Cập nhật mới March 13th, 2018 8:06 AM
Jan 13, 2015 thegioiphatphap Giáo Pháp 0
Mọi người đều biết trong kinh Kim Cang, một bộ kinh Đại thừa rất quan trọng, thuộc văn hệ phái Bát Nhã, một bộ kinh rất quen thuộc với giới Phật giáo Việt Nam, xuất gia cũng như tại gia. Phật dạy rằng, bố thí mà không vướng mắc vào tướng, thì bố thí đó đem lại cho người bố thí công đức không lường. Mà tướng ở đây Phật giải thích là sắc, thanh hương vị xúc pháp, tức là sáu trần. Vì sao như vậy? Vì khi tâm chúng ta vướng mắc vào sáu trần thì lập tức bị sáu trần hạn chế và làm ô nhiễm, công việc bố thí của chúng ta sẽ không còn thanh tịnh nữa, và hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế. Bố thí với tâm vô lượng, thì công đức của bố thí đó cũng là vô lượng.
Trong nhiều kinh luận, hiệu quả của bố thí cũng được nói đến, cụ thể hơn và dễ hiểu hơn. Qua những kinh luận đó, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của “bố thí không trú tướng” trong kinh Kim Cang.
Kinh Ưu Bà Tắc giới, quyển năm viết: Có ba hình thức khi bố thí không đem lại nhiều công đức:
1. Ban đầu, phát tâm bố thí rất nhiều, sau lại giảm bớt đi.
2. Lựa chọn những cái gì xấu, hư hỏng để bố thí.
3. Bố thí rồi sanh lòng tiếc rẽ, hối hận.
Cũng kinh này, quyển năm phân biệt có 5 điều kiện hạn chế công đức của bố thí:
1. Sau khi bố thí, phát hiện thấy người được bố thí có vài lỗi và khuyết điểm.
2. Bố thí xong tự ca ngợi công đức bố thí của mình.
3. Lúc đầu nói không có gì mà cho, sau mới bố thí.
4. Bố thí xong, đòi hỏi người được bố thí thỏa mãn một số yêu cầu của mình.
5. Khi bố thí tâm không bình đẳng.
6. Bố thí xong nói lời bất nhã.
7. Bố thí xong, đòi trả ơn.
8. Bố thí xong, tâm sinh nghi ngờ.
Rất rõ ràng, bố thí theo kiểu như trên là bố thí với tâm hạn hẹp, tâm ô nhiễm, không phải là bố thí thanh tịnh.
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển 37 viết: Khi bố thí tài vật cần chú ý tám điều sau đây:
1. Bố thí phải đúng thời cơ.
2. Dùng loại tài vật mới, tinh khiết mà bố thí, không bố thí những tài vật dơ bẩn, hư hỏng.
3. Cầm tài vật với hai tay để biếu tặng, không được sai người đem cho.
4. Thường phát nguyện bố thí, không được có tâm ngạo mạn.
5. Bố thí để cứu độ chúng sanh, chứ không đòi được trả ơn.
6. Cầu cảnh giới Niết Bàn vô thượng mà bố thí, chứ không cầu phúc báo loài Trời và loài người.
7. Ưu tiên bố thí những bậc thật sự là ruộng phúc (như Tam bảo, cha mẹ, sư trưởng, v.v..) sau đó bố thí cho những đối tượng kém cõi hơn.
8. Hồi hướng công đức bố thí cho chúng sanh, không giữ công đức ấy riêng cho mình hưởng thọ”.
Du già Sư địa luận, cuốn 38 viết: “Bồ tát khi bố thí không tính đến quả báo, không vì lợi dưỡng và danh vọng thế gian, không vì để được trả ơn, không vì để được kính trọng và cúng dường, vị ấy không bố thí với tâm hạn hẹp, dù cho tài vật bố thí có ít, tâm của vị ấy vẫn rộng rãi. Huống hồ khi vị ấy có nhiều của cải đem bố thí, sao lại không phát đại tâm ư?”
Cũng sách Du già Sư địa luận cuốn 39 viết: “Có năm đặc trưng của hành động bố thí của người thiện:
1. Bố thí với niềm tin thanh tịnh
2. Bố thí với thái độ cung kính.
3. Bố thí với hai tay, và tự mình biếu.
4. Bố thí đúng thời.
5. Bố thí mà không gây phiền não cho người khác”.
Sưu tầm
Nov 14, 2017 0
Oct 23, 2017 0
Oct 23, 2017 0
Sep 01, 2017 0
Mar 13, 2018 0
I- Tổng quan về khu du lịch Trúc Lâm Viên ở Đà Lạt: Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ...Apr 20, 2016 0
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ...Mar 25, 2016 0
Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa...Mar 21, 2015 0
Kính thưa cùng với Thầy! Vào thư con xin Thầy...Jan 13, 2015 0
Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu...Jan 13, 2015 0
Kính thưa chư vị đồng học, Hôm qua chúng tôi...