ngươi tựchẳng biết, lại nhận bóng thân tứ đại. Nó là vật do trong ngoài
giúp đỡkhông dám chinh nghiêng, nhưngười gánh nặng đi qua cây cầu khỉ, dè dặt sợ
sảy chân…
Qua hai đoạn dạy chúng của Thiền sư Đại An, chúng ta thấy Phật tánh đã sẵn
nơi mình, khéo nhận là được, đừng chạy tìm cầu bên ngoài, càng tìm càng nhọc nhằn
vô ích. Phật tánh hiển lộ đầy đủnơi sáu căn chúng ta, cần nhìn lại là thấy. Khổnỗi,
chúng ta không khi nào dám nhận nó, mà hằng nhận thân tứ đại này là mình. Thân tứ
đại do duyên trong, ngoài giúp đỡ, thiếu duyên là nó hoại liền, nhưngười gánh nặng đi
qua cây độc mộc kiều, hớchân là té nhào. Quên cái chân thật, nhận cái giảdối thì phút
giây nào cũng lo âu sợsệt, ngại cơn vô thường bất chợt đến với nó. Nhận được cái
chân thật bất biến, mọi sợsệt lo âu đều tan mất, thì còn cái gì hại được chân tánh này,
quảlà NIếT-BÀN HIệN TạI TRầN GIAN.
Có vịTăng hỏi Thiền sưThạch Cựu:
– Thếnào là hạt châu trong tay Địa Tạng?
– Trong tay ông lại có chăng?
– Con chẳng hội.
– Chớdối đại chúng.
Sưnói tụng :
Bất thức tựgia bảo
Tùy tha nhận ngoại trần
Nhật trung đào ảnh chất
Cảnh lý thất đầu nhân.
Dịch:
Báu nhà mình chẳng biết
Theo người nhận ngoại trần
Giữa trưa chạy trốn bóng
Kẻsoi gương mất đầu.
Chúng sanh một bềchạy theo ngoại cảnh quên bẵng bản tâm. Chỉcầu hỏi hạt
châu trong tay Bồ-tát Địa Tạng, quên lửng trong tay mình sẵn có hạt châu. Hạt châu ấy
theo dõi chúng ta nhưbóng theo hình, mặc dù ta lăn lộn sáu đường, lang thang trong
tam giới, hạt châu hằng có mặt trong túi áo chúng ta. Chúng ta si mê bỏquên nó, như
chàng Diễn-nhã xem gương thấy bóng đầu mặt hiện trong gương, úp gương lại bóng
đầu mặt mất đi, hoảng la lên “tôi mất đầu”. Chàng ta phát cuồng ôm đầu chạy la “tôi
mất đầu”. Tất cảchúng ta cũng thế, hằng ngày cứchạy theo vọng tưởng suy tính, có nó
là có mình, một khi vọng tưởng lặng xuống, hoảng la “mất mình”. Vọng tưởng là cái
chợt sanh chợt diệt, không cội gốc nơi chốn, mà chấp là thật mình. Khi vọng tưởng
lặng xuống, mọi công dụng thấy nghe hiểu biết vẫn nguyên vẹn, mà nói “mất mình”.
Thửhỏi ai là kẻbiết mất mình?
Khéo nhận ra ông chủmới khỏi bịkhách trần lừa gạt. Thiền sưPháp Diễn nói:
“Ta có một vật chẳng thuộc phàm chẳng thuộc thánh, chẳng thuộc tà chẳng
thuộc chánh, muôn việc khi đến tựnhiên hiệu lệnh.”
Ông chủcủa chính mình là thực thểtuyệt đối, không còn thấy có hai bên phàm
thánh chánh tà đối đãi. Tuy không có niệm phân biệt đối đãi, song xúc duyên chạm
cảnh liễu tri rành rõ. Ông chủnày chưa từng sanh chưa từng diệt, nên gọi là pháp thân
bất diệt. Bởi không sanh diệt, nên chân thật thường hằng, mà không có tướng trạng,
thường ví nhưhưkhông. TừPháp thân nhìnra thân tâm vạn vật đều thấy tạm bợgiả
dối, không có bằng mảy tơsợi tóc nào chân thật, nên nói: nhưbọt, bóng, sương mù,
điện chớp… Đi đứng nằm ngồi đều sống với ông chủnày là tu thiền Vô sanh.
Thiền sưSưNhan ngồi một mình trên tảng đá, thỉnh thoảng gọi: “Ông chủ
nhân!” Tự đáp: “Dạ!” Bảo: “Phải tỉnh tỉnh đừng đểngười lừa!”
Tựgọi tự đáp dường nhưviệc đùa cợt chơi. Chính là lối tu tựnhắc mình không
quên ông chủ. Đừng đểngoại cảnh đánh lừa, hằng tỉnh sáng với ông chủngàn đời của
mình. Quảlà pháp tắc muôn đời cho những người biết sống trởlại mình. Biết trởlại
mình là vềquê hương, là đến Bảo sở, là Cùng tử được cha trao sựnghiệp, là Niết-bàn,
là giác ngộ, là giải thoát… Trăm ngàn danh từkhác nhau đều chỉmột việc “trởvềvới
mình”. Đúng với câu “thiên thượng thiên hạduy ngã độc tôn”. Bởi vì trởvề được với
mình, là muôn việc bên ngoài đều theo đó giải quyết xong.
Pháp thiền này có đặt thời khóa tu tập cố định không?
Thiền này không đặt nặng thời khóa (chỉtùy hoàn cảnh thuận tiện), mà chú
trọng tâm niệm. Trong tất cảthời, mọi hoạt động đi đứng ngồi nằm, làm việc nghỉ
ngơi, cần thấy rõ từng tâm niệm của mình, đểkhông theo, hoặc hằng sống với ông chủ,
không bịngoại duyên lôi cuốn. Những phút giây nào quên lửng tâm niệm mình, coi
nhưphạm tội buông lung đáng trách. Cho nên nói “đi đứng, nói nín, hái củi, lặt rau,
thổi lửa, nấu cơm đều là thiền”. Người tu thiền này, mới nhìn dường nhưhọthong thả
lơi lỏng, thật ra họmiên mật từng tâm niệm. Thiền này là cội gốc thành Phật tác Tổ.
Một hôm, Vương Thường Thịvào thăm Thiền viện của TổLâm Tế, đến nhà
Đông sang nhà Tây, thấy chúng đông đảo, ông hỏi TổLâm Tế:
– Chúng đông đảo thếnày, có dạy tụng kinh, tọa thiền chăng?
– Không.
– Dạy họlàm gì?
– Dạy họlàm Phật làm Tổ.
Đấy là pháp tu tinh tếvi mật trong tâm niệm, không thuộc hình thức bên ngoài.
TổLâm Tếcũng nói: “Kẻngu cười ta, người trí biết ta.” Kẻphàm ngu khó hiểu nổi lối
tu này, bậc trí giảkhảdĩthông suốt. Lối tu này không có cấp bậc phương tiện, chỉmột
bềsống với lý tánh chân thật. Lý tánh không có tướng mạo, nên người tu khó nhận,
khó thấy sựtiến bộcủa mình. Do đó, đòi hỏi người tu phải lập chí sắt đá, mới mong có
ngày thành công.
Tuy nhiên, cũng có những người học lóm pháp thiền này, ngoài miệng nói bô
bô, mà trong tâm không khi nào biết thúc liễm, chỉmượn lời Phật Tổnói, đểche lỗi
của mình. Bọn này là kẻtrộm trong Phật pháp mắc tội không nhỏ.
– Biện minh.
Đọc phần Thiền tuyệt đối ởtrên, đa số độc giảsanh nghi:
– Đạo Phật chủtrương Vô ngã, ở đây bảo trởvề“Ông chủcủa mình” là có ngã,
tức trái hẳn giáo lý?
– Trong kinh Phật hằng quởchấp Thường chấp Đoạn của ngoại đạo, ở đây nói
“Ông chủthường hằng không biến đổi” đâu không đồng chấp Thường của ngoại đạo?
Chúng tôi theo thứtựgiải quyết hai nghi vấn này:
– Đạo Phật chủtrương vô ngã, là vô ngã ngay nơi thân ngũuẩn này. Bởi vì Bà-la-môn căn cứvào thọtưởng hành thức chấp làm ngã, Phật biết rõ nó là tướng vô
thường sanh diệt nên nói vô ngã. Phật chia nó làm bốn thứ, đặt câu hỏi: Nếu chấp thọ
làm ngã thì tưởng hành thức là cái gì? Ngược lại, các thứkia cũng thế. Nhằm trên năm
uẩn chấp làm ngã, thật sai lầm đáo để. Năm thứnày là tướng duyên hợp, vô thường
sanh diệt, chấp nó là “ta” làm sao khỏi luân hồi sanh tử. Vì thế, kẻchấp năm uẩn làm
ngã, Phật bảo là vô minh, Ngài phản đối và nói là vô ngã.
Ông chủcủa thiền này nói, cũng ngay nơi thân năm uẩn này, song là thểchẳng
sanh chẳng diệt lặng ngầm trong ấy. Thểnày, khi thọtưởng hành thức lặng mất, nó
mới hiện bày đầy đủ. Nó chẳng rời thọtưởng hành thức, nhưng khi các thứnày hoạt
động, tìm nó không ra. Ông chủnày là thểtịch tĩnh giác tri chưa từng xao động biến
hoại. Chúng ta thửnghiệm xem, khi ngồi thiền hay ngồi một mình chỗvắng, thọtưởng
hành thức lặng mất không hoạt động, ta vẫn tỉnh sáng mắt tai… vẫn tri giác như
thường. Cái gì chịu trách nhiệm tri giác trong lúc này, nếu không phải tánh giác tịch
tĩnh thường còn bên trong. Thếnên, ở đây nói “ông chủ” vẫn không trái với chủ
trương vô ngã của đạo Phật. Có sống thật, chúng ta mới thấy rõ điều này, đừng mắc
kẹt trên văn tựcãi lẽsuông vô ích.
– Ngoại đạo chấp “thường” cũng căn cứtrên thân năm uẩn mà chấp. Thân năm
uẩn vốn là tướng sanh diệt vô thường, cái vô thường mà chấp là Thường, nên bịPhật
quởtrách. Ông chủ ở đây nói, là thực thểchưa từng động, chưa từng sanh diệt, không
có tướng mạo, vượt ngoài đối đãi hai bên, nói “thường hằng không biến đổi” là gượng
gạo mà nói thôi. Vì thực thểtuyệt đối, còn dùng ngôn ngữ đối đãi nào phô diễn nó
được. Có nhận thấy tánh giác này, chúng ta mới tin lẽ“thường hằng” của nó. Phàm cái
gì có tướng mạo, có sanh diệt đều vô thường, tánh giác thoát ngoài tướng mạo, sanh
diệt làm sao bắt nó vô thường. Nếu không có tánh giác này, cái gì chứng A-la-hán, cái
gì thành Phật, sau khi thọtưởng hành thức đều lặng mất? Vì lẽ đó, ở đây nói “Ông chủ
thường còn chẳng biến hoại”, không trái với lý vô thường của Phật nói, cũng không
thuộc chấp “thường” của ngoại đạo, mà là chủyếu của Phật giáo.
D
KẾT LUẬN
Những vấn đề đã trình bày qua, chúng tôi cốgắng cô đọng trong một khuôn khổ
rất nhỏhẹp, giống nhưviệc “lấy thúng úp voi”, khó tránh khỏi lỗi khó hiểu và thiếu
sót. Chúng tôi chỉmong độc giảnhận được then chốt của mỗi vấn đề, cần đi sâu vào
chi tiết, sẽnhờnhững quyển kinh sách khác, hoặc nhờsựdắt dẫn của Tăng, Ni hay
Thiện hữu. Ôn lại then chốt thiết yếu, có thểnói:
Phật là người đã giác ngộvà giải thoát sanh tử, đó là vịtrí căn bản của Ngài.
Chúng ta đừng xê dịch, đừng tô điểm, dừng ép buộc Ngài phải rời chỗcăn bản ấy.
Phật pháp là những lời giảng dạy chỉra lẽthật: Lẽthật trên hình tướng sựvật là
nhân quả, lẽthật trong sựcấu tạo kết hợp là duyên sanh, lẽthật thầm lặng trong bản
thểlà chân không hay Phật tánh.
Học Phật là tiến bước trên con đường giác ngộ, là nhận hiểu phán xét những lẽ
thật của Phật dạy, đem chỗnhận hiểu ứng dụng vào cuộc sống con người. Thực hiện
được những điều này, cần nhờcặp mắt trí tuệsáng suốt mới thành công.
Tu Phật là ứng dụng những lẽthật đã nhận xét được vào cuộc sống hằng ngày
của mình. Gỡsạch mọi phiền não kiến chấp đang trói buộc khắn chặt trong tâm tư
chúng ta, đem lại sựan lạc ngay trong hiện tại và miên viễn ởvịlai. Chẳng những thế,
tu Phật còn có nghĩa vượt ra ngoài vòng đối đãi sanh diệt, thoát khỏi mọi khuôn khổ
hạn cuộc, làm người tựdo tựtại.
Với những điểm chủyếu trên, chúng ta nhận thức chắc chắn sâu xa, là trong tay
đã có sẵn ngọn đuốc sáng, trên con đường vềquê ắt không đến nỗi lạc lầm. Giá trịcủa
Phật pháp là biết đểhành, không phải biết đểnói. Thực hành sâu chừng nào, càng thấy
giá trịPhật pháp cao chừng ấy. Biết đểnói, là người trình bày đủmọi thức ăn, mà bụng
vẫn đói; là nhân viên phát ngân trong ngân hàng cảngày đếm tiền, khi ra vềchỉhai tay
không. Chúng tôi ước mong độc giảcủa quyển sách này không đến nỗi nhưthế.
D
Nov 14, 2017 0
Oct 23, 2017 0
Oct 23, 2017 0
Sep 01, 2017 0
Mar 13, 2018 0
I- Tổng quan về khu du lịch Trúc Lâm Viên ở Đà Lạt: Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ...Apr 20, 2016 0
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ...Mar 25, 2016 0
Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa...Mar 21, 2015 0
Kính thưa cùng với Thầy! Vào thư con xin Thầy...Jan 13, 2015 0
Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu...Jan 13, 2015 0
Kính thưa chư vị đồng học, Hôm qua chúng tôi...